VNTB – Tại sao lại tổ chức Quốc tang cho Lê Khả Phiêu? *

VNTB – Tại sao lại tổ chức Quốc tang cho Lê Khả Phiêu? *

Âu Dương Thệ

(VNTB)Liệu ông Trọng có thể xuất hiện vào ngày mai và sẽ nói gì về „thành tích“ của Lê Khả Phiêu  với Đảng và Nhân dân?

Lời giới thiệu: Cựu Tổng bí thư (TBT) Lê Khả Phiêu (LKP) vừa mất ngày 7.8.2020 (89 tuổi) và được ông Tổng-Chủ Nguyễn Phú Trọng cho tổ chức „Quốc tang“ trong hai ngày 14-15.8.2020. Các báo lề Đảng đều viết bài ca tụng ông „là người CS vì dân vì nước“! Còn Tổng-Chủ CS Trung quốc Tập Cận Bình trong thư chia buồn đã gọi “đồng chí Lê Khả Phiêu cũng là người đồng chí thân thiết và bạn bè thân mật của Đảng và nhân dân Trung Quốc” (BBC 8.8).

Tuy nhiên đây vẫn chỉ là thói quen thích giả dối giữa họ với nhau và giữa họ với nhân dân. Trong thực tế thì lại trái ngược hoàn toàn. Chính Lê Khả Phiêu đã bị Đỗ Mười và Lê Đức Anh ép phải bỏ chức TBT, mặc dầu trước đó trên 3 năm chính hai người này đã vụng trộm đặt ông Phiêu vào chức vụ này trong Hội nghị Trung ương 4 (HNTU 4) (22-29.12.97) (Khóa 8).

Theo Điều lệ Đảng thì TBT phải được bầu trong một Đại hội (ĐH).  Sở dĩ có giải pháp bất thường này vì trước đó không lâu giải pháp đưa Đào Duy tùng và Nguyễn Hà Phan làm TBT và Thủ tướng (TT) bất thành, do bị phe TT Võ Văn Kiệt phá vào phút chót tại HNTU 10 (10.-20.4.1996) Khóa 7 chỉ vài tuần trước ĐH 8 (28.6.- 1.7.96).

Nhưng không lâu sau khi nắm chức TBT, LKP lại tìm mọi cách ngăn chặn sự can thiệp của của hai „Thái thượng hoàng“ Đỗ Mười và Lê Đức Anh. Cuối cùng hai người này đã vận động trực tiếp các đương kim và cả các cựu ủy viên  Bộ chính trị (BCT) và Trung ương đảng (TUĐ) kể cả đại thần cuối cùng của chế độ khi đó là tướng Võ Nguyên Giáp, để áp lực mở cuộc „đảo chính“ trong đảng để loại LKP mất chức TBT tại ĐH 9 (4.2001). Sau đó Đỗ Mười đã lạm dụng uy quyền đặt Nông Đức Mạnh lên làm TBT để đứng đằng sau giật dây suốt trên 10 năm liên tiếp. Đây là giai đoạn cực kì rối loạn trong cung đình CS. Những „đồng chí“ có „quyền uy“ tìm mọi thủ đoạn cực kỳ hạ cấp xấu xa thanh toán các „đồng chí“ có „quyền lực“!

Về các „thành tích“ của LKP trong hơn ba năm làm TBT: Ông tôn thờ Bắc kinh (BK), đã chọn chuyến thăm  Trung quốc (TQ) lần đầu vào cuối tháng 2.1999 , đúng vào thời điểm kỉ niệm 20 năm Bắc kinh mở cuộc chiến tranh biên giới „dạy cho VN bài học“. Vì thế cũng như nhiều năm trước chế độ toàn trị đã phải thực hiện đòi hỏi của Bắc kinh là „khép lại quá khứ“, nên không cho binh sĩ và nhân dân kỉ niệm cũng như thăm viếng các nghĩa trang bộ đội và nhân dân đã hi sinh trong cuộc chiến chống xâm lược của Trung quốc.

Dịp này LKP cùng phái đoàn lại lấy làm vinh hạnh về thăm Thành đô và tới nhà khách „Kim ngưu“, nơi Hội nghị Thành Đô đã diễn ra vào tháng 9.1990. Trong đó phái đoàn Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười phải chịu làm thân phận con „trâu vàng“ kéo cày cho Bắc kinh. Trong Thông cáo chung kết quả chuyến thăm này, LKP đã chấp nhận các đòi hỏi của Chủ tịch nước (CTN) và TBT Giang Trạch Dân là , „Kí kết Hiệp ước về biên giới trên bộ trong năm 1999; giải quyết xong vấn đề phân định Vịnh Bắc bộ trong năm 2000.“ 

Vì vậy để lấy lòng Bắc kinh chính LKP đã „đích thân chỉ đạo“, nên ngày 30.12.1999 tại Hà nội hai bên đã kí Hiệp ước Biên giới, mặc dầu các cuộc thảo luận chưa kết thúc và tới khi kí kết thì văn bản Hiệp ước vẫn chưa được công bố. Khi ấy LKP tôn thờ Bắc kinh và từng nói: „Nếu Bắc kinh trụ được thì Hà nội cũng trụ được“. Khi đó hiểu là, nếu Bắc kinh trợ lưng thì LKP sẽ trụ được ghế TBT tiếp!

Chính vì vậy tờ Nhân dân đã viết bài Xã luận ngày 31.12.99 lên tiếng đe dọa về những bất bình và quan ngại cả trong đảng lẫn nhân dân về những nhượng bộ đất đai cho TQ: „Cần quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân nội dung, ý nghĩa của hiệp ước, tạo ra sự thống nhất nhận thức, thống nhất hành động…Cần giải thích rõ cho các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân ở từng địa phương biên giới về các thỏa thuận cụ thể, hướng dẫn các công việc thực hiện Hiệp ước.“ 

Trong khi ấy LKP lại tìm mọi cách cản trở bang giao với Hoa kì, như không để ký „Hiệp định Thương mại“ (Bilateral Trade Agreement -BTA) giữa hai nước trong dịp Tổng thống Clinton và TT Phan Văn Khải cùng dự hội nghị cấp cao Apec ở Auckland (Tân tay lan) 9.1999, mặc dầu hai bên đã thỏa thuận xong từ cuối tháng 7.1999 và phải đợi thêm hơn một năm sau khi TQ gia nhập WTO. 

Về đối nội, LKP mở phong trào thanh lọc trong đảng với kế hoạch chống tham nhũng, qui định „cấm các điều đảng viên không được làm“, „kê khai tài sản cán bộ“…Mở phong trào rầm rộ Tự phê bình và Phê bình (TPB &PB) suốt hai năm (19.5.99 – 19.5.2001). Mặc dầu khi ấy được Nguyễn Phú Trọng tiếp tay, nhưng chỉ là đầu voi đuôi chuột, nên cuối cùng các kế hoạch này đều thất bại. Để trốn tránh trách nhiệm, LKP đã đổ tội cho khuynh hướng đòi đổi mới thực sự khi ấy với các đại diện nổi tiếng như TT Võ Văn Kiệt và trung tướng Trần Độ, Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo). Tại ĐH đảng bộ thành phố HCM ngày 20.12.2000 ông Phiêu đã vừa mạ lị, vừa kết án: 

[Thành phố HCM đang đứng trước] „giữa hai con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa XHCN và công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tư bản chủ nghĩa, giữa quyết tâm giữ vững chế độ XHCN trong quá trình phát triển và âm mưu thủ đoạn kiềm chế, thúc ép, ràng buộc, lợi dụng để đưa nước ta vào quĩ đạo khác, không còn là CNXH.

Phải đề phòng hiện tượng „nói vậy mà không làm vậy“, nói tán thành „định hướng XHCN“, „độc lập tự chủ“, „phát huy nội lực“, nhưng việc làm thì đi theo các lời khuyên đường mật và mua chuộc vật chất của kẻ xấu, ỷ lại vào bên ngoài. Kẻ thù hiểu rằng, muốn xóa bỏ CNXH ở VN thì phải chuyển hóa ĐCS, làm cho ĐCS còn tên mà đã biến chất.“  Khi đó (1997) NPT vừa nhảy được vào BCT và là cánh tay mặt của ông Phiêu trong việc chống Võ Văn Kiệt và chống tham nhũng.  Đặc biệt của LKP còn rất mê tín, dị đoan và tìm cách coi là hậu duệ của nhà Lê!

Chỉ hơn ba năm làm TBT nhưng lập trường, thái độ và những việc làm của LKP đã dẫn đến xung đột cực kì nghiêm trọng giữa LKP với những người có quyền lực nhất khi ấy. Khiến Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã phải ra tay tổ chức „đảo chính“ để hạ bệ làm nhục LKP. Như vậy Nguyễn Phú Trọng lấy lí do gì để tổ chức „Quốc tang“ cho LKP? Ngay cả „Đảng tang“ cũng còn không xứng! Liệu ông Trọng có thể xuất hiện vào ngày mai và sẽ nói gì về „thành tích“ của LKP với Đảng và Nhân dân?

***

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (5)
  • comment-avatar

    Đất biên giới, vùng biển và đảo phía bắc mất về tay Trung Quốc là do “công” rất lớn của ông này!

  • comment-avatar
    Nguyễn Mê Linh 4 years

    Cần cái nhìn lạc quan CM : Lại thêm ông nữa đã đi rồi !
    Tuổi già 89 phải hết hơi . Ai chẳng đến ngày theo quy luật .
    Cõi trần hết hạn ,được rong chơi !

  • comment-avatar
    Si Tran 4 years

    … Nên dùng từ Đảng tang thì đúng hơn,… ?

  • comment-avatar
    Tam Luong Hong 4 years

    Căn cứ vào di chúc của ông thì ông : Không cần quốc tang bởi ông thấy đó là : Huyễn ảo chăng ?

  • comment-avatar
    Hồng Nhất Chanh 4 years

    Lãnh thổ Việt Nam từ Ải nam quan đến Mũi Cà Mau chỉ cần hỏi đảng cộng sản Việt Nam bây giờ Ải nam nằm ở đâu rồi kg trả lời được thì trừ đi cửu tộc tập đoàn cộng sản hồ Chí Minh rất đơn giản