VNTB – Tập Cận Bình là ai: một lòng tôn kính Mao

Vũ Quốc Ngữ dịch (VNTB) Hơn nửa nhiệm kỳ năm năm của mình như là chủ tịch Trung Quốc và tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dự kiến sẽ là người đứng đầu của ít nhất hai thiết chế, sự đàn áp mở rộng của Tập Cận Bình đối với các tổ chức xã hội dân sự và quảng bá sự tôn sùng cá nhân đã gây thất vọng nhiều nhà quan sát, cả ở Trung Quốc và nước ngoài, những người đã nhìn thấy ông ta như là một nhà cải cách tự do theo định mệnh của di sản gia đình và kinh nghiệm cuộc sống.

Cam kết con đường cải cách


Nhiều người nghĩ Tập phải đã hiểu được sự nguy hiểm của độc tài đảng trị từ những kinh nghiệm của gia đình dưới sự cai trị của Mao. Cha của ông ta, Tập Trọng Huân (1913-2002), đã gần như bị tử hình trong một cuộc xung đột nội bộ bên trong Đảng năm 1935, đã bị thanh trừng trong một cuộc đấu tranh khác trong đảng vào năm 1962, và bị tra tấn trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và bị buộc về hưu sau một cuộc đối đầu trong đảng vào năm 1987. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, một trong số chị em gái của Tập Cận Bình đã bị dày vò đến mức mà cô đã tự tử. Bản thân Tập Cận Bình, như con cháu của một “người theo tư bản chủ nghĩa,” bị đưa về nông thôn để lao động cùng với những người nông dân. Việc đày đọa này thật khắc nghiệt do đó Tập đã trốn chạy nhưng bị bắt và đưa trở lại.
Không ngạc nhiên, sau đó, mà cả cha và con trai đã cam kết theo con đường cải cách trong suốt sự nghiệp của họ. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, Tập cha đi tiên phong trong cải cách mở cửa ở phía nam tỉnh Quảng Đông và đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập các đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Năm 1987, một mình ông trong Bộ Chính trị từ chối bỏ phiếu nhằm thanh trừng người mang tư tưởng cải cách Hồ Diệu Bang. Tập con bắt đầu sự nghiệp của mình như là một người quản lý khiêm tốn, thực dụng, người đầu tiên ủng hộ tăng trưởng ở vùng nông thôn và sau đó ở Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, ba đơn vị tỉnh của Trung Quốc mở của nhất với thế giới bên ngoài. Trong bước cuối cùng của quyền lực, Tập đã được lựa chọn thay vì Bạc Hy Lai, người đã thúc đẩy các chính thời sách mạng Văn hoá ở siêu đô thị Trùng Khánh.
Đối với tất cả những lý do này, một khi Tập leo lên chức vụ cao nhất của quốc gia, Tập được trông đợi theo đuổi tự do hóa chính trị và cải cách thị trường. Thay vào đó, ông ta đã khôi phục rất nhiều các giá trị nguy hiểm nhất của thời Mao: chế độ độc tài cá nhân, ý thức hệ bắt buộc, và ngược đãi tùy tiện.
Nhưng tôn kính dành cho Mao “thủ cựu”
Chìa khóa cho nghịch lý này là sự tôn kính dường như phi lý Tập đối với Mao. Quan điểm về Mao của Tập được biểu hiện ở tiểu sử chính thức của bố ông ta biên soạn bởi các học giả Đảng và tập đầu tiên được công bố khi Tập đã gần đạt được quyền lực tối cao và tập thứ hai ra sau khi ông ta đã trở thành tổng bí thư đảng và chủ tịch nước. Về việc gần như bị hành quyết của Tập cha năm năm 1935, cuốn sách nói rằng Mao đã cứu cuộc đời của ông này, ra lệnh thả tự do với triết lý hành củ không giống như hành lá: nếu bạn cắt chúng ra chúng sẽ không phát triển trở lại. Mao sau đó bảo trợ cho sự nghiệp của Tập Cận Bình như là một quan chức ở Diên An và là một quan chức hàng đầu ở Bắc Kinh năm 1949.
Đối với sự thanh trừng Tập năm 1962, cuốn sách tiểu sử đổ lỗi cho Khang Sinh (Kang Sheng), tư lệnh cảnh sát mật của Mao, chứ không phải là bản thân Mao, và tuyên bố rằng Mao bảo vệ Tập bằng cách gửi ông ta đi lao động ở một nhà máy ở tỉnh lẻ để tránh cơn bão chính trị ở Bắc Kinh. Khi cuộc Cách mạng văn hóa nổ ra một vài năm sau đó và Hồng vệ binh “kéo ra” Tập từ nhà máy này để bị đấu tố và đánh đập thể chất, cuốn sách nói rằng Thủ tướng Chu Ân Lai đã giam Tập con trong quân đội doanh trại gần Bắc Kinh như một cách để bảo vệ. Những câu chuyện này không nghi ngờ đưa ra thông điệp về Mao như Tập muốn. Nhưng chúng là cơ sở trong thực tế lịch sử và giúp giải thích sự phức tạp của mối quan hệ của Tập với di sản của Mao. Như Tập nói trong những năm sau, “Nếu Mao không cứu sống cha tôi, tôi sẽ không có mặt ở đây ngày hôm nay.
Sự tôn trọng Tập dành cho Mao không phải là một kỳ quặc cá nhân. Nó được chia sẻ bởi nhiều người trong giới con ông cháu cha trong chế độ cộng sản, như Agnès Andresy chỉ ra trong cuốn sách của mình về Tập, nhiều con cháu của cựu lãnh đạo giờ là lãnh đạo hàng đầu và giới doanh nhân của Trung Quốc hôm nay. Năm 1981, Đặng Tiểu Bình tuyên bố rằng những đóng góp của Mao nhiều hơn tội lỗi của ông ta với một tỷ lệ 7 với 3.” Nhưng trong thực tế Đặng loại bỏ tất cả mọi thứ của Mao. Trái ngược với sự đánh giá của phương Tây rằng Đặng cứu chế độ sau khi Mao gần như phá nát, Tập và rất nhiều quý tộc đỏ khác cho rằng Đặng Tiểu Bình đã gần như phá hủy hết di sản của Mao.
Sự tôn kính của họ đối với Mao là khác nhau từ những hoài niệm đơn giản của những cựu Hồng vệ binh và nhóm trẻ những người mơ hồ nhớ một giai đoạn của chủ nghĩa lý tưởng vị thành niên. Thay vào đó, như nhà tư tưởng ủng hộ dân chủ Lí Vệ Đông viết trong một bài luận trực tuyến nhiều bàn luận “Con đường của đế chế đỏ”, con cái của tầng lớp sáng lập chế độ cho mình là người thừa kế “tất cả dưới bầu trời”, một thế giới rộng lớn mà cha ông họ đã chinh phục dưới sự lãnh đạo của Mao. Cha mẹ của họ đến từ các vùng nông thôn nghèo khó và leo lên tầng lớp cai trị của một đế chế. Thế hệ thứ hai được đặc quyền sống trong một đất nước đã “đứng dậy” và được tôn trọng và lo sợ trên toàn cầu. Chúng không nghĩ sẽ là thế hệ để mất đế chế.”
“Lý thuyết dòng máu”
Suy nghĩ này đã khiến Lưu Nguyên (Liu Yuan), con trai của cựu chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi), người mà Mao thanh trừng và chết trong tủi nhục, hỗ trợ Tập trong việc làm sống lại ý tưởng theo chủ nghĩa và biểu trưng của Mao. Cùng một logic trên, nhiều con đẻ của nhiều nạn nhân nổi tiếng của Mao đã hình thành các nhóm tôn vinh di sản của Mao Trạch Đông, như Hiệp hội Bắc Kinh của con trai và con gái của Diên An và Hiệp hội Bắc Kinh để thúc đẩy văn hóa của những người sáng lập của dân tộc.
Các quý tử đỏ dường như coi trọng ý nghĩa sinh học chữ trong “lý thuyết dòng máu” của sự tinh khiết chính trị mà là phổ biến trong tầng lớp thượng lưu, con Hồng vệ binh trong cuộc Cách mạng văn hóa: “Nếu người cha là một anh hùng thì con trai là một người đàn ông thực sự, nếu người cha là một phản cách thì con trai là một quả trứng xấu “( laozi yingxiong erzi haohan, laozi fandong erzi huaidan). Họ không thấy sự mỉa mai trong việc cổ vũ cuộc tấn công Tập Cận Bình đối với quan chức tham nhũng mặc dù Mao thanh trừng những người cha của mình là “những nhà tư bản trong quyền lực.” Họ bào chữa rằng thanh trừng của Mao chỉ là một sai lầm. Nhưng họ thấy quan chức ngày nay phục vụ đảng, vì đảng cho quyền lực mà không phải vì họ được thừa hưởng một tinh thần hy sinh cách mạng từ tổ tiên của họ. Những kẻ cơ hội đó đều là những con sâu ăn mòn di sản của cuộc cách mạng.
Di sản đang bị đe dọa bởi các lực lượng khác. Tập nhậm chức trong thời điểm khi chế độ phải đối đầu với một loạt các thách thức khó khăn đến cùng một lúc. Chế độ phải quản lý một nền kinh tế chậm lại; xoa dịu hàng triệu công nhân bị sa thải; thay đổi từ nền kinh tế xuất khẩu sang tiêu thụ trong nước; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, nợ xấu cao và các khoản đầu tư không hiệu quả; ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và sự tàn phá môi trường gây khó chịu đối với tầng lớp trung lưu mới; và giảm bớt và nâng cấp quân đội. Về quốc tế, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tự coi mình là buộc phải phản ứng một cách quả quyết với áp lực ngày càng tăng từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, và các chế độ ở Đông Nam Á, những nước đang cố gắng để chống lại sự phòng vệ chính đáng của Trung Quốc về lợi ích của mình ở những nơi như Đài Loan, quần đảo Senkaku, và biển Đông.
Bất kỳ nhà lãnh đạo phải đối mặt với rất nhiều vấn đề lớn như thế cần rất nhiều quyền lực, và Mao là một mô hình cho ông ta nhiều quyền lực như vậy. Tập Cận Bình đứng đầu đảng, nhà nước, và lực lượng quân đội. Nhưng hai người tiền nhiệm trước đây của Tập, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, thực hiện những vai trò của mình trong hệ thống lãnh đạo tập thể, trong đó mỗi thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách một chính sách hay tổ chức cụ thể và thực hiện nó mà không cần nhiều sự can thiệp từ các quan chức cấp cao khác.
Mô hình này không mang lại sự lãnh đạo quả quyết mà Tập và những người ủng hộ ông cần. Vì vậy, Tập đã phải tách biệt với các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, ngoại trừ Trưởng ban Tuyên giáo Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan) và người đứng đầu cơ quan giám sát chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan). Ông ta đã đứng đầu 7 cơ quan quan trọng nhất trong số 22 “nhóm nhỏ hàng đầu” làm chính sách trong các lĩnh vực cụ thể. Chúng bao gồm cơ quan mới thành lập Nhóm lãnh đạo trung ương toàn diện về tăng cường cải cách, một cơ quan đã loại bỏ chức năng quản lý kinh tế của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Và Tập đã lập ra Hội đồng An ninh Quốc gia để điều phối các vấn đề an ninh nội bộ.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)