VNTB – Ban Tuyên giáo Trung ương ‘cân lượng bao nhiêu’ mà đòi đi ‘khai hóa’?

VNTB – Ban Tuyên giáo Trung ương ‘cân lượng bao nhiêu’ mà đòi đi ‘khai hóa’?

Xuân Minh

(VNTB) – “90 năm ngày truyền thống ngành tuyên giáo: Tuyên giáo phải nhằm khai hóa văn minh cho dân tộc” – Đó là tựa bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11; nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương.

Trong các bài viết đăng báo, ông Vũ Ngọc Hoàng gắn học vị ‘tiến sĩ’, nhưng cho đến nay không dễ truy cứu học vị này của ông Vũ Ngọc Hoàng do một trường đại học nào cấp sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành khóa học sau đại học, và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Trở lại với bài đăng trên báo Thanh Niên Online ngày 01/08/2020, “90 năm ngày truyền thống ngành tuyên giáo: Tuyên giáo phải nhằm khai hóa văn minh cho dân tộc” (1).

Phần tựa dễ đưa đến các suy diễn tiêu cực về hình ảnh ‘khai hóa’ mang tính cao ngạo của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ông Vũ Ngọc Hoàng biện giải thế này về ‘khai hóa văn minh cho dân tộc’:

“Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của công tác tuyên giáo là nhằm tham gia khai hóa văn minh cho cộng đồng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa là sự nghiệp lâu dài vừa là trước mắt, vừa có tính chất khoa học vừa mang tính chính trị.

Trong thực tế không ít trường hợp không tránh khỏi sự mâu thuẫn giữa tính khoa học và tính chính trị. Nên giải quyết thế nào? Phải dựa vào khoa học để làm căn cứ xác định và điều chỉnh các yêu cầu chính trị, chứ không phải ngược lại là lấy chính trị để bắt khoa học phải tuân theo, vì nếu vậy thì khoa học không còn là khoa học, và do đó các căn cứ để quyết định nhiệm vụ chính trị không còn đứng vững và chính trị chắc chắn sẽ bị chông chênh.

Chính vì lẽ đó mà nhiều việc trong đời sống xã hội đã bị chính trị hóa, kể cả khoa học và tư tưởng, ngôn luận. Mặt khác, cái lâu dài và cái trước mắt không phải lúc nào cũng thuận chiều nhau; khoa học định hướng cho lâu dài, nhưng chính trị nhiều lúc phải giải quyết yêu cầu bức xúc trước mắt. Trong trường hợp đó mục đích lâu dài phải được phân kỳ, có quá trình, có bước đi phù hợp hoàn cảnh thực tế. Chỉ có điều sự phân kỳ đó có giới hạn và không trái ngược với khoa học, có vậy chính trị mới có thể thành công bền vững.

Trường hợp khác, nếu bất chấp khoa học, thì chính trị sẽ mất tính khách quan, không còn sức sống tự nó, bị xơ cứng và giảm tính thuyết phục, giảm lòng tin, từ đó mà hỏng nền tảng. Ngay cả quan niệm chính trị cũng không nên khuôn lại trong giới hạn của vấn đề quyền lực và xử lý tình huống, mà phải có cách tiếp cận của khoa học chính trị, không áp đặt kiểu cai trị ngày xưa mà thuyết phục bằng cơ sở khoa học trong môi trường dân chủ xã hội.

Khai hóa văn minh mới là sự dẫn dắt thật sự có ý nghĩa với tiến trình lịch sử. Khi nào các cơ quan lãnh đạo cao nhất lấy sự nghiệp khai hóa văn minh làm nhiệm vụ chính trị hàng đầu, mục tiêu cao nhất thì các mâu thuẫn giữa chính trị và khoa học sẽ không còn nhiều, thậm chí rất ít, chỉ là chuyện kỹ thuật”.

Các ý đáng lưu tâm ở đoạn trên của ông Vũ Ngọc Hoàng, cho thấy ‘khẩu vị’ của bài báo là ‘đá khéo’ về những cao đạo lâu nay trong ‘tuyên truyền – định hướng’ của cơ quan được gọi là Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam – cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn – nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng.

Thứ nhất, “Phải dựa vào khoa học để làm căn cứ xác định và điều chỉnh các yêu cầu chính trị, chứ không phải ngược lại là lấy chính trị để bắt khoa học phải tuân theo”. Yêu cầu nhấn mạnh này của ông Hoàng, ẩn ý nói đến không thể chấp nhận việc duy ý chí trong bộ máy lãnh đạo cấp cao nhất.

Đơn cử, đến nay Việt Nam vẫn ‘trung thành’ thực hiện “chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”.

Điều đó xét riêng trong lãnh vực đời sống kinh tế, cho thấy đã lấy chính trị để bắt thị trường phải tuân theo, bất chấp điều này khiến Việt Nam tiếp tục loay hoay như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú TrọngGiai đoạn dân tộc dân chủ đã có xây dựng chủ nghĩa xã hội rồi khi từ 1960 tại Đại hội 3 chúng ta đã tuyên bố đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội chứ đâu phải chỉ tới công cuộc đổi mới mới xây dựng chủ nghĩa xã hội” (2).

Thứ hai“Nếu bất chấp khoa học, thì chính trị sẽ mất tính khách quan, không còn sức sống tự nó, bị xơ cứng và giảm tính thuyết phục, giảm lòng tin, từ đó mà hỏng nền tảng”.

Một ví dụ về phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho chuyện duy ý chí chính trị thay cho việc cần có những phản biện khoa học để điều chỉnh thích ứng phù hợp: “Nghị quyết và các Văn kiện Đại hội đã có. Điều quan trọng lúc này là đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, là tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả. Làm sao để khắc phục được tình trạng Nghị quyết thì đúng, thì hay nhưng chậm đi vào cuộc sống; thậm chí có trường hợp nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít” (3).

Tổng bí thư còn nhấn mạnh, “Công tác học tập, quán triệt Nghị quyết phải góp phần tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; chấn chỉnh, uốn nắn những nhận thức lệch lạc; đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch”.

Cụm từ “tự diễn biến” – “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà ông Tổng bí thư nhấn nhá, đó là việc đảng viên ‘không tuân thủ Nghị quyết Đảng”. Ông Tổng bí thư quên mất rằng về phương diện ‘khoa học là phải biết luôn có sự phản biện’, thì “tự diễn biến, tự chuyển hóa” theo hướng phát triển, “là sự vận động tự nhiên, theo đúng quy luật khách quan”.

Thứ ba, tựa bài báo có vế “Tuyên giáo phải nhằm khai hóa văn minh cho dân tộc”, cho thấy ông Vũ Ngọc Hoàng đã cập nhật thời sự rất nhạy.

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học và văn nghệ sĩ nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo của Đảng, có đoạn cho thấy vốn kiến thức khá nghèo nàn về văn học sử cách mạng của ông, đã khiến ngài thủ tướng bẻ mặt trước các đại biểu được gọi là “trí thức – nhà khoa học – văn nghệ sĩ” (xem thêm 4)

Câu chuyện hậu trường là vầy, Ban Tuyên giáo Trung ương có viết cho Thủ tướng bài diễn văn để ông đọc vào hôm kỷ niệm 90 năm (theo trình tự, đây là dự thảo diễn văn), sau đó Ban Tuyên giáo Trung ương gửi qua một lãnh đạo của Vụ Khoa giáo – Văn xã thuộc Văn phòng Chính phủ biên tập; kế tiếp, chuyển bài diễn văn này cho một trợ lý nào đó của thủ tướng, để trợ lý ấy biên tập lần cuối ‘phù hợp văn phong anh Bảy’, trình cho thủ tướng đọc lại trước hôm lên bục phát biểu chỉ đạo.

Qua vụ việc này ông Vũ Ngọc Hoàng xem chừng muốn nói rằng với những ‘cao giọng’ thường thấy trong vai trò ‘bề trên’ Ban Tuyên giáo Trung ương, giờ chỉ mỗi việc soạn diễn văn mang tính khánh tiết mà đã sai bét nhét văn học sử như vậy, thì quả là hỡi ôi nếu như Bộ Chính trị giao phó trọng trách ‘khai hóa’; bởi Ban Tuyên giáo Trung ương ‘cân lượng bao nhiêu’ mà dám đòi đi ‘khai hóa’ kia chứ?

________________

Chú thích:

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/90-nam-ngay-truyen-thong-nganh-tuyen-giao-tuyen-giao-phai-nham-khai-hoa-van-minh-cho-dan-toc-1259181.html

(2) https://thanhnien.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-phat-bieu-tai-to-ve-du-thao-sua-doi-hien-phap-1992-469414.html

(3) http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Phat-bieu-cua-Tong-Bi-thu-tai-Hoi-nghi-quan-triet-Nghi-quyet-Dai-hoi-XII-cua-Dang/252302.vgp

(4) https://vietnamthoibao.org/vntb-thu-tuong-dot-den-vay-hay-sao

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (6)
  • comment-avatar
    Tran Chau Nguyen 4 years

    Ngược lại ok

  • comment-avatar
    Trần Hậu Phi 4 years

    NỰc cười cho cái tổ chưc gọi là BTGTW

    • comment-avatar
      Tan Luan Tran 4 years

      chỉ có lũ chúng nó nghe nhau vì lợi ích chứ dân người ta nghe như tiếng ủn ỉn

  • comment-avatar
    Tha Nguyen 4 years

    Một chế độ đã đánh mất niềm tin trong lòng Dân thì bây giờ nói đến Tuyên huấn chẳng mấy ai ưa . Đem Tuyên huấn đi khai hóa cho Dân chỉ là nói nhảm . Đừng để há miệng mắc quai nghe anh Hoàng !

  • comment-avatar
    Andy Vo 4 years

    haaaaa haaa haaa

  • comment-avatar
    Si Tran 4 years

    …. Ếch ngồi đáy giếng,…Quá thiển cận, Việt Nam đã có 4 ngàn năm văn hiến, Cộng sản Việt Nam chỉ mới tồn tại được 90 năm, chả là bao so với sự tồn tại và phát triển của dân tộc, của đất nước,… Nay sao dám gọi là khai hóa văn minh,…. Tiếng nói của xuất thân giai cấp vô sản, của giới bần cùng hóa,… thì có giá trị gì đây đối với nền văn minh 4 ngàn năm văn vật của đất nước,…. ?