VNTB – Bắc Kinh nỗ lực kéo Hà Nội về lại phía mình

Thái Thịnh (VNTB) Trung Quốc đang nỗ lực kéo Việt Nam từ Hoa Kỳ về phía mình trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông, Duowei News, một trang tin chính trị của Trung Quốc tại Mỹ cho biết.

Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, vừa hoàn thành chuyến thăm ba ngày tới Bắc Kinh (17/06 – 19/06) theo lời mời của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, trong thời gian đó ông đã đồng chủ trì cuộc họp lần thứ tám của Ban Chỉ đạo Trung -Việt về hợp tác song phương cùng với ủy viên hội đồng nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Đây là kênh  trao đổi quan điểm quan trọng giữa Đảng, hai nhà nước, về nguyên tắc là được tổ chức mỗi năm một lần, với sự luân phiên địa điểm giữa hai quốc gia. Cuộc họp gần đây nhất được coi là đặc biệt thú vị do những căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông, nơi tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn ra giữa Trung Quốc với các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines và bản thân Trung Quốc tiếp tục nhận sự chỉ trích từ phía Hoa Kỳ vì hành vi “quyết đoán” trong áp đặt chủ quyền biển Đông.

Ngoài ra, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long vừa hoàn thành chuyến thăm đến Hoa Kỳ, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, đã đến thăm Việt Nam hồi đầu tháng này.
Chuyến đi Bắc Kinh lần này của ông Phạm Bình Minh được xem là một thành công, khi cả hai đưa ra một thông cáo báo chí trong đó nhấn mạnh Việt Nam sẽ hợp tác với Trung Quốc trong xây dựng và kiểm soát bất đồng trên biển.
“Ông Phạm Bình Minh nói rằng đảng và chính phủ Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc, và đây là một lựa chọn quan hệ chiến lược và là một ưu tiên về mặt ngoại giao,” thông cáo cho biết.
Việt Nam, dựa chủ yếu vào Trung Quốc để phát triển kinh tế, đã tương đối khôn ngoan khi biểu đạt ​​về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, không giống như Philippines, nơi mà vị Tổng thống Benigno Aquino III so sánh sự quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực với các yêu cầu về lãnh thổ giống như cách hành xử của Phát xít Đức trong Thế chiến II.
Thay vào đó, Việt Nam đã tìm cách nâng cấp kho vũ khí quân sự của mình để làm nên một “tuyên bố”. Ngày 2/6, Tổng công ty Ba Son (Việt Nam) đã tổ chức lễ bàn giao 2 tàu tên lửa tấn công nhanh M3, M4 (tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya) phiên hiệu 379, 380 do Nga chuyển giao công nghệ cho quân chủng Hải quân nước này, 6 (hay còn gọi là loạt tàu M, hay tàu tên lửa 12418) do Nga chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, hai tàu khu trục Gepard 3.9 Việt Nam đặt mua từ Nga cũng được cho là cơ bản hoàn thành.
Theo Duowei, Việt Nam tăng cường mua sắm thiết bị quân sự từ năm 2010, trong đó, ký kết với Nga hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD cho sáu loại tàu ngầm Kilo 636 và 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2.
Trong chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter tới Hà Nội hồi đầu tháng này, đã cam kết 18 triệu USD để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra nhằm cải thiện khả năng phòng thủ trên biển của nước này, và ông cũng đã ký một tuyên bố tầm nhìn chung với người đồng cấp Việt Nam – tướng Phùng Quang Thanh trong mở rộng hợp tác quốc phòng song phương.
Trung Quốc lo ngại Việt Nam có thể bị nghiêng hoặc gần gũi hơn với Mỹ do tác động của tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng luôn coi Hà Nội là một đối tác chiến lược toàn diện, Duowei nói thêm rằng Việt Nam đã tham gia vào Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (AIIB) do Bắc Kinh dẫn đầu, và Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong sáng kiến đầy tham vọng của Trung Quốc về “một vành đai và một con đường” (One Belt, One Road), một chính sách ngoại giao mềm, trong đó nước này sẽ cung cấp các khoản vay, viện trợ tài chính và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm kết nối Bắc Kinh với khu vực Trung Á và Trung Đông, để từ đây thúc đẩy quan hệ kinh tế, chính trị giữa Trung Quốc và khu vực Á – Âu.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)