VNTB – Quảng Nam: Hơn 100 hộ dân không giao mặt bằng vì Chính quyền áp giá đền bù không đúng

Hàn Giang (VNTB) Thay vì áp dụng luật Đất đai 2013 để giải quyết đền bù cho người dân nhưng chính quyền huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam lại áp dụng luật Đất đai 2003 khiến người dân ở tuyến đường 607 (khối phố Quảng Lăng 2, phường Điện Nam Trung) gặp nhiều thiệt thòi dẫn đến việc người dân không thể giao mặt bằng cho nhà đầu tư, kéo theo Dự án mở rộng và nâng cấp tuyến đường 607 chậm chễ thi công. Ngoài ra, vấn nạn ô nhiễm môi trường do khói bụi đem lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc làm ăn của người dân khiến người dân bức xúc…

Người dân trình bày bức xúc về giá đền bù và các vướng mắc tồn tại 2 năm qua. Ảnh: Thanh Ba – báo Tuổi trẻ


Áp dụng sai luật dẫn đến người dân bị thiệt thòi
Việt Nam Thời Báo có mặt tại tuyến đường 607, khối Quảng Lăng 2 để ghi nhận ý kiến của người dân thì được biết, hiện có khoảng hơn 100 hộ dân sinh sống quanh tuyến đường này trong đó có một số hộ dân đã nhận tiền và giao đất cho Nhà đầu tư, còn số đông hộ dân còn lại quyết tâm giữ đất hoặc không chấp nhận việc tiếp tục giao đất bởi phát hiện chính quyền huyện Điện Bàn và Nhà đầu tư đã áp dụng luật đất đai không đúng. Cụ thể, khi giải phóng mặt bằng để làm dự án nâng cấp và mở rộng tuyến đường 607, đoạn qua khối Quảng Lăng 2 rơi vào năm 2015, thay vì người dân phải nhận sự đền bù quy định tại luật Đất đai 2013 nhưng đằng này Chính quyền điạ phương lại căn cứ vào luật Đất đai 2003 nên việc áp giá đền bù cho người dân là qúa thấp, không thỏa đáng. Phía Chính quyền địa phương đã đưa phương án nâng giá đền bù lên khoảng 500.000đ/m2 nhưng người dân vẫn không đồng ý.
Ông Đức, một chủ quán tạp hóa nằm trên tuyến đường 607, đoạn khối Quảng Lăng 2 có đất ở và đất vườn nằm trong diện giải tỏa để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án cho biết:
“Theo cũ trước đây thì đất của mình có hơn 400m2 nhưng đất vườn thì hơn 200m2 và đất ở thì 200m2. Hiện tại đất ở thu hồi hết nhưng đền bù theo giá cũ là 720.000đ/m2, bữa nay hỗ trợ thêm khoảng 500.000đ/m2 nữa tổng cộng là khoảng hơn 1200.000đ/m2. Gia đình yêu cầu là lấy hết đất thì phải tái định cư nhưng mấy ảnh (chính quyền) cứ ì xèo nói mình còn đất hè nhưng đất hè thì đất không có bìa đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)”
Ông Đức còn cho Việt Nam Thời Báo biết thêm, tùy theo thời điểm dựa án đến đâu thì giá đền bù có thay đổi tới đó, có đoạn người dân nhập giá đền bù còn thấp hơn ở chổ khu vực ông. Khi Chính quyền thúc giục gia đình ông Đức giao đất rồi từ từ giải quyết, gia đình ông Đức giao đất xong thì bật ngữa ra bởi Chính quyền nói đất không có bìa đỏ. Đại diện Chính quyền nói với gia đình ông Đức là sau này sẽ nâng 200m2 đất vườn thành đất ở còn những đất làm dư ra phải đóng thuế.
“Đoạn trên thì áp giá 640.000Đ/m2, xuống đoạn chổ nhà tôi thì 720.000đ/m2 nhưng khi họp dân vào tháng 06/2015, ông Thương giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất Điện Bàn nói là; công văn giá mới của tỉnh đã có rồi nhưng chưa phê duyệt nên bà con cứ tạm thời nhận giá cũ, mai mốt có giá mới nhận tiếp. Vì lẽ này mà bà con nhận tiền đền bù và vay mượn thêm để làm chứ có mấy trăm triệu làm sao cho đủ”
“Không thể được. Hiện tại đất chổ tôi họ bán một lô khoảng hơn 100m2 thì giá đã 1 tỷ đồng rồi. Giờ tôi có nhận tổng cả tiền hỗ trợ thêm cũng chỉ khoảng mấy trăm triệu chẳng đủ đâu vào đâu hết.”
Cùng hoàn cảnh tương tự như hộ gia đình ông Đức là hộ gia đình bà H, bà H cho biết tính tổng thể đất gia đình bà, của chị bà và đất vườn của mẹ bà là gần 1000m2 đất bị giải tỏa để phụ vụ dự án. Theo bà H, do dự án đang treo và người dân chờ đợi giá đền bù mới cũng hơi lâu nên người dân đưa mặt bằng để làm cho xong dự án của tuyến đường 607
“Người dân tin lời cán bộ nên đồng lòng đưa mặt bằng cho Nhà nước làm nhưng khi con đường đang làm nữa chừng thì người dân tìm hiểu thông tin và biết được những công văn, nghị quyết liên quan, mấy ông mặt bằng không chịu trả cho dân nên đã đấu tranh yêu cầu phải cho trả đúng đền bù cho dân.”- Lời của bà H.
Do giá đền bù không thỏa đáng nên người dân đợi chờ các cấp cao của chính quyền về giải quyết, có người còn gửi đơn ra tận Trung ương mà 2 năm rồi giải quyết vẫn chưa xong. Bà H nói:
“Theo Quyết định nào đó, người dân được 3000.000đ/m2 đất nhưng mà họ đền cho người dân như nhà tôi vào tháng 10/2015 nhưng mà đền theo giá cũ là có 720.000đ/m2, đoạn đường đi qua vào năm 2015….cho nên người dân bức xúc. Khi đền bù là người dân đã không chịu rồi, người dân yêu cầu phải đền giá mới cho họ thì ông Trưởng ban giải phóng mặt bằng nói dân mình nhận tiền, giao mặt bằng cho dự án làm đến khi nào có giá mới thì sẽ phát thêm cho dân, giờ tạm ứng thôi.”
Bản thân hộ gia đình bà H mất rất nhiều đất cho dự án nhưng sắp tới đây, cũng ngay đoạn đường này có thêm dự án làm công viên xanh mini và bà H dự liệu gia đình sẽ tiếp tục mất thêm đất. Bà H cho biết, gia đình bà chấp hành những chủ trương, chính sách của Nhà nước nhưng khi thực hiện làm thì phải rõ ràng, đúng luật.
“Dự án của đường đi qua mảnh đất gia đình tôi, cắt mảnh vườn ra tôi thì 2 mảnh, phía trước nhà tôi còn khoảng mười mấy mét và phía sau còn mấy chục mét để xây dựng nhà ở. Chính quyền nói là thu hồi luôn đất phía trước để làm công viên cây xanh nhưng hiện nay công viên cây xanh vẫn chưa có quyết định của tỉnh là thu hồi đất, phía Giải phóng mặt bằng vẫn áp giá 720.000đ/m2 đó với phần đất phía trước. Tôi không đồng ý điều này, ví dụ làm đường công cộng cho dân đi thì gia đình tôi chấp nhận giao đất nhưng đằng này giờ lấy thêm đất làm công viên phải đền giá khác cho nhà tôi chứ kê khai chung một giá thì làm sao nhà tôi nhận.”
Quan sát hiện trường, Việt Nam Thời Báo ghi nhận ý kiến của người dân cũng có sự khác biệt đơn củ như cùng dự án của tuyến đường 607, cách nhà ông Đức khoảng 100m thuộc khối phố Quảng Lăng khác thì người dân ở đây nhận khoản đền bù cao gần gấp 4 lần so với người dân ở khối Quảng Lăng 2. Ông Đức giải đáp sự khác biệt này:
“Nói chung là chưa có ai đồng ý vì mình đã nằm qua diện Luật đất đai mới 2013 rồi, đến 2015 mình mới nhận tiền nhưng họ không chịu đổi qua luật đất đai mới để giải quyết, đoạn dưới nhà tôi một chút lại nhận được giá mới 3000.000đ/m2”
Théo báo đài Nhà nước phản ánh, trong buổi đối thoại với những hộ dân khối Quảng Lăng 2 có sự góp mặt của Thanh tra tỉnh, Sở GTVT cùng đại diện Chính quyền huyện Địện Bàn thừa nhận sự sai sót trong việc áp dụng luật Đất đai 2003 và 2013, thông báo sẽ tăng giá đền bù m2 đất cho người dân nằm trong diện giải tỏa. Tuy nhiên, việc tăng giá nghe đâu cũng cho còn rất thấp nên đông đảo người dân bỏ ra về.
Bức xúc vì ô nhiễm môi trường.
Cũng tại tuyến đường 607, đoạn khối Quảng Lăng 2, theo báo Tuổi trẻ thông tin thì vào ngày 17/05/2017 vừa qua, hàng trăm người dân đã dùng đến ống bêtông và nhiều vật dụng để ngăn chặn đường, thể hiện sự bức xúc vì ô nhiễm môi trường do khói bụi mà nguyên nhân là dự án đoạn đường đang thi công chậm.
Chia sẻ với Việt Nam Thời Báo về tình trạng ô nhiễm môi trường, bà H lắc đầu ngao ngán:
“ô thôi bụi bặm thì đứng nói tới, không làm ăn buôn bán gì được. Nhà tôi làm ăn buôn bán mà mỗi lần có chiếc xe chạy qua là kéo theo cả một đoạn bụi không cách gì làm ăn được, ở trong nhà mà lau bữa một mà cũng bụi đầy”
Người dân dùng ống cống chặn đường bày tỏ bức xúc việc áp giá đền bù, hỗ trợ tái định cư. (Ảnh Quang Nam- theo Đời sống& Pháp lý
Ông Đức cũng phản ánh tình trạng ô nhiễm khói bụi tương tự:
“Có. Từ đầu ngã tư cho đến đoạn đường còn làm nữa chừng thì nhà nào cũng bị bụi bay mù mịt hết. Nói chung mấy quán sát đường phải đóng quán, có quán đóng từ Tết đến giờ chứ bán đâu có được, buị quá. Còn chổ nhà tôi thì đỡ hơn, ngày quét 2 lần bụi”
Điều đáng nói ở đây là tình trạng ô nhiễm đã kéo thời gian dài do đi cùng với dự án thi công đoạn đường, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc làm ăn của người dân nhưng sự quan tâm của chính quyền địa phương là:
“Không. Vẫn bình thường, chẳng ai nói năng gì hết. Ai bụi kệ ai bụi, dân có bị bụi cũng chẳng ai nói rằng gì hết”- Lời của bà H.
Theo bà H, những quán xá như quán caphe, quán ăn ở hai bên đường trước tình trạng ô nhiễm khói bụi có phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng đến nay kết quả giải quyết vẫn hoàn y. Người dân có bức xúc thì chính quyền cho xe tưới nước đến tưới, đặt bảng cảnh báo nguy hiểm được vài ngày bởi đây chỉ là giải pháp ứng phó tạm thời.
Nhà đầu tư cho rằng, dự án chậm thi công là do một số người dân không chịu giao mặt bằng trong khi về phía người dân thì theo như phản ánh ở trên, giá đền bù quá thấp do chính quyền áp giá sai luật.
Người dân như ông Đức mong muốn:
“Trước tiên là phải tái định cư cho tôi. Nếu không tái định cư thì phải bồi thường tiền đất như giá thị trường. Thêm nữa, đất phía trước nhà tôi yêu cầu phải đo trở lại.”
Trong khi bà H mong sao những người cán bộ, những người đại diện cho Chính quyền biết luật phải làm đúng pháp luật để dân được nhờ./.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)