VNTB – Phản đối thể chế chính trị ‘xã hội chủ nghĩa’ đồng nghĩa với “chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”?

VNTB – Phản đối thể chế chính trị ‘xã hội chủ nghĩa’ đồng nghĩa với  “chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”?

Nguyễn Nam

(VNTB) – Dường như Điều 117, Bộ luật Hình sự của Việt Nam đang có cách hiểu như vậy trong quy chụp về tội danh “chống Nhà nước”.

Quan sát các bài báo được viết với tư cách nhà báo tự do của ông Phạm Chí Dũng, đăng rải rác trên các báo điện tử ‘có đóng thuế’ như VOA, Người Việt tại Mỹ; hoặc qua trả lời phỏng vấn báo chí của BBC (Anh quốc), RFI (Pháp quốc). Bài viết của ông Phạm Chí Dũng còn được đăng tải thường xuyên trên trang web mang tên Việt Nam Thời Báo.

Công bằng mà nói, tác giả Phạm Chí Dũng với trải nghiệm là một cựu sĩ quan an ninh chuyên ngành tài chính, ông có những góc nhìn hậu trường với tâm thế của người trong cuộc. Điều đó khiến bài viết của ông tạo nên sức lôi cuốn, bao gồm cả sự tò mò.

Như đề cập ở trên, xuất thân là một sĩ quan an ninh được đào tạo bài bản trong nước và tu nghiệp nước ngoài, khi viết báo, ông Phạm Chí Dũng thừa hiểu lằn ranh sinh tử khi lựa chọn đeo đuổi phản biện các chính sách của nhà nước, và của đảng cầm quyền.

Rất có thể trục pháp lý mà ông Phạm Chí Dũng ‘bám’ theo để giữ độ ‘cân bằng’ trong các lập luận phản biện, là hiến định công dân được quyền đóng góp ý kiến với cơ quan công quyền – miễn là những ý kiến đó minh bạch, không phải trò ném đá giấu tay (Điều 28, Điều 30, Hiến pháp 2013).

Ông Phạm Chí Dũng từng là đảng viên. Ông Phạm Chí Dũng có học vị tiến sĩ, với người thầy hướng dẫn ông trong luận văn tiến sĩ là giáo sư Trần Trung Hậu, một trí thức hàng đầu trong chuyên ngành hẹp “Quản lý kinh tế” ở Đại học Tổng hợp TP.HCM trước đây.

Ông Phạm Chí Dũng từ nền tảng học vấn, ông hiểu là “xã hội chủ nghĩa” trong bối cảnh Việt Nam, đến nay vẫn là trên con đường đi tìm các lập luận biện chứng thích hợp trước hiện thực toàn cầu hiện chỉ còn vài quốc gia là đeo đuổi con đường đi lên chủ nghĩa cộng sản, với bước quá độ mang tên “xã hội chủ nghĩa”.

Lằn ranh chê – khen về một thể chế, trong vài hoàn cảnh nào đó, dễ bị lợi dụng từ các nhóm quyền lực chính trị ngay trong nội bộ của đảng cầm quyền. Ông Phạm Chí Dũng lại từng là trợ lý của Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang, người về sau là Chủ tịch nước. Ông Trương Tấn Sang là người quê Long An. Quê nội của ông Phạm Chí Dũng là Đồng Tháp. Có lẽ ít nhiều ở đây nghi ngại về phe nhóm chính trị miền Nam.

Trở lại với các bài báo của ông Phạm Chí Dũng đang bị cáo buộc là một dạng tài liệu của gây chiến tranh tâm lý. Nếu cáo buộc ấy là đủ cơ sở, cho thấy đây chính là một lỗ thủng rất đáng lo ngại của nhà chức trách. “Chiến tranh tâm lý” không thể là hành vi đơn lẻ, một ngày một bữa.

Vậy thì trong thời gian dài với các bài báo của tác giả Phạm Chí Dũng đăng tải công khai trên các kênh truyền thông hợp pháp của chính phủ Hoa Kỳ (trường hợp VOA, Người Việt), hay của chính phủ Anh (trường hợp BBC), hoặc của chính phủ Pháp (trường hợp RFI), người ta dễ nhận thấy từ chủ trương của những cơ quan truyền thông này là “tự do thông tin rất quan trọng”, thì với việc minh bạch nội dung luôn là điều mà tác giả Phạm Chí Dũng muốn nhấn đến, là phù hợp tiêu chí chung của quyền tự do báo chí.

Hơn nữa, mục đích chính khi ông Phạm Chí Dũng chọn viết báo tư cách người quan sát tự do, là nhằm phản biện bằng lập luận đa chiều về các chính sách, qua đó góp phần kiến thiết lại đất nước mà thân phụ của ông đã đổ xương máu cho ngày thống nhất Bắc – Nam.

Rất có thể việc ông Phạm Chí Dũng vướng vòng lao lý, còn là câu chuyện của khi thương củ ấu cũng tròn…

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    yaki 3 years

    Phản đối thể chế chính trị ‘xã hội chủ nghĩa’ đồng nghĩa với “chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”?

    Câu hỏi rất xác đáng, rất dại gái (zietgeist) tức là rất hợp thời trang . Câu trả lời là tùy theo “nhà nước xã hội chủ nghĩa” có thật sự đi theo các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội không . Nếu “nhà nước xã hội chủ nghĩa” phản bội lại các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội như hợp thức hóa, thậm chí khuyến khích bóc lột giá trị thặng dư, phản bội lại giai cấp bằng cách ngầm đe dọa giai cấp vô sản hoặc chịu bóc lột hoặc thất nghiệp đói meo râu, và lờ lớ lơ nhiệm vụ giải phóng giai cấp thì phản đối thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa khác với “chống nhà nước”. Nhưng nếu nhà nước xã hội chủ nghĩa tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa xã hội, chú trọng vào xóa bỏ bóc lột, vào giải phóng giai cấp thì 2 thứ là 1.