VNTB – Bắc Kinh định hình môi trường truyền thông ở Việt Nam ra sao?

VNTB – Bắc Kinh định hình môi trường truyền thông ở Việt Nam ra sao?

Diễm My 

(VNTB) – Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt tay vào một chiến dịch để định hình những gì sẽ được đọc, nghe và xem về Trung Quốc trên khắp thế giới nhằm tác động đến môi trường truyền thông của các nước.  

Trong một nghiên cứu của CNA Hoa Kỳ đã cho thấy Trung Quốc đang cố gắng định hình môi trường truyền thông ở Việt Nam bằng nhiều hình thức. 

 

Sản phẩm giải trí

Xuất khẩu các chương trình giải trí do Trung Quốc sản xuất sang Việt Nam để tăng cường “quyền lực mềm” của Trung Quốc: Phim và truyền hình Trung Quốc dường như được khán giả Việt Nam ưa chuộng. Đây là khía cạnh thành công nhất trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm đạt được chỗ đứng trong môi trường thông tin của Việt Nam.

Theo một chuyên gia truyền thông Trung Quốc, khán giả Đông Nam Á xem khá nhiều phim Trung Quốc trong năm. So với các quốc ga ngoài Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á xem phim cho Trung Quốc nhiều hơn các quốc gia khác đến 2,8 lần; trong khi đó  Việt Nam nhiều nhất – đến 3,71 lần.

Thể loại phim truyện và cổ trang  Trung Quốc phổ biến với khán giả Việt Nam.  Những chương trình này được biết đến rộng rãi  vì có thể vượt qua hàng rào kiểm duyệt của chính phủ Việt Nam. Các bộ phim cổ trang Trung Quốc như “Diên Hi công lược” và các tác phẩm chuyển thể văn học kinh điển như “Tây Du Ký” rất được  khán giả Việt Nam hưởng ứng.

Lý giải cho hiện tượng này, phương tiện truyền thông nhà nước  Trung Hoa cho rằng đó  là do hai nước có  nền văn hóa chung như Tân Hoa Xã đã tuyên bố :”Cũng giống như khán giả Trung Quốc, khán giả Việt Nam yêu thích những âm mưu cung đình. Do những nét tương đồng về văn hóa và lịch sử, những gì khiến người Trung Quốc cười hay khóc khi xem một bộ phim truyền hình Trung Quốc, thì cũng rất có thể có tác động tương tự đối với người Việt Nam.

Một số người Việt cũng cho rằng phim Trung Quốc rất thú vị vì những điểm tương đồng với văn hoá Việt Nam và có các nhân vật quen thuộc với người Việt. Một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, bà Phùng Thị Huệ đã nhận định rằng “Trung Quốc và Việt Nam có những nét văn hóa tương đồng” và “nhiều vấn đề xã hội được nêu trong phim truyền hình Trung Quốc cũng gây được tiếng vang đối với người Việt Nam.” Những ý kiến này đều được Tân Hoa Xã hoan hỉ trích dẫn để minh chứng cho việc người Việt Nam yêu thích các sản phẩm phim ảnh giải trí của Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, trong  năm 2018, đài truyền hình Nhân dân Quảng Tây đã dịch và lồng tiếng hơn 130 tập phim truyền hình Trung Quốc, 196 tập chương trình phim tài liệu và 104 tập chương trình hoạt hình Trung Quốc sang tiếng Việt.

Đài Phát thanh Quốc té Trung Quốc ban tiếng Việt – CRI Vietnamese – cũng  đã dịch 12 bản tóm tắt tác phẩm văn học Trung Quốc sang tiếng Việt và được ghi âm phát trên trên trang web của đài. Các tác phẩm được dịch và xuất bản điển hình là Tam Quốc Diễn Nghĩa, Nữ Hoàng Võ Tắc Thiên, Liêu Trai Chí Dị cho đến cuốn sách đoạt giải Nobel Văn học 2012 Rừng xanh lá đỏ của tác giả  Yan Mo.

Tuy nhiên, chỉ có các chương trình truyền hình và phim phi chính trị của Trung Quốc mới được trình chiếu ở Việt Nam, vì cơ quan kiểm duyệt của chính phủ và công chúng từ chối hoặc tẩy chay các chương trình giải trí liên quan đến các chủ đề nhạy cảm về chính trị hay chủ quyền biển đảo. 

Những bộ phim đã nhận sự chỉ trích và không được phép tiếp tục chiếu sau khi đã lọt lưới kiểm duyệt có thể kể đến là phim Everest: Người Tuyết Bé Nhỏ với hình ảnh “bản đồ có đường lưỡi bò”, hoặc phim Điệp vụ Hồng Hải vì “xuyên tạc chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngoài ra trên truyền hình cáp, các kênh CCTV và CGTN của Trung Quốc cũng đã bị xoá đi.

Sản xuất chương trình truyền thông nhằm lôi cuốn khán giả Việt Nam

Đài Phát Thanh Quốc Tế Trung Quốc bắt đầu phát chương tình tiếng Việt từ năm 1950 và cho đến năm 2018 thì có văn phòng tại Hà Nội với mục tiêu ban đầu là giáo dục người Việt nam về người Trung Quốc và phục vụ như một ” cầu nối giữa nhân dân hai nước”.

Chương trình tiếng Việt phát đi hai lần mỗi ngày, ngoài ra trên website của đài còn có tin tức bằng âm thanh, videos, chương trình học tiếng Trung, truyện Trung Quốc được ghi âm bằng tiếng Việt.

Ngoài ra còn có các đài khác cũng có chương trình tiếng Việt như đài Vịnh Bắc Bộ chuyên phát các chương trình cho vùng Đông Nam Á, China.com.

Đài Trung Quốc khai thác tin tức về hoạt động của người Trung Quốc ở Việt Nam, hoặc hoạt động nhằm thúc đẩy việc hai bên sẵn sàng “gác bỏ khác biệt về lãnh thổ để tiến tới tương lai.”

Hoạt động văn hoá thường niên được đưa vào chương trình là “Cuộc thi Tiếng hát hữu nghị Việt-Trung” để minh chứng cho hoạt động trao đổi văn hoá và hiểu biết lẫn nhau.

Các báo đài Trung Quốc cũng ưa thích khai thác những câu nói của viên chức chính phủ Việt Nam, lãnh đạo các công ty lớn để thể hiện lợi ích của việc hợp tác với Trung Quốc như tuyên bố của  ông Nguyễn Xuân Phúc hồi năm 2019: “ Đảng và Chính Phủ Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ việc triển khai sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI), tăng cường trao đổi và  hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Trung Quốc, mở rộng cơ hội hợp tác song phương.”

Tân Hoa Xã hiện có văn phòng đại diện tại Việt Nam và thuê hàng chục nhân viên và phóng viên người Việt Nam.

Tuy nhiên khán giả Việt Nam lại khá thờ ơ với những hãng tin này.

Tối đa hoá các kênh thông tin

Trung Quốc tìm cách phát hành các nội dung về Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông Việt Nam hay tham gia vào các nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam như Facebook. 

Năm 2017, Tân Hoa Xã và Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đã có thoả thuận chia sẻ nội dung, theo đó TTXVN sẽ xuất bản các bài viết bằng tiếng anh của Tân Hoa Xã. Hai hãng tin còn có thoả thuận chia sẻ tin tức tiếng Anh và hình ảnh miễn phí, hợp tác trong đa phương tiện truyền thông, tin video, và mạng xã hội. TTXVN sử dụng tin của Tân Hoa Xã để đăng tải tin tức về Trung Quốc và Bắc Á, TTXVN còn nhận của Tân Hoa Xã mội tháng từ 5.000-6.000 ảnh, và gởi lại cho Tân Hoa Xã khoảng 300 ảnh mỗi tháng.

Trung Quốc cũng tham gia phát triển nội dung với các tổ chức truyền thông trung ương và địa phương của Việt Nam. Đài phát thanh và truyền hình Quảng Tây  hợp tác với Tập đoàn Truyền thông Quảng Ninh từ năm 2019 để sản xuất các chương trình truyền hình và phim tài liệu, phối hợp phát hành tạp chí song ngữ Hoa Sen.

Bộ Văn hoá Thông Tin và Thể Thao cùng với Đài phát thanh và truyền hình Quảng Tây tổ chức cuộc thi “Tiếng hát hữu nghi Việt Trung” hàng năm với sự tham dự của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam.

Mối quan hệ giữa Đài phát thanh và truyền hình Quảng Tây và đài truyền hình quốc gia Việt Nam VTV đã được báo chí Trung Quốc mô tả là “cầu nối hữu nghị” giữa hai nước.

Đài Tiếng nói Việt Nam VOV cũng là một đối tác của Đài phát thanh và truyền hình Quảng Tây – TVGX năm 2018. VOV đã cử phóng viên sang tận Trung Quốc để thực hiện các chương trình về quan hệ Việt -Trung và phía TVGX cũng thực hiện tương tự. Điều này được nhận định là “mở rộng chiến lược thiết lập các đài phát thanh ở các tỉnh biên giới nhắm vào các quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

Trung Quốc cũng cho phép truyền thông Việt Nam đăn tải các bài phát biểu của Tập Cận Bình hay Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam – Nam Hùng Ba trên báo chính thống như Nhân Dân và đề cập đến việc “gác bỏ khác biệt, tiến tới hợp tác sâu rộng hơn,”  ” Việt – Trung như thể tay chân, như anh với em”, hoặc đề cập đến lợi ích mà Trung Quốc sẽ mang lại cho Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á.

Facebook của  CRI tại Việt Nam có tới 1,952 triệu người theo dõi.

Tác động cách thức đưa tin về Trung Quốc

Trung Quốc cũng tìm cách gây ảnh hưởng đến việc đưa tin của các hãng truyền thông Việt Nam bằng cách  định hình nhận thức của các chuyên gia truyền thông Việt Nam bằng cách tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, các chương trình đào tạo và hợp tác.

Các cơ quan báo chí Việt Nam được khuyến khích đăng tin về Sáng kiến Vành Đai và Con Đường. Bài báo ủng hộ sáng kiến này của Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam sau đó đã được CRI đăng lại.

Các tổ chức truyền thông của Trung Quốc tổ chức các chương trình đào tạo  nhằm góp phần quảng bá hình ảnh tích cực của Trung Quốc.

Các cuộc đối thoại và trao đổi với các cơ quan truyền thông Việt Nam được tổ chức để thúc đẩy việc sử dụng nội dung truyền thông của CHND Trung Hoa và chống lại những câu chuyện tiêu cực về Trung Quốc. Những cuộc trao đổi này đã nhận được phản ứng tích cực từ những người đứng đầu ít nhất hai cơ quan truyền thông nhà nước hàng đầu của Việt Nam.

CRI cũng có mối quan hệ hợp tác với Báo Nhân dân.

Kết quả

Tuy nhiên Trung Quốc đã không mấy thành công và gặp nhiều thất bạitrong việc định hình môi trường truyền thông ở Việt Nam ngoài các chương trình giải trí.

Nguyên do chính là truyền thông Việt Nam chỉ trích mạnh chính sách Biển Đông, chính sách  sông Mekong và cả sáng kiến Vành đai và Con Đường của Trung Quốc. 

Các chính sách và quy định của chính phủ — kết hợp với sự không quan tâm của công chúng  — hạn chế đáng kể khả năng tiếp cận  môi trường thông tin Việt Nam của Trung Quốc.

Truyền thông Việt Nam chỉ trích Trung Quốc nhiều có thể là do sự kết hợp giữa hướng dẫn tuyên truyền chính thức và tinh thần chống Trung Quốc. Báo chí  Việt Nam cũng  tránh cả các cuộc phỏng vấn với quan chức Trung Quốc.

Những câu chuyện Trung Quốc không gây được tiếng vang đối với khán giả Việt Nam do tinh thần bài Trung Quốc lan rộng. Các cuộc xung đột lịch sử Trung-Việt và những bất bình đương thời tạo nên một môi trường thù địch cho các câu chuyện của truyền thông Trung Quốc.

___________

Nguồn: https://www.cna.org/CNA_files/PDF/IIM-2020-U-026222-Final.pdf

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)