VNTB – Phỉ báng lãnh đạo sẽ buộc cưỡng bức tâm thần?

VNTB – Phỉ báng lãnh đạo sẽ buộc cưỡng bức tâm thần?
Nguyên Khang

 

(VNTB) – Những nhà hoạt động nhân quyền tại các quốc gia chuyên quyền đang đối diện với thực tế: bị cưỡng bức tâm thần.

Cô gái mực Dong Yaoqiong

‘Cô gái mực’, biệt danh của Dong Yaoqiong, người đã tạt mực vào bức ảnh chân dung Tập Cận Bình vừa được trả tự do từ… cơ sở tâm thần.

Dong Yaoqiong bị bắt vào trại hơn một năm kể từ sau khi bị bắt.

Vào ngày 4 tháng 7 năm 2018, Dong Yaoqiong đã đăng tải video lên tài khoản Twitter của mình, ghi nhận hành động cô làm hỏng áp phích có chân dung “Tập Chủ tịch”, trong khi cáo buộc chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát tư tưởng. Trong một Twitter khác, cô nói rằng có một nhóm người mặc đồng phục bên ngoài cửa khu vực cô ở Thượng Hải. Và từ đó, tài khoản Twitter của Dong Yaoqiong @feefeefly, đã dừng hoạt động hoàn toàn.

Điều đó đáng, theo Tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (CHRD) dẫn lời cha của Dong Jianbao cho biết, con gái ông đã được trả tự do vào ngày 19/11/2019 và trở về sống với mẹ ở thị trấn Tao Thủy (Hồ Nam). Ông nói rằn, ông đã không gặp con gái mình cho đến thứ ba tuần trước, và tình trạng được ghi nhận là Dong Yaoqiong trở nên thiếu sức sống và đã tăng cân sau khi được cho uống thuốc.

CHRD gần đây cũng đã chia sẻ một hình ảnh về đơn thuốc dành cho Dong Jianbao – Olanzapine – một loại thuốc chống loạn thần không phổ dụng, được sử dụng để điều trị bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Cha Dong Jianbao đã bày tỏ sự hoài nghi về tác dụng phụ của nó.Trước đây ông đã từng chia sẻ rằng, gia đình ông không có tiền sử bệnh tâm thần.

Trong một cuộc trò chuyện với các nhà hoạt động nhân quyền thuộc tỉnh Hồ Nam, ông Ou Biaofeng cho biết, Dong Jiaobao – con gái ông có các triệu chứng giống như mất trí nhớ. Và ‘đất nước này đã hủy hoại mọi người như thế này’, ông nói.

Trước đó, Dong Yaoqiong cũng tuyên bố phản đối sự chuyên chế của Tập Cận Bình và kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp và điều tra sự đàn áp của ĐCSTQ đối với cô.

Đến Lê Anh Hùng ở Việt Nam

Blogger Lê Anh Hùng bị bắt vào ngày 5/7/2018, theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’.

Trước đó, ông từng theo đuổi tố cáo bằng 170 lá đơn có liên quan đến các quan chức cấp cao trong nội bộ ĐCSVN như ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, thậm chí ông còn in biểu ngữ công khai giăng trên đường phố.

Điều đáng nói là ông Lê Anh Hùng hai lần bị đưa vào bệnh viện tâm thần, và gần nhất là vào tháng 4/2019 mà gia đình cũng như luật sư của ông đã không được thông tin.

Theo the88project, vào tháng 12/2019, mẹ của ông đã có chuyến thăm nuôi và chia sẻ, ông Lê Anh Hùng tiếp tục bị bác sĩ cưỡng ép, tăng gấp đôi liều lượng thuốc chống rối loạn thần kinh khiến ông bắt đầu xuất hiện triệu chứng ảo giác và mất ngủ.

Kết

Cả Dong Yaoqiong và Lê Anh Hùng đều là những người chống lại chế độ kiểm duyệt tư tưởng, và cả hai đã – đang bị đối xử bằng cách nhốt vào bệnh viện tâm thần, cho sử dụng liều lượng thuốc tâm thần không phù hợp. Lượng thuốc chống rối loạn tâm thần dù với liều lượng nhỏ, tuy nhiên, nó sẽ khiến thể trạng và ý thức người bình thường bị bào mòn theo thời gian. Và nếu như diễn ra một thời gian dài, thì người bình thường sẽ bị buộc trở thành người tâm thần, khiến các lời nói và hành động trước đó của họ bị vô hiệu giá trị.

Việc gia đình và luật sư không được thông tin về liều lượng thuốc chống rối loạn tâm thần làm nổi lên nghi ngờ về việc, cưỡng bức tâm thần nhằm trừng phạt những cá nhân nào dám ‘phỉ báng lãnh đạo’ mà không cần phải thông qua xét xử. Điều này xâm hại nghiêm trọng phẩm giá, quyền tự chủ, và quyền sống của ông Lê Anh Hùng.

Trường hợp sử dụng bệnh viện tâm thần cho các nhà hoạt động nhân quyền có vẻ là cách thức thường được áp dụng trong chế độ toàn trị.

Vào ngày 16/12/2019, Tổ chức Ân xá quốc tế đề cập đến hàng ngàn người dân Iran bị chính quyền nước này đàn áp sau cuộc biểu tình. Trong đó, có nhắc đến nhà hoạt động Soha Mortezaei, cô là ‘một trong hàng chục sinh viên bị bắt trong cuộc biểu tình tại Đại học Tehran vào ngày 18/11/2019’. Kết quả, cô đã bị giam giữ mà không được phép tiếp cận luật sư hoặc gia đình của mình kể từ đó. Và các ‘quan chức an ninh đã đe dọa sẽ tra tấn cô bằng điện và giam cô trong một bệnh viện tâm thần.’

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)