VNTB – Liên Hợp Quốc: đại dịch Covid trở thành khủng hoảng nhân quyền

VNTB – Liên Hợp Quốc:  đại dịch Covid trở thành khủng hoảng nhân quyền

Khánh An dịch

(VNTB) – Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), ông Antonio Guterres, cảnh báo rằng các quốc gia độc tài không nên lấy cớ đại dịch coronavirus  để chà đạp nhân quyền hoặc đàn áp luồng thông tin tự do trong bối cảnh tổ chức LHQ đang muốn có tiếng nói hơn đối với cuộc khủng hoảng lần này.

 

Người đứng đầu LHQ tuyên bố một vụ y tế khẩn cấp công cộng đã nhanh chóng phát triển thành một cuộc khủng hoảng nhân quyền.

Ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi, phản ứng dịch bệnh của chính phủ được coi là không tương xứng. 

Ông António Guterres đã kêu gọi lệnh ngừng bắn toàn cầu và cảnh báo về việc gia tăng bạo lực gia đình vì dịch bệnh, nhưng LHQ đã bị chỉ trích vì không có tác động đến khủng hoảng.

Trong tuyên bố gần nhất, người đứng đầu LHQ cảnh báo: “Virus đã có tác động không tương xứng đối với một số cộng đồng vì  gia tăng phát ngôn thù hận, nhắm vào các nhóm dễ bị tổn thương và các biện pháp đối phó an ninh nặng tay làm suy yếu các phản ứng sức khỏe.”

Trong một báo cáo mới về Covid-19 và nhân quyền, LHQ nhấn mạnh việc sử dụng các từ như “bệnh lạ” (từ người nước ngoài) để đề cập dịch bệnh như vậy có thể dẫn đến phân biệt đối xử, bài ngoại, phân biệt chủng tộc và tấn công thể xác.

Ông Guterres kêu gọi, trong bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào cũng phải cân xứng, có giới hạn thời gian, có trọng tâm và thời gian cụ thể.

Ông đồng ý rằng cần hạn chế đi lại, nhưng những hạn chế này có thể được giảm bớt thông qua xét nghiệm và các biện pháp kiểm dịch chủ đích. Ông nói rằng hơn 131 quốc gia đã đóng cửa biên giới và chỉ có 30 quốc gia cấp phép cho người xin tị nạn.

LHQ cho biết hàng ngàn người đã bị gởi trở về hoặc trục xuất đến những nơi nguy hiểm từ khi bắt đầu đại dịch. “Người tị nạn, người di cư nội bộ (IDP) và người nhập cư sống trong điều kiện quá đông đúc tiếp cận giới hạn dịch vụ y tế và sức khỏe.”

LHQ chỉ ra rằng đôi khi tin tức giả được sử dụng như một cái cớ để bắt giữ các nhà báo, bác sĩ, chuyên gia y tế, nhà hoạt động chính trị hoặc các đảng đối lập. Giám sát trực tuyến và chính sách mạng khắc nghiệt  được đẩy mạnh. Người đứng đầu LHQ nói: “Nỗ lực lớn để loại bỏ thông tin sai lệch hoặc thông tin giả sẽ dẫn đến sự kiểm duyệt có chủ ý hay vô tình.”

Ông Guterres cho biết giải pháp tốt nhất là chính phủ phải công khai và minh bạch trong phòng chống dịch bệnh, kể cả việc cho phép phe đối lập hoặc các nhóm xã hội dân sự kiểm soát trực tuyến.

Mặc dù LHQ đã công nhận rằng công nghệ mới có thể giúp chống lại virus như phân tích sự lây lan, nhưng việc sử dụng trí thông minh nhân tạo và bigdata để thực hiện các biện pháp khẩn cấp hoặc theo dõi những người bị nhiễm bệnh là đáng ngại, ông cảnh báo.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc tuyên bố thêm rằng khả năng lạm dụng là rất cao: những gì được thay đổi cho phù hợp với tình trạng khẩn cấp hiện giờ có thể trở nên bình thường một khi dịch bệnh đi qua.

“Nếu không có đủ sự đảm bảo, những công nghệ tân tiến này có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử, xâm nhập và xâm phạm quyền riêng tư hoặc có thể được triển khai chống lại các cá nhân hoặc nhóm với mục đích vượt xa phạm vi ứng phó đại dịch.”

 

Nguồn: https://www.theguardian.com/world/2020/apr/23/coronavirus-pandemic-is-becoming-a-human-rights-crisis-un-warns

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)