VNTB – Khi nào dịch bệnh gần xuống?

VNTB – Khi nào dịch bệnh gần xuống?

TS Phạm Đình Bá

 

(VNTB) – Cũng có thể đợt dịch sẽ vẫn tiếp tục gia tăng đến đỉnh khoảng 20.000 ca mỗi ngày. Với mức gia tăng nhanh, đạt đỉnh điểm có thể xảy ra trong 2 đến 3 tuần nữa.

 

Rất nhiều người Việt sống xa quê hương lo lắng cho những người bên nhà. Tình cảm thì nhiều và lo sợ cho mỗi và mọi người ở quê nhà thì rất lớn, đặc biệt trong khung cảnh bất lực trong cách quản trị đại dịch của cái gọi là “nhà nước” bên nhà. 

Tin tức và dữ liệu về làm sao bà con bên nhà sống qua đại dịch thì thường không có nhiều lắm. Mối băn khoăn về khi nào quê nhà có thể vượt qua đại dịch thì có phần thường trực. Đây chính là động cơ thúc đẩy việc tôi đoán mò thời điểm ca nhiễm không còn tăng nữa dưới đây.   

Đọc báo lề phải bên nhà thì lộn xộn và dữ liệu về gánh nặng từ đại dịch thì rõ ràng là không thể dùng được. Tuy nhiên dữ liệu mà “nhà nước” phải báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới thì có thể dùng được bởi vì “nhà nước” phải cần làm việc với Tổ chức nầy để xin vắc xin. Để đoán mò tôi dùng dữ liệu về ca nhiễm mỗi ngày từ đại học Johns Hopkins, mà nguồn chính là từ Tổ chức Y tế Thế giới.

Nguyên tắc mà tôi dùng để đoán mò là không đúng khoa học – bởi vậy nên mới nhấn mạnh khía cạnh nầy của cách tôi làm ở trên. Nguyên tắc ấy thì đại khái là như sau.

Bước 1. Đoán mò ngày đầu của đợt bột phát dịch bệnh hiện nay ở Việt Nam, Thái Lan và Mã Lai. Tôi giả định là ba nước nầy có thể có những điều có thể như nhau trong quá trình lây lan. Giả định nầy chắc chắn là không đúng. Cách giao dịch của cư dân các nước Việt, Thái và Mã khi họ tiếp xúc và làm ăn với người khác trong đời sống hằng ngày thì rất khác nhau. Mô hình trộn lẫn giữa mọi người là yếu tố quyết định cách dịch bệnh lây lan giữa mọi người. Ví dụ, trẻ em chơi với nhau ở trường sau đó gần gũi với cha mẹ ở nhà; chúng có khả năng bị lây nhiễm và sau đó truyền bệnh cho cha mẹ.

Bảng bên dưới là cách đoán mò ngày đầu của đợt bột phá dịch bệnh hiện nay. Bảng nầy cũng ghi lại ngày đợt bột phá đạt đỉnh điểm không tăng nữa, xu hướng của đợt bùng phát và số ngày từ khi đợt bùng phát khởi đầu và đến lúc đạt đỉnh điểm.

 

Nước Ngày khởi đầu

Số ca

Ngày đạt đỉnh Số ca Xu hướng Số ngày
Thái 14 tháng 12, 2020

9

13 tháng 8, 2021 23.418 Đạt đỉnh 242
6 tháng 9, 2020

6

26 tháng 8, 2021 24.599 Đạt đỉnh 354
Việt 12 tháng 4, 2021

12

12 tháng 9, 2021 12.026 Tăng? hay giảm? 153

 

Tôi đoán mò là ở Thái, đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay khởi đầu vào ngày 14 tháng 12, 2021 với số ca thấp, chừng 9 ca. Đợt bùng phát ở Thái có vẻ đã đạt đỉnh vào ngày 13 tháng 8, với số ca cao nhất vào ngày này là 23.418 ca. Ở Thái, đợt bùng phát trải qua 242 ngày để đạt đến đỉnh điểm.

Tôi đoán mò là ở Mã, ngày khởi đầu là 6 tháng 9, 2020 (6 ca), đỉnh điểm vào ngày 26 tháng 8, 2021 (24.599 ca), trải qua 354 ngày để đạt đến đỉnh điểm.

Tôi đoán mò là ở Việt, ngày khởi đầu là khoảng 12 tháng 4, 2021 (12 ca). Các biến cố siêu lây lan với bội số cao lập lại trên toàn quốc với lễ 30 tháng 4 và bầu cử quốc hội vào 23 tháng 05 góp phần vào sự đột phá trong gia tăng số ca mỗi ngày cho đến ngày 12 tháng 9, 2021 (12.026 ca). Xu hướng tăng giảm thì không biết được tuy đã qua 153 ngày. Bởi vậy mới phải đoán mò!

 

Bước 2. Hiển thị số ca hàng ngày theo số ngày tính từ ngày đầu của đợt bột phá dịch bệnh hiện nay. Bên dưới là biểu đồ hiển thị xu hướng của đợt đại dịch bùng phát theo thời gian ở ba quốc gia. 

 

Bước 3. Kiểm tra trực quan biểu đồ để đoán xu hướng của đợt bùng phát và ước tính số ngày cho đến khi số ca tải ở Việt Nam sẽ đạt đỉnh và không tăng nữa. Tôi có vài quan sát bên dưới khi nhìn vào biểu đồ.

  • Mô hình trộn lẫn giữa người và người ở ba nước là rất khác nhau vì xu hướng bùng phát của dịch bệnh rất khác nhau ở ba nước. 
  • Đợt bùng phát nầy kéo dài cả năm ở Mã và gần 9 tháng ở Thái với cả vạn người bị nhiễm mỗi ngày.
  • Việt chỉ vừa trải qua đợt đột phá nầy khoảng 4.5 tháng và đợt dịch nầy có thể kéo dài đến 9 tháng như ở Thái hay 1 năm như ở Mã.
  • Theo biểu đồ, đoạn tăng nhanh ở Thái là vào khoảng ngày 177 đến ngày 235, khoảng 60 ngày. Đoạn tăng nhanh ở Mã là ngày 300 đến ngày 355, cũng khoảng 60 ngày. Đoạn tăng nhanh ở Việt Nam là khoảng ngày 70 và vẫn tăng cho đến ngày 136, tức là đã qua 66 ngày. Có thể đợt dịch nầy ở Việt Nam đã đạt đến đỉnh điểm hôm nay và không tăng nữa. 
  • Nhưng cũng có thể đợt dịch sẽ vẫn tiếp tục gia tăng đến đỉnh khoảng 20.000 mỗi ngày. Với mức gia tăng nhanh, đạt đỉnh điểm có thể xảy ra trong 2 đến 3 tuần nữa.

Sau khi sống với dịch bệnh hơn 1 năm rưỡi ở Canada, tôi xin góp ý với bên nhà về một số điểm sau.

  • Cần tiêm chủng để đạt mức >50% cho mọi người với 2 liều tiêm; đây là mức độ tiêm chủng ở các nước trên thế giới mà chính phỏ họ lo cho dân.
  • Mong các bác sĩ đạt được kinh nghiệm và có nguồn vật lực để lo cho bà con bị lây nhiễm.
  • Mong bà con đạt được kiên nhẫn để tránh lây lan tuy rằng đã quá kiệt quệ và mỏi mệt với gánh nặng từ dịch bệnh.
  • Mong bà con tổ chức cách làm ăn làm sao để sống còn mà không vướng dịch bệnh – sống với covid là rất nhiều thử thách!
  • Con đường để trở lại bình thường là còn dài, bao gồm cả cần tiêm chủng tăng cường với mũi thứ ba để tránh những biến thể mới từ vi rút.

Để tạm dừng, tôi biết nhiều người ở ngoài lúc nào cũng nghĩ đến những người ở nhà!


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)