VNTB – Luật dân sự ở Việt Nam nhìn từ vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm

VNTB – Luật dân sự ở Việt Nam nhìn từ vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm

Hoài Nguyễn

(VNTB) – Vì sao tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm có cái kết là một huyết án, với nhiều cái chết đi kèm theo súng đạn cùng lực lượng vũ trang như đang chiến đấu với quân thù?

Những nhà quản lý luôn được dạy dỗ các kiến thức cơ bản về luật dân sự.

Luật dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có nhiều chế định khác nhau như: chế định tài sản và quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi.về tài sản không có căn cứ pháp luật; chế định thực hiện công việc…

Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là các chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: Một bên mang quyền, một bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, trong quan hệ dân sự, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình đẳng mà nó chỉ hạn chế sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ dân sự.

Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ, mà tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên.

Từ những nguyên tắc cơ bản kể trên về pháp luật dân sự, câu hỏi đặt ra là có phải vì bất lực trong tìm kiếm giải pháp dân sự trong thi hành pháp luật tương ứng, nên nhà chức trách ở thủ đô đành chọn giải pháp sử dụng lực lượng vũ trang trong vụ án tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội?

Câu trả lời là không, vì cho đến trước khi xảy ra vụ án đẫm máu ở Đồng Tâm bằng súng ống, người ta không thấy bất cứ một phiên tòa công khai nào được mở ra tiếp theo sau khi xét xử một vài cán bộ liên quan được gọi là “giao đất sai quy định” – tức đã ‘bán đất cho dân Đồng Tâm’, theo trình tự tố tụng cho vấn đề tranh chấp đất đai mà người dân nơi đây đã thực sự đã đổ mồ hôi, công sức và cả bạc tiền ở Đồng Tâm.

Lưu ý về vai trò cần thiết phải có ở đây của tòa án là lợi ích – trước tiên là lợi ích kinh tế, là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự. Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ, và được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật đã tạo điều kiện cho các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lý để thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần.

Sự đền bù tương đương là đặc trưng của quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ do luật dân sự điều chỉnh. Bởi vậy, bồi thường toàn bộ thiệt hại là đặc trưng của trách nhiệm dân sự. Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản, do vậy, yếu tố tài sản là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên bảo đảm bằng tài sản là đặc trưng để buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ, và bên có quyền có thể thông qua các biện pháp bảo đảm này để thoả mãn các quyền tài sản của mình.

Nếu có những giao kết đền bù thỏa đáng liên quan về tài sản đất đai của người dân ở Đồng Tâm, thì có lẽ sẽ không đưa đến bi kịch của nhiều mạng người vô tội. Điều này còn bắt gặp trong nhiều hoàn cảnh khác về những quyền lợi sở hữu đất đai của công dân bị xâm phạm.

Để có thể tu chỉnh pháp luật dân sự về đất đai, rất cần những căn cứ cụ thể có từ các phiên tòa mở ra để giải quyết những gút mắt xoay quanh pháp luật về quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản đất đai này như xảy ra ở Đồng Tâm, ở Dương Nội, ở Thủ Thiêm, ở vườn rau Lộc Hưng, và có lẽ còn ở rất nhiều nơi khác nữa trên mọi miền đất nước.

[ads_color_box color_background=”#e9e1f0″ color_text=”#444″]

VKSND TP.Hà Nội ban hành cáo trạng vụ Đồng Tâm, hơn 20 bị can đối diện án tử hình

VKSND TP.Hà Nội vừa ban hành Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2, truy tố 29 bị can trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Trong đó, 25 bị can gồm: Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trình Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung bị truy tố về tội Giết người theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o – BLHS năm 2015.

4 bị can Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng bị VKS truy tố về tội Chống người thi hành công vụ, theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a – BLHS năm 2015.

……

https://baomoi.com/vksnd-tp-ha-noi-ban-hanh-cao-trang-vu-dong-tam-hon-20-bi-can-doi-dien-an-tu-hinh/c/35508186.epi

[/ads_color_box]

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Tam Luong Hong 4 years

    Luật pháp không công bằng thì còn luật trời đất, luật này công bằng và không thiên vị bất cứ ai !