VNTB – Luật hè phố

VNTB – Luật hè phố

Lâm Viên

(VNTB) – Ở Sài Gòn, trẻ đường phố thường chọn những nơi có nhiều hàng quán ăn nhậu để mưu sinh. Lo ngại cúm Tàu, cúm Tây hay cúm gì đi nữa thì với những đứa trẻ này cũng vô nghĩa…

Vô nghĩa còn là vì trong suốt thời gian mà nhà chức trách mạnh tay cách ly toàn xã hội, với việc đóng cửa mọi hàng quán ăn uống tập trung, chỉ cho phép ‘mua mang đi’, thì những đứa trẻ mưu sinh ‘ăn theo’ qua những trò mua vui đầy mạo hiểm như xiếc lửa, hay bán dạo bánh tráng trộn, trứng cút, bán vé số dạo chẳng hạn đành chịu trận. Đói, là chuyện đương nhiên.

Các chính sách an sinh từ ‘quan phụ mẫu’ chính phủ, cho tới cấp địa phương cũng không thấy có dòng nào đề cập đến việc ‘để ý’ tới xem những đứa trẻ đường phố này, đã phải sống ra sao trong những ngày cách ly và giãn cách đó. Với các trẻ đường phố, chuyện dành dụm không khác mấy cổ tích, và hoàn cảnh những đứa trẻ bữa đói, bữa lưng thì ai cũng biết cả rồi.

Nhiều trẻ đường phố ở Sài Gòn kể rằng mưu sinh bằng nghề nào ở hè phố cũng phải hiểu về lãnh địa rạch ròi. Đêm nào vì đói quá nên lân la qua địa bàn khác để biểu diễn mong thực khách rũ lòng bố thí, coi như nếu không nhanh chân chạy, sẽ bị đánh cảnh cáo đến mức no đòn luôn.

Mỗi đứa trẻ một hoàn cảnh, đầy éo le và ngang trái. Các em sinh ra đã không có mái ấm, hoặc chẳng thể sống nổi dưới mái nhà bởi nạn bạo hành và đói khát… Giữa vô vàn những hiểm nguy rình rập nơi phố thị, giờ thêm đe dọa kéo quá dài của dịch corona, trẻ đường phố đang rất cần những chính sách tử tế từ những nhà quản trị quốc gia.

Cái ngạc nhiên ở đây là Việt Nam đã có Luật Trẻ em từ năm 1991, thời gian trước đó là Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1979. Vậy mà mãi cho đến nay, ngay trong bối cảnh dịch corona hoành hành, và thêm mối đe dọa khác vừa xuất hiện là bệnh bạch hầu đang tạo những ổ dịch nhỏ, người ta vẫn chưa thấy có một chính sách nào thiết thực trong giúp đỡ trẻ em đầu đường xó chợ, chí ít cũng là ở việc an toàn dịch bệnh trong mưu sinh nơi đám đông của trẻ hè phố.

Quyền của trẻ em về việc bị xâm hại

***

[ads_color_box color_background=”#e6dfed” color_text=”#444″]

Các quyền cơ bản của trẻ em

Theo quy định tại Mục 1 Chương 2 Luật Trẻ em, trẻ em có 25 quyền, trong đó có một số quyền cơ bản như:

– Quyền sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển;

– Quyền được chăm sóc sức khỏe: Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

– Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: Trẻ em có quyền và bình đẳng về cơ hội được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

– Quyền bí mật đời sống riêng tư: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Quyền được sống chung với cha, mẹ: Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em…

[/ads_color_box]

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)