VNTB – Dân quân biển Việt Nam đang tiếp cận biển Trung Quốc?

VNTB – Dân quân biển Việt Nam đang tiếp cận biển Trung Quốc?

Trung Kiên lược dịch 

 

(VNTB) – Vài tuần trở lại đây, hàng trăm tàu ​​đánh cá của Việt Nam đã tập trung gần Hải Nam, nơi có căn cứ quân sự nhạy cảm của Bắc Kinh.

 

Viện Sáng kiến điều tra tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI), vừa công bố dữ liệu có được từ Hệ thống Nhận dạng tàu Tự động (AIS) cho thấy hơn 300 tàu đánh cá Việt Nam tập trung tại vùng biển giáp giới các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam của Trung Quốc vào tháng Hai, trong lúc Bắc Kinh đang chật vật với cuộc chiến Corona.

Tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp của ngư dân Việt Nam là một vấn đề tồn tại từ lâu nay. Dù sở hữu bờ biển dài gần 3.500 km, nguồn cá ở Việt Nam gần biển đang cạn kiệt, và ngư dân Việt Nam mạo hiểm hơn trong đánh bắt cá xa bờ. Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản từ Việt Nam vào năm 2017 do không thể ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU). Nhiều tàu đánh cá của Việt Nam đã bị các quốc gia khác bắt giữ.

Dù Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tất cả các bên liên quan ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp ở các nước khác sau khi EC quyết định gia hạn thẻ vàng vào năm 2019, tình hình đã thay đổi.  Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ rằng, rất khó bắt những tàu đánh cá bất hợp pháp trên biển vì quá nhiều tàu hoạt động và có công suất động cơ tới 500-800 mã lực.

Malaysia gần đây cũng lên tiếng về sự gia tăng số lượng tàu cá Việt Nam xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nước này. Malaysia ngoài phản đối Việt Nam thì hiện đang tìm kiếm một thỏa thuận song phương để giải quyết vấn đề. Năm ngoái 141 ngư dân Việt Nam đã bị chính quyền Malaysia bắt giữ.

Bắc Kinh tuyên bố đường cơ sở của mình vào ngày 15 tháng 5 năm 1996, dựa trên Luật Lãnh thổ và Vùng tiếp giáp năm 1992 của quốc gia này. Lãnh hải 12 hải lý quanh đảo Hải Nam cũng như các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cũng được xác định là khu vực không có tranh chấp.

Cả Việt Nam và Trung Quốc trước đó cũng đã giải quyết một ranh giới trên biển ở Vịnh Bắc Bộ và một thỏa thuận hợp tác nghề cá vào ngày 25 tháng 12 năm 2000. Tuy nhiên, hình ảnh AIS từ SCSPI cho thấy 2/3 tàu cá Việt Nam nằm ở bên kia ranh giới biển củaTrung Quốc. Một số có thể có giấy phép đánh bắt cá trong khu vực đánh cá chung, nhưng hơn 1/2 số tàu đi quá ra khỏi khu vực chung này.

Thông tin của AIS cho thấy có khoảng 200 tàu cá Việt Nam ở quanh bờ biển phía đông của tỉnh Hải Nam, nhiều tàu trong số đó hoạt động trong phạm vi 12 hải lý của thành phố Tam Á và huyện Quỳnh Hải. Nhiều nhà phân tích nghi ngờ rằng bên cạnh việc đánh bắt cá ở khu vực EEZ của Trung Quốc, các tàu cá Việt Nam đang thu thập thông tin tình báo về các hoạt động quân sự và căn cứ quân sự của Trung Quốc.

Tam Á nằm ở cực nam của đảo Hải Nam. Đây là một thành phố đẹp như tranh vẽ và là điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực. Tuy nhiên, nơi đây cũng là căn cứ của quân đội Trung Quốc. Ngọc Lâm là căn cứ chiến lược quan trọng nhất ở Biển Đông. Sân bay quân sự Lingshui – nơi một máy bay trinh sát của Hoa Kỳ EP-3 hạ cánh sau vụ va chạm chết người với máy bay phản lực Trung Quốc năm 2001 – cũng rất gần với Tam Á.

SCSPI tiết lộ rằng một số tàu cá nghi ngờ đã thay đổi trạng thái từ tàu đánh bắt cá thành tàu buôn nhằm che giấu danh tính. Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng một lực lượng dân quân biển mạnh thì việc cho rằng nhiều tàu trong số 200 tàu này có thể là lực lượng dân quân biển là điều hoàn toàn hợp lý.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tá Phan Văn Giang, vào tháng 12 năm 2019 cho biết, Việt Nam đang thành lập lực lượng dân quân biển, bắt đầu với sáu tỉnh phía Nam và mở rộng ra 14 tỉnh trên cả nước. Mục tiêu nhằm bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế. Hà Nội cũng đã sửa đổi Luật Dân quân Tự vệ năm 2009 để tạo cơ sở pháp lý cho dân quân biển, và sớm đi vào hiệu lực vào tháng 7 năm 2020.

Các ngân hàng Việt Nam đã cho ngư dân vay 176 triệu Mỹ kim để nâng cấp khoảng 400 tàu. Hơn 10.000 ngư dân đã nhận được ống nhòm hồng ngoại và súng.

Năm 2018, Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một cường quốc biển mạnh vào năm 2030 theo một nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam. Bằng cách này, Hà Nội hy vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế biển và tăng cường quốc phòng để bảo vệ các quyền lợi trên biển của mình. Trong Sách trắng quốc phòng, được phát hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2019, Việt Nam tự cho mình là một quốc gia biển, và cho biết sự an toàn và việc bảo vệ các vùng biển xung quanh là vô cùng quan trọng.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)