Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 22)

(Tái bản lần 2)

Người dịch: Vũ Quốc Ngữ
Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB



Nguồn: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/wp-content/uploads/2014/04/FAIR-TRIAL-MANUAL-second-edition.pdf

Phần 2: Quyền con người trong phiên tòa

Chương 23 – Quyền được phiên dịch và biên dịch

Bất cứ ai bị cáo buộc tội hình sự đều có quyền có sự trợ giúp của một phiên dịch đủ năng lực, và không phải trả tiền, nếu như bị cáo không hiểu và không nói được ngôn ngữ sử dụng trong phiên tòa. Bị cáo cũng có quyền được đọc các tài liệu liên quan đã được biên dịch theo ngôn ngữ mà bị cáo hiểu.

23.1 Dịch và biên dịch

23.2 Quyền được sự trợ giúp của một phiên dịch có đủ năng lực

23.3 Quyền được đòi hỏi tài liệu biên dịch sang ngôn ngữ mà bị cáo hiểu

————-

23.1 Phiên dịch và biên dịch

Nếu bị cáo không hiểu, nói chuyện hoặc đọc các ngôn ngữ được sử dụng bởi tòa án, hoặc gặp khó khăn khi làm điều đó, việc giải thích bằng miệng một cách chính xác và rõ ràng và dịch các tài liệu là yêu cầu quan trọng đảm bảo sự công bằng của quá trình tố tụng. Hỗ trợ này là rất quan trọng cho việc thực hiện có hiệu quả các quyền trợ giúp của luật sư, đầy đủ cơ sở vật chất để chuẩn bị và trình bày bào chữa một cách bình đẳng trước pháp luật và tòa án và các nguyên tắc bình đẳng của các bên (xem Chương 8 và Chương 13 phần 2). Nếu không có sự hỗ trợ như vậy bị cáo có thể không có khả năng tiến hành đầy đủ và hiệu quả trong việc chuẩn bị bào chữa của họ và trong quá trình tố tụng. Bởi vì các tài liệu có thể chứa thông tin cần thiết cho việc chuẩn bị bào chữa và bị cáo có thể bị thẩm vấn về các nội dung của tài liệu, quyền dịch các tài liệu quan trọng là quan trọng để xét xử công bằng. (Xem Chương 22 phần 4 liên quan đến thông dịch viên và phiên dịch cho các nạn nhân và nhân chứng.)

Quyền trợ giúp được mở rộng tới các phương tiện cho người khuyết tật mà họ gặp khó khăn trong khả năng giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản hoặc đọc các tài liệu có liên quan.

Để thực hiện các quyền này đòi hỏi các cơ quan chức năng đảm bảo đủ số lượng thông dịch viên và dịch giả có trình độ.

23.2 Quyền được sự trợ giúp của một phiên dịch có đủ năng lực

Bất cứ ai bị cáo buộc về một tội hình sự có quyền được sự giúp đỡ của một thông dịch viên, miễn phí, nếu người đó không hiểu hay không nói được ngôn ngữ của toà.

Thất bại trong việc cung cấp thông dịch viên cho một bị cáo không nói và hiểu ngôn ngữ sử dụng tại tòa án là vi phạm quyền của bị cáo được xét xử công bằng.

Các quyền có thông dịch được áp dụng ở tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, kể cả trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát, kiểm tra sơ bộ chất vấn, và thách thức đối với tính hợp pháp của việc bị giam giữ cũng như trong quá trình bị giam giữ hoặc phạt tù. Xem Chương 2 phần 4, Chương 3 phần 3, Chương 5 phần 2, Chương 8 phần 3, Chương 9 phần 5, Chương 11 phần 2,3 Chương 23 và Chương 32 phần 2)

Quyền này cũng được áp dụng khi cần thiết, trong việc liên hệ giữa luật sư và bị cáo trong tất cả các giai đoạn của quá trình điều tra, trước khi xét xử và trong suốt quá trình tố tụng.

Quyền được nhận hỗ trợ miễn phí của một thông dịch viên dành cho cho tất cả những người không nói hoặc hiểu ngôn ngữ của các tòa án.

Là người bảo vệ sự công bằng của tố tụng hình sự, Toà án có trách nhiệm đảm bảo sự hỗ trợ của một thông dịch viên có năng lực cho những người cần nó. Bị cáo có quyền kháng cáo đối với quyết định không cung cấp một thông dịch viên.

Khi đưa ra quyết định về việc bổ nhiệm một thông dịch viên, tòa án không những phải xem xét mức độ kiến thức về ngôn ngữ của bị cáo mà con phải xem xét sự phức tạp của các vấn đề trong vụ án và thông tin liên lạc từ các nhà chức trách. Kể cả trong trường hợp bị cáo nói và hiểu được ngôn ngữ sử dụng ở mức độ nào đó, thì sự phức tạp của các vấn đề pháp lý hoặc thực tế có khi cần phải có một thông dịch viên. Tòa án Hình sự Quốc tế đã tuyên bố rằng trong trường hợp nghi ngờ, cần có một thông dịch viên trợ giúp cho bị cáo.

Nếu bị cáo nói và hiểu ngôn ngữ được sử dụng trong các tòa án đầy đủ, nhưng thích nói một ngôn ngữ khác, thì Ủy ban Nhân quyền đã kết luận rằng tòa án không có nghĩa vụ cung cấp trợ giúp phiên dịch và biên dịch.

Tuy nhiên, các quốc gia được khuyến khích để tiến hành tố tụng hình sự sử dụng các ngôn ngữ khu vực và thiểu số, hoặc cho phép các cá nhân sử dụng các ngôn ngữ đó tại tòa án theo yêu cầu của một trong các bên. Điều này có thể được hỗ trợ thông qua việc sử dụng các thông dịch viên.

Để các quyền có thông dịch có ý nghĩa, thì người phiên dịch phải có năng lực. Bị cáo phải có khả năng hiểu được những thủ tục tố tụng và tòa án phải có khả năng hiểu được chứng trình bày trong một ngôn ngữ khác. Các vấn đề về năng lực nên được các nhà chức trách và nhất là tòa án chú ý, để đảm bảo chất lượng của việc phiên dịch.

ICCPR, Điều 14

“Trong việc xác định bất kỳ trách nhiệm hình sự đối với một người, người này được hưởng những điều sau đây, với sự đảm bảo tối thiểu, trong toàn bình đẳng:

Được giúp đỡ của một thông dịch viên nếu người này không thể hiểu hay không nói được ngôn ngữ sử dụng tại tòa án”.

Thông dịch cho những người không hiểu hay không nói được ngôn ngữ của toà sẽ được cung cấp miễn phí, bất kể kết quả của phiên tòa.

23.3 Quyền được đòi hỏi tài liệu biên dịch sang ngôn ngữ mà mình hiểu

Một số tiêu chuẩn yêu cầu cung cấp dịch vụ phiê dịch và biên dịch tài liệu miễn phí cho bị. Ngoài ra, quyền có thông dịch theo các điều ước khác đã được hiểu là bao gồm quyền của bị cáo phải có các tài liệu có liên quan đã được dịch miễn phí và trong một thời gian hợp lý để chuẩn bị và trình bày bào chữa.

Quyền có tài liệu dịch miễn phí không phải là không giới hạn. Nó áp dụng cho các tài liệu cần thiết cho bị cáo để hiểu hoặc đã dịch sang ngôn ngữ sử dụng tòa án để có một phiên tòa công bằng. Các tài liệu phải được dịch mà không cần chi phí bao gồm, nhưng không giới hạn, cáo buộc và cáo trạng, quyết định giam giữ, và bản án.

Cần chú ý là ICCPR và Công ước châu Âu rõ ràng bảo đảm quyền có thông dịch viên (không phải là một phiên dịch), Ủy ban Nhân quyền và Tòa án châu Âu đã cho rằng dịch miệng một số tài liệu (bao gồm cả dịch thuật của luật sư bào chữa hoặc thông qua một thông dịch viên) có thể là đủ để bảo đảm quyền, trong trường hợp việc cung cấp này không làm phương hại đến quyền bào chữa. (Xem Chương 8)

Nếu bị cáo cần có các tài liệu có liên quan viết bằng thứ ngôn ngữ mình hiểu, người đó cần yêu cầu người phiên dịch. Khả năng của bị cáo để hiểu được ngôn ngữ mà tài liệu được viết là một vấn đề của thực tế (không phải sở thích của bị cáo); cả khả năng của bị cáo và nhu cầu dịch thuật nên được quyết định bởi tòa án. Bị cáo có quyên kháng cáo quyết định từ chối yêu cầu cung cấp phiên dịch, biên dịch.

Hết Chương 23


Đón đọc Chương 24- Bản án


nguồn:http://www.amnesty.org/fr/library/asset/POL30/002/2014/en/7aa5c5d1-921b-422e-8ca4-944db1024150/pol300022014en.pdf 
 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)