VNTB – Đường Nhuệ xứ Thái Bình – “Năm Cam Sài gòn” tái sinh – Lỗi hệ thống?*

VNTB – Đường Nhuệ xứ Thái Bình – “Năm Cam Sài gòn” tái sinh – Lỗi hệ thống?*

 

Giang Tử

 

(VNTB) – Vụ án Năm Cam SG-HCM rung động hệ thống chính trị chưa lâu, các nhân chứng và tội phạm lãnh án còn đó, tới tận cấp trung ương, trừ tên giang hồ thủ lãnh đã trả nợ đời.

 

Năm 1995, Bộ Công an Việt Nam đã đánh giá Vụ án Năm Cam và đồng bọn là một vụ án hình sự nghiêm trọng đặc biệt, Năm Cam và đồng bọn đã có những hành vi cực kỳ nguy hiểm đối với an ninh quốc gia và tầng lớp dân cư trong đời sống xã hội. Bộ Công an đã bắt giam, tập trung cải tạo tội phạm nguy hiểm Năm Cam nhằm mục đích củng cố hồ sơ truy tố Năm Cam. Bằng các thủ đoạn mua chuộc bằng tiền, quan hệ với các quan chức cơ quan công an, kiểm sát và cả Văn phòng Chính phủ, cùng các thủ đoạn khác, Năm Cam lại được thả trước thời hạn. Sau khi được trả tự do, Năm Cam hoạt động mạnh hơn, trắng trợn hơn rất nhiều so với trước năm 1995. Cuối năm 1999, Bộ Công an đã thành lập một ban chuyên án để điều tra giải quyết. Song thực tế, ban chuyên án này đã hoạt động không có tác dụng hiệu quả, không ngăn chặn được hoạt động tội phạm của Năm Cam và đồng bọn. Hơn thế nữa, các hoạt động tội phạm của Năm Cam và đồng phạm ngày càng tàn bạo hơn, coi thường pháp luật.

Tháng 5 năm 2001, để điều tra quá trình hình thành và hoạt động tội phạm có tổ chức theo kiểu “xã hội đen” của Năm Cam và đồng phạm, Bộ Công an Việt Nam đã thành lập một chuyên án mới gọi là Chuyên án “Năm Cam và đồng bọn với bí số là Z5.01. Chỉ huy chuyên án là thiếu tướng Nguyễn Việt Thành,

Trong số 155 bị can có 21 người nguyên là cán bộ công chức nhà nước và cơ quan bảo vệ pháp luật (13 công an, ba cán bộ Viện kiểm sát và 5 cán bộ cơ quan hành chính); 17 đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuyên án phúc thẩm

Tử hình: Trương Văn Cam (tử hình về tội “Giết người”, tử hình về tội “Đưa hối lộ”, chấp hành hình phạt chung là tử hình), Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Văn Minh, Châu Phát Lai Em.

Chung thân: Nguyễn Xuân Trường, Hồ Thanh Tùng, Bùi Anh Việt, Văn Công Tiến.

20 năm tù

Phan Thị Trúc (vợ Năm Cam) và Dương Ngọc Hiệp (con rể Năm Cam) đều bị tuyên phạt .

Các bị cáo là cán bộ công an và nhà báo: Nguyễn Mạnh Trung: 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, được đặc xá ngày 27 tháng 4 năm 2005. Nguyễn Thập Nhất: 4 năm tù về tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. Phạm Sĩ Chiến: 6 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, được đặc xá ngày 27 tháng 4 năm 2005. Trần Mai Hạnh (chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam) 9 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, nhờ có công với “Cách mạng” được đặc xá ngày 2 tháng 9 năm 2005. Bùi Quốc Huy (giám đốc CA thành phố HCM): 4 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, được đặc xá ngày 31 tháng 1 năm 2005. Dương Minh Ngọc: y án 6 năm tù, trong đó 3 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, được đặc xá năm 2005. Võ Quang Thắng: 7 năm tù. Hoàng Linh: 12 năm tù, được đặc xá ngày 24/10/2007. 

 

Đồng đất Thái Bình để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó phai, nói chung là tốt đẹp bên ngoài những ấn tượng khó chịu. Nhà bác học Lê Quí Đôn lớn lên từ đồng đất xứ này, người viết cuốn biên khảo triết học, khoa học và  lý luận văn học đầu tiên nước Đại Việt “Vân Đài loại ngữ”. Đó cugn4 là cuốn Bách khoa toàn thư đầu tiên của người Việt. Ngày nay chỉ những trường trung học, tiểu học tự tin lắm mới dám đặt tên “Trường Lê Quí Đôn” rải rác khắp nước Việt Nam. Tấm gương đấu tranh đổi mới tiên phong- trung tướng phó chủ tịch quốc hội, trưởng ban tư tưởng văn hoá trung ương – cố nhà văn Trần Độ ghi sâu vào tâm khảm bao người còn đó.

 

Những bài ca tụng niệm và mê ngủ cũng còn đó nhưng xếp vào ngăn khó chịu nhất của một thời văn nghệ tuyên truyền vô lối, bây giờ không ca sĩ nào dám hát lại: Còn nhớ ông nhạc sĩ Thái Cơ viết” Nghe tiếng trống quê hương” với những lời ca tuyên truyền uốn éo khoa trương lố bịch “Sẽ đưa em về thăm quê hương anh nơi Tiền Hải/  Nghe sóng biển Đồng Châu vui mê mải hát bốn mùa/ Nghe tiếng trống năm Ba Mươi còn lay động đến bây giờ/ Tiếng tiếng trống đó chính là lời Đảng gọi / Lớp lớp nông dân đã vùng lên như bão nổi như sóng cồn/ Phá hết gông xiềng để giành lại những áo cơm/ Ôi trang lịch sử liệt oanh và hương đưa thơm mãi” (!!!)

 

 Sự biến chống lại chính quyền 1997 Ở Thái Bình

 

Vậy mà năm 1997, nhiều xã  hai huyện Quỳnh Phụ và huyện Thái Thụy, nông dân vùng lên sau khi bắt giữ lãnh đạo và công an xã, hàng nghìn người tiếp tục kéo lên VKS hai huyện và thị xã Thái Bình, bao vây UBND tỉnh chủi bới, đập phá … Trung ương rung động, giải pháp là bắt người dân kích động và xử hết đám tép riu lãnh đạo các xã và huyện.

 

Doanh nhân kiêm xã hội đen vợ chồng Đường Nhuệ – Thùy Dương làm mưa làm gió trên đất Thái Bình

 

Năm 2020, một “Đường Nhuệ đại gia kiêm giang hồ” cấu kết công an thành phố Thái Bình, với sự làm ngơ của lãnh đạo tỉnh mặc kệ dân oan vác đơn đi khiếu nại suốt 5 năm trời vô vọng. Chẳng lẽ dân oan phải chờ tai hoạ giáng xuống đầu vợ chồng Đường Nhuệ khi vợ chồng y đánh đập một tài xế chuyển hàng chậm trễ, nhà cầm quyền mới có dịp ra tay ? (Giống như vụ Trịnh Xuân Thanh đi xe lexus biển xanh mới là phạm tội. Hệ thống chính trị 5 năm qua tê liệt ?).

 

Tuy nhiên, hãy đọc các trang báo nịnh hót vợ chồng Đường- Dương. Nhà báo cách mệnh cắm đầu vào viết để kiếm “nhuận bút” khủng của vợ chồng đại gia giang hồ. Không chịu tác nghiệp xem vì đâu vợ chồng thị giàu sang phú quí dư tiền bạc đi làm từ thiện:

 

 

Trích một phần hồ sơ vợ chồng Đường- Dương lộng hành được công an Thái Bình và một số cơ quan bảo kê:

 

“Hồ sơ do anh Nguyễn Văn Hà cung cấp thể hiện: Năm 2017, do thiếu vốn làm ăn, ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết (là bố mẹ anh Hà), vay Đường “Nhuệ” 1,7 tỉ đồng, lãi suất 2.000 đồng/triệu đồng/ngày. Do việc kinh doanh gặp khó khăn, vợ chồng ông Lẫm xin trả dần nhưng Đường “Nhuệ” không đồng ý, sau đó đưa đàn em đến chiếm giữ, ép phải nhượng lại Công ty TNHH Lâm Quyết. Trong 16 ngày “chiếm đóng” Công ty TNHH Lâm Quyết (từ ngày 3 – 19.10.2017), Đường “Nhuệ” cho đàn em đuổi hết công nhân ra ngoài, khiến toàn bộ hoạt động sản xuất bình thường bị đình trệ. Đồng thời, khi ông Lẫm điện thoại cầu xin Đường “Nhuệ” rút người khỏi công ty và nhận nợ trả dần thì bị Đường “Nhuệ” bắt ép chỉ có cách phải sang lại công ty, đe dọa giết và sẵn sàng hy sinh đàn em rồi nuôi ăn ở trong tù (có tài liệu thể hiện). Sau đó, vợ chồng ông Lẫm có làm đơn gửi Công an TP.Thái Bình tố cáo Đường “Nhuệ” chiếm giữ và cướp phá công ty để xiết nợ.

 

Theo anh Hà, khi làm việc với Đội CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an TP.Thái Bình, bố mẹ anh đã nói rõ việc tố cáo Đường “Nhuệ” là vấn đề hình sự, yêu cầu chuyển hồ sơ cho Đội cảnh sát hình sự Công an TP thụ lý. “Tuy nhiên, ông Cao Giang Nam, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.Thái Bình; và ông Nguyễn Hữu Vinh, Đội trưởng đội CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (hiện là Trưởng công an P.Trần Lãm, TP.Thái Bình), kiên quyết không chuyển”, anh Hà nói và cho biết, do thấy tình hình khó xoay chuyển, bố mẹ anh sau đó đã có đơn tố cáo lên Công an tỉnh Thái Bình về việc lãnh đạo Công an TP.Thái Bình giải quyết tố giác tội phạm không công tâm, có dấu hiệu bao che tội phạm.

 

Đến ngày 29.3.2018, thiếu tá Cao Giang Nam đã ký Thông báo số 12 về việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, liên quan đến tố cáo của ông Lẫm, bà Quyết, với lý do “không có căn cứ xác định Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết” (báo Thanh Niên ngày 18/4).

 

“Vụ án đại gia Đường Nhuệ: đánh người ngay trụ sở công an mà… không biết bị can”

 

(nguồn: https://tuoitre.vn/vu-an-dai-gia-duong-nhue-danh-nguoi-ngay-tru-so-cong-an-ma-khong-biet-bi-can-20200417074246595.htm

Hai mẹ con nạn nhân đến đồn CA phường Trần Lãm, TP Thái Bình tố cáo vợ chồng Đường Dương. Ai đó gọi điện cho hai kẻ côn đồ dẫn tay chân đến đồn hành hung nạn nhân. Chủ nhà vắng mặt đi đâu?

Hẳn là Công an tránh mặt, giao trụ sở cho vợ chồng Đường Nhuệ  rảnh tay đánh đập người dân khiếu tố.

 

Điểm b khoản 3 Điều 147 Bộ Luật tố tụng Hình sự quy định: “Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động: Khám nghiệm hiện trường…”.

 

Luật sư Trần Hồng Lĩnh tranh luận rằng là quy định pháp luật thì phải tuân thủ, nhưng Trung tá Cao Giang Nam, Phó trưởng Cơ quan CSĐT Công an Thái Bình lại nói: “Luật quy định, nhưng không bắt buộc, cơ quan điều tra không khám nghiệm hiện trường là do xét thấy không nhất thiết”. 

 

 Luật sư Trần Hồng Lĩnh khẳng định “Băng nhóm giang hồ Đường Nhuệ còn nguy hiểm và tàn bạo hơn cả Năm Cam.

 

Lời nói của trung tá Cao Giang Nam, Phó trưởng Cơ quan CSĐT Công an Thái Bình, chứng tỏ chế độ “công an trị” thực rõ ràng hơn bao giờ hết.

 

https://tintuconline.com.vn/phap-luat/bang-nhom-giang-ho-duong-nhue-con-tan-bao-hon-ca-nam-cam-n-436133.html

 

Xin hỏi các nhà báo ?

 

5 năm qua các anh chị phóng viên đi đâu ngoài việc ca tụng kẻ ác, bỏ mặc dân oan ? Bây giờ lẽo đẽo chạy theo CA, được công an xì cho ít tin tức mới dám “lao vào cuộc” đi tìm phỏng vấn nhân chứng dễ dàng nhất ?

Xin hỏi nhà cầm quyền tỉnh Thái Bình ?

 

Một tỉnh có rất nhiều cơ quan liên quan vụ này. Các cơ quan tư pháp. Các hội đoàn chính trị xã hội. Đã có ai tiếp nhận trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân ?

Nhà báo bây giờ mới đi hỏi các lãnh đạo liên quan vụ việc, ai cũng nói không biết gì cả(?!)

Phải đến khi có chỉ thị của phó thủ tướng và bộ trưởng cảnh binh, cấp dưới mới ra tay. 

Còn thiếu cái gì đó trong hệ thống chính trị này?

Tại sao nó không tự vận hành hiệu quả?

Xin mách nước: thiếu hệ thống tam quyền phân lập!

 

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)