VNTB – Tổ quốc, phục vụ và bảo vệ tổ quốc

VNTB – Tổ quốc, phục vụ và bảo vệ tổ quốc

Hoàng Lan Mộc Châu

 

(VNTB) –  Tổ quốc Việt Nam là của chung, máu thịt và linh hồn của người Việt Nam trong nước hay trên toàn thế giới. Tổ quốc không phải là của một nhà nước, một đảng phái. 

 

1/ Tổ quốc là gì

Việt Nam Tự Điển của Ban Văn Học Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa Tổ quốc là: nước nhà mình

Thiều Chửu định nghĩa Tổ quốc là nước mà tổ tiên vẫn ở từ trước. Ông đinh nghĩa chữ quốc là nước (gồm có nhân dân, đất đai và chủ quyền)

Nói đến Tổ quốc là nói đến Lãnh thổ, nhân dân và chủ quyền 

3 yếu tố thiết yếu lãnh thổ, nhân dân và chủ quyền cấu thành Tổ quốc được gìn giữ và tôn trọng bởi người thuộc tổ quốc ấy và có thể ngay cả  những người khác tổ quốc, nhưng tổ quốc cũng có thể  bị xâm hại bởi chính người trong nước, người con dân của Tổ quốc, hay ngoại bang. Chính quyền cai trị có thể giới hạn, xâm phạm quyền làm chủ, nhân quyền, dân quyền của người dân. Lãnh thổ có thể bị ngoại quốc xâm lược bằng võ lưc hay lấn chiếm với đủ cách thức, người dân bị ngoại quốc ngăn cấm đi lại, hành nghề trên lãnh thổ, lãnh hải của tổ quốc mình.

Nhưng dù tổ quốc bị xâm hại, thậm chí bị chiếm đoạt bởi ngoại bang nó vẫn không biến mất. Người đi xa vẫn còn tổ quốc ở trong tim. Dù sinh trưởng tại một quốc gia khác, là công dân, nhập quốc tich một nước khác, dù có thể bị mất quyền công dân của nơi tự ý hay bị ép buộc bỏ ra đi, tổ quốc, quê cha đất tổ  do tổ tiên mình gầy dựng, vẫn là một phần tinh thần, máu thịt của mình, phong hóa tập tục ông bà còn tồn tại trong lòng người nhiều thế hệ xa quê hương.

Người ta có thể chống chế độ, chống nhà nước cai trị tổ quốc, nhưng người ta không, và không thể, không đươc chống tổ quốc.

Trong những quốc gia dân chủ, tự do, người dân được khuyến khích đi bầu định kỳ, 4 hay 5 năm một lần, để qua lá phiếu đa số họ đồng tình giữ lại thể chế, nhà nước đương quyền, hay đưa lên một thể chế, chính phủ hoàn toàn khác. Nhưng thể chế có khác, tổ quốc vẫn vậy. Có thể ví tổ quốc như một nhà hát lớn, trên sân khấu của nó diễn ra những vở kịch khác nhau, cho dù ngay cả sân khấu cũng có thể thay đổi cho phù hợp với sự trinh diễn vở kịch, tòa nhà hát vẫn không thay đổi.

Có chủ thuyết cổ vũ cho một thế giới đại đồng, hy vọng làm mờ dần đến lúc không còn biên giới phân chia các dân tộc riêng rẽ, không còn tổ quốc. 

Có lúc người ta lợi dụng tổ quốc coi như một đặc thù, một món quà trời cho một dân tộc để kỳ thị dân tộc khác trên cùng lãnh thổ. Đức quốc xã là một ví dụ. Họ dùng danh từ Vatherland, vùng lãnh thổ của tổ tiên giống đặc chủng Aryan, khích động lòng ái quốc và gây thù hận với dân Do Thái trong xứ.

Tổ quốc còn được gọi giang sơn, quê hương. 

Bình Ngô Đại Cáo viết phần mở đầu được Bùi Kỷ dịch: 

Như nước Việt từ trước

Vốn xưng văn hiến đã lâu

Sơn-hà cương-vực đã chia

Phong tục bắc Nam cũng khác

Từ Đinh, Lê, Lý Trần gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống ,Nguyên hùng cứ một phương.

 

Nói đến tổ quốc là nghĩ đến đất đai, biển đảo và những giá trị tinh thần, văn hóa, phong tục, ngôn ngữ mà tổ tiên, các bậc vĩ nhân, tích lũy từ một quá khứ dài hào hùng, đầy vinh quang, tủi nhuc  nỗ lực, hy sinh và cống hiến. 

Tổ quốc” hay giang sơn đất nước là quê hương của mọi người cùng chung tổ tiên, không phải là tài sản riêng của một cá nhân, một dòng họ, một sắc dân, một đảng phái, một chế độ nào. Những người, ngay cả người xin nhập quốc tich, nhận chung Tổ quốc, có tài sản chung của cả một dân tộc trải qua hàng nghìn đời vun đắp, giữ gìn, người đời sau thừa kế và xây dựng, một thứ tài sản thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tổ tiên đế lại và luôn coi Tổ Quốc Tối Thượng, Tổ quốc trên hết. 

Tổ quốc là tài sản chung của dân tộc, là linh hồn, là máu thịt của nhân dân. Đại Việt sử ký toàn thư chép lời vua Lê Thánh Tông “Một thước dất , một tấc sông núi của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? chớ cho [giặc phương bắc] lấn dần. [kẻ nào] dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”. 

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết 

Dù như sông cạn đá mòn. 

Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa (Thề non nước).

Tình yêu tổ quốc còn nặng hơn tình máu mủ ruột già, gia đình, cha con.

Nguyễn Phi Khanh không cho Nguyễn Trãi theo mình mà phải  về tìm cách diệt giặc cứu giang sơn. 

 

Tổ quốc tối thượng

 

Nhiều ngôn ngữ trên thế giới cũng có từ chỉ vùng đất cha mẹ, tổ tiên để lại cho người đời sau là Tổ quốc, tiếng Anh là Fatherland, Tiếng Đức hay tiếng Pháp cũng tương đương vậy. Qua nhiều tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, chuyện kể thấy được các dân tộc trên thế giới có tình cảm giống nhau đối với tổ quốc.

 

2/ Quốc gia và Tổ quốc.

 

Trong nhiều ngôn ngữ, các từ ngữ diễn đạt tổ quốc, quốc gia thường có thể thay thế cho nhau, nhưng nội hàm của các từ ngữ đó thường “chồng lấn” nhau. Motherland, Fatherland, country trong tiếng Anh có thể dịch là đất nước hay tổ quốc; Pays, patrie trong tiếng Pháp có thể dịch là xứ sở, tổ quốc, quốc gia.

Thời phong kiến, khái niệm quốc gia và tổ quốc gần như là một. Các quân vương coi tổ quốc là của mình, dân chúng là con cái của mình. 

Ngày nay Quốc gia được hiểu là nợi hội tụ của các dân tộc hợp thành, được kết nối bởi lịch sử, văn hóa có một mẫu số chung nào đó. Quốc gia có thể mang tên của thời đại. Thời đại có thể thay đổi, quốc gia cũng thay đổi, 

Quốc gia là một thực thể hợp thành từ địa lý, chính trị, tinh thần, tình cảm và pháp lý. Quốc gia là một tập thể nhiều cộng đồng sắc tộc,  chung sống với nhau trên cùng một lãnh thổ. Nhiều quốc gia liên bang có các tiểu bang, và trong quốc gia ít, nhiều có khuynh hướng đối lập, các khuynh hướng đối lập này tập trung lại thành các nhóm chính trị, đảng phái, tổ chức. Đôi khi các tổ chức đối lập có những xung đột nghiêm trọng với nhau hoặc với chính phủ địa phương hay trung ương, có thể dẫn đến chia rẽ, đòi thành lập các quốc gia, khu tự trị  khác. 

Sông Gianh nước chảy đôi dòng 

Đèn chong đôi ngọn biết trông ngọn nào?

Quốc gia có chủ quyền, có dân chúng, có lãnh thổ, biên giới, nhưng không thể đánh đồng tổ quốc là quốc gia, chế độ hay đảng phái. 

Tổ quốc không thay đổi

Chế độ cai trị quốc gia có thể thay đổi.

 

3/Nhà nước của một quốc gia

Nhà nước hay chính phủ của một quốc gia là hệ thống chính trị mà theo đó một quốc gia hay một cộng đồng dược quản lý, diều hành.

Mỗi kiểu nhà nước có hình thức, bộ máy, bản chất, chức năng của nó 

Nhà nước càng không phải là tổ quốc.

Các hinh thức nhà nước thay đổi từ thời thượng cổ và sẽ còn thay đối theo sự giao thoa tư tưởng nhân loại. Sẽ có những loại hình nhà nước được coi là tốt hơn, và ngược lại. Nhưng sự thay đổi nhà nước không làm thay đổi Tổ quốc.Tổ quốc như người mẹ, có những đứa con có thể theo đuổi chế độ khác nhau.

Phải thấy rằng Tổ quốc là căn bản bất di bất dich. Quốc gia và thể chế ,chính quyền của quốc gia chỉ là phương tiện cai trị. 


Ở đời muôn sự của chung

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi

 

ll/ Phuc vụ và  Bảo vệ tổ quốc 

Phục vụ và bảo vệ tổ quốc nói chung là bảo vệ truyền thống dân tộc, danh dư, lãnh hải, lãnh thổ, bảo vệ mội trường, chống lại các hành động, thế lực phương hại tổ quốc.  Bảo vệ tổ quốc không có nghĩa là bảo vệ một chế độ, một đảng phái hay chinh quyền.

Tổ quốc trên hết. Nhiệm vụ phuc vụ, bảo vệ tổ quốc phải trên hết. Tổ quốc không phài là quốc gia, nhà nước, không của riêng cá nhân hay đảng phái hay tôn giáo nào cho nên không thể đánh đồng trách nhiệm phục vụ tổ quốc là phải phuc vụ nhà nước, đảng phái, tôn giáo nào. 

Nhiệm vụ bảo vê và phục vụ tổ quốc, mặt khác là phải giúp kiện toàn nhà nước. Dù nhà nước không phải là Tổ quốc, nhưng nhà nước ảnh hưởng đến tổ quốc. Giúp kiện toàn nhà nước là giúp tổ quốc, trong dó có sư toàn vẹn lãnh thổ, hạnh phúc và tư do của nhân dân và chủ quyền  của tổ quốc. Tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội là bổn phận, và quyền lợi của mỗi công dân. Tự do ứng cử, bấu cử phải được tôn trong. Mọi người dân đều có quyền tham gia lãnh dạo quốc gia, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, chính kiến. Hành vi ngăn cấm công dân tham gia điều hành nhà nước, bầu cử gian lận, dùng các thủ đoạn sàng lọc quyền ứng cử là hành vi phản bội tổ quốc.

Tóm lại, không thể nói yêu tổ quốc là phải yêu chế độ cai trị, yêu chủ nghĩa của nhà nước đang cai trị, cũng không thể nói nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ chế độ, một đảng phái đang nắm quyền cai trị, hay đường hướng, chủ nghĩa của một đảng phái. Và bảo vệ, phục vụ tổ quốc cũng phải là tích cực đấu tranh để đạt quyền công dân  mà hiến pháp quy đinh. 

Quân đội có trách nhiêm bảo vệ tổ quốc trong thời bình cũng như thời chiến. Quân đội thoát thai từ nhân dân, nhân dân của tổ quốc. Nhân dân không phải của  nhà nước hay đảng phái, của một phe phái cầm quyền  Lập luận cho rằng quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực, phục vụ cho mục đích chính trị của một giai cấp, nhà nước là một nhận đinh khiên cưỡng nhằm lôi kéo quân đội về phe đảng phái, nhà nước cai trị.

Lập luận này chỉ có trong một quốc gia bị cai trị bởi một đảng, độc tài. Trong một thể chế dân chủ, chính quyền thay đổi liên tục qua sự bầu cử tự do, quân dội không thể ủng hộ một chính phủ nào. Quân đội phải đứng trung lập. Quân đội phải trung thành phục vụ tổ quốc. Quân đội ngăn chặn bất cứ hành động nào xâm phạm tổ quốc lãnh thổ, chủ quyền, nhân dân dù cho các hành động đó từ chính quyền trong nước hay ngoại bang.

Trong các quốc gia dân chủ, quân nhân các cấp không được phép gia nhập một đảng phái chính trị nào. Muốn tham gia chính trị, quân nhân phải xin xuất ngũ. Tại Hoa Kỳ  các buổi diễn văn thường niên của tổng thống trước quốc hội đều có mặt các tướng lãnh chỉ huy quân đội. Mặc người chống đối hay hoan nghênh TT, các tướng lãnh quân đội luôn giữ thái độ trung lập, không bao giờ tỏ thái độ ủng hộ hay chống đối. Như thế bảo vệ tổ quốc có thể là phải chống với chế độ, nhà nước đương quyền nếu  nhà nước này đưa nguy cơ đến cho tổ quốc, dân tộc hay lệ thuộc ngoại bang.

Thời quân chủ đất nước là của vua, thần dân là của vua cho nên dễ hiểu là bảo vệ triều đại, ngai vàng của vua là bảo vệ tổ quốc, nhưng cũng đã có nhiều cuộc nổi dây đánh đổ một triều đại của một ‘ông con trời’ và một Thiên tử khác, một triều đại khác thay thế, Triều đai có thể bị thay thế bằng nhiều cách, do thối nát, do âm mưu các thế lực giòng họ kình chống nhau, do thế lực ngoại bang, do theo đuổi chính sách, chế độ tác hại đến tổ quốc, nhân dân, lãnh thổ.

Lấy nhà tiền Lê làm ví dụ.

Sư Vạn Hạnh, một vị chân tu, tài đức vẹn toàn, đã dốc lòng phù tá vua cha Lê Đại Hành nhưng cũng vì nước mà không phù Lê Long Đĩnh. Ông không quên công lao đánh thắng quân Tống xâm lược, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước của Lê Đại Hành. Ông không phụ tiên vương, nhưng vì tổ quốc, vì tương lai dân tộc nên phải tìm cách phế bỏ một triều đại ông dầy công xây dựng để rồi đem đến cho tổ quốc một triều Lý hoàng kim, thịnh vượng hơn. 

 Thời Lê sơ, Từ Lê Lợi giành độc lập, các vua Lê nắm trọn  quyền tự chủ,  là thời kỳ vĩ đại, đáng kiêu hãnh trong lịch sử Việt. Đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông, đất nước phát triển mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục thi cử, quân sự… Nước Đại Việt chưa bao giờ cường thịnh bằng thời này, nhưng đến thời “Vua Quỷ” Lê Uy Mục, Vua Lợn Lê Tương Dực bị Mạc Đăng Dung thay thế. 

Không thể vin cớ Lê Lợi kháng chiến gian khổ lấy lại độc lập và cũng không thể vin mãi cớ các thánh vương sau Thái Tổ dã xây dựng đất nước một cách huy hoàng nhất trong lịch sử VN để không thể kết thúc khi triều đại suy yếu, thối nát sau đó.

Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc cũng là nhiệm vụ người dân phải giành quyền quản lý, kiểm soát nhà nước, giành quyền tự do ứng cử, bầu cử tham gia chính quyền, tranh đấu cho dân quyền, dân chủ. Nhân dân không thể kiểm soát dược nhà nước, không dược tự do tham gia quản lý nhà nước, không dân quyền không dân chủ đất nước dễ suy vi, người dân mất tự do, hạnh phúc. Đặc biệt các quan chức thả sức tung hoành tham nhũng, nhũng nhiễu người dân không kiềm chế nổi.

Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc cũng không cho phép có các tư tưởng  hoang đường, tự phụ cho rằng chế dộ cai trị là siêu việt, vô đich dẫn đến tinh kiêu căng đề cao giá trị của quốc gia mình trên các quốc gia khác.Nguyên nhân đã đưa đến các cuộc chiến giữa các quốc gia, kể cả hai cuộc thế chiến, làm chết hàng chục triệu người  là  người ta đã quá đề cao vai trò của quốc gia, của các nhà lãnh đạo.

Nói tóm lại, tổ quốc Việt Nam là của chung, máu thịt và linh hồn của người Việt Nam trong nước hay trên toàn thế giới. Tổ quốc không phải là của một nhà nước, một đảng phái. Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc là phải tích cực tham gia việc nước, ngăn chận các hành vi xâm hại đến lãnh thổ, dân quyền, nhân quyền. 

 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)