VNTB – Trung Quốc còn lại rất ít bạn bè ở Nghị viện Châu Âu

VNTB – Trung Quốc còn lại rất ít bạn bè ở Nghị viện Châu Âu

Ngân Bình dịch

 

(VNTB) – Chủ tịch Nghị viện châu Âu đã điều tra xem các thành viên của một hội không chính thức có vi phạm các quy tắc liêm chính hay không, và hội đó có đem lại ích lợi gì cho Trung Quốc không?

 

Chấp nhận đồ uống và đồ ăn nhẹ trong một bữa tiệc Âu-Hoa vẫn có thể gặp một chút khó khăn đối với một số nghị sĩ Châu Âu. David Sassoli, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, đã mở một cuộc điều tra về Nhóm Hữu nghị EU-Trung Quốc, theo một lá thư từ quan chức cấp cao của ông cho hay để đáp lại yêu cầu quyền tiếp cận tài liệu của chúng tôi.

Nhóm hữu nghị, một câu lạc bộ không chính thức của các nghị sĩ Châu Âu quan tâm đến Trung Quốc được thành lập vào năm 2006, đã tổ chức một cuộc họp tại Strasbourg vào tháng 10 năm 2019. Theo trang tin Politico Châu Âu  Đại sứ quán Trung Quốc đã trả tiền đồ giải khát. Trước đây, các thành viên của nhóm hữu nghị nhiều lần được mời đi du lịch Trung Quốc do nhà nước Trung Quốc đài thọ theo như thư mời của nghị sĩ Châu Âu.

Các hoạt động của Nhóm Hữu nghị EU-Trung Quốc, chẳng hạn như các chuyến đi đến Trung Quốc, đã tạo cơ hội cho truyền thông nhà nước Trung Quốc ghi lại những tuyên bố tích cực từ chính miệng các chính trị gia châu Âu theo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu Sinopsis của Séc. Đặc biệt, cựu chủ tịch CLB, Briton Nirj Deva liên tục đưa ra những tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ hoan nghênh. Ông Deva tuyên bố tại Nghị viện Châu Âu Trung Quốc ‘không phải là một mối đe dọa mà là một cơ hội, ‘đã khiến phát biểu của một nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ bị nghi ngờ, cho ý tưởng Trung Quốc có khát vọng thuộc địa là ‘hoàn toàn vô nghĩa‘.

Các tuyên bố được sử dụng như một công cụ tuyên truyền cho khán giả Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc trông không tệ như MEP nói tích cực hoặc khách quan  trên các phương tiện truyền thông châu Âu về Trung Quốc. Gai Lin người Trung Quốc trợ lý quốc hội của Deva, tuyên bố đã thành lập nhóm, Clive Hamilton và Mareike Ohlberg viết như vậy trong cuốn sách Bàn tay ẩn. Theo Hamilton và Ohlberg, mục tiêu của nhóm là giúp các MEP ‘hiểu rõ’ hơn về Trung Quốc thông qua ‘tuyên truyền tích cực’.

Điều này phù hợp với chiến lược lớn hơn đã được cơ quan mật vụ Bỉ phát hiện. Trong một báo cáo Vào tháng 8 năm 2018, tiết lộ rằng các cơ quan tình báo Trung Quốc “đang tìm kiếm mọi khả năng để tác động đến các nhà hoạch định chính sách châu Âu, với hy vọng rằng họ sẽ có lập trường ủng hộ Trung Quốc.”

Không tồn tại chính thức

Nhóm Hữu nghị EU-Trung Quốc cũng có các hội nhóm hữu nghị khác, một trạng thái kỳ lạ. Về mặt chính thức, những câu lạc bộ như vậy không tồn tại, nhưng khái niệm về chúng lại được Nghị viện Châu Âu công nhận. MEP đôi khi thành lập các nhóm không chính thức để tham khảo ý kiến về và với các nước thứ ba. Những “nhóm hữu nghị” này, đôi khi do các nhà vận động hành lang hoặc các chính phủ nước ngoài tài trợ, mà không phải là các cơ quan chính thức của Nghị viện Châu Âu,” trang mạng của Nghị viện Châu Âu cho biết.

Theo những gì được biết, chỉ có một MEP của Hà Lan là hoặc đã là thành viên của Nhóm Hữu nghị EU-Trung Quốc: Derk Jan Eppink, người xác nhận tham gia nhóm trong một văn bản phản hồi cho Follow the Money. Tại bữa nhậu trên ở Strasbourg, Eppink đã phát biểu ‘trước sự chứng kiến của các nhà ngoại giao Trung Quốc [..] cũng có vài lời “.

Theo Eppink, ông ấy được đề nghị làm phó chủ tịch của nhóm hữu nghị vì nói được tiếng phổ thông. ‘Nhiệm vụ của tôi là chào đón các phái đoàn Trung Quốc Eppink ở Nghị viện Châu Âu với một bài phát biểu thân thiện. Khi được trở thành MEP tiếp vào năm 2019, ông Eppink đã được đề nghị làm tiếp. Nhưng theo ông Eppink, ngoài chuyến thăm của một phái đoàn Trung Quốc tới Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tiền tệ của quốc hội, nhóm hữu nghị đã tổ chức rất ít hoạt động trong thời kỳ đó. Chuyến đi Trung Quốc đã bị hủy bỏ do đại dịch, và do quan hệ giữa EU và Trung Quốc hiện giờ.

Chủ tịch đương nhiệm của Nhóm Hữu nghị EU-Trung Quốc, người Séc, thậm chí đã tuyên bố vào cuối năm ngoái rằng tất cả các hoạt động đã bị ‘đình chỉ’. Ông ấy đã thông báo điều này trong một phiên điều trần của một Ủy ban điều tra nghị viện làm nhiệm vụ kiểm tra sự can thiệp của nước ngoài vào các quá trình dân chủ bên trong EU, cũng bao gồm nghiên cứu của Sinopsis.

Zahradil sau đó đã nhấn mạnh trong một tin trên Twitter rằng ông đã đưa ra quyết định riêng, và đã làm như vậy “để ngăn chặn sự lan truyền tin giả, thuyết âm mưu và tác động gián điệp của các nhà hoạt động, phương tiện truyền thông và các nguồn tin tình báo.” Ông viết rằng “sự hoang tưởng về Trung Quốc” khiến ông nhớ đến bầu không khí của Tiệp Khắc cộng sản trong những năm 1970 và 1980.

Nhưng Sassoli vẫn muốn biết liệu quy tắc ứng xử đối với MEP đã bị vi phạm. Ông ấy yêu cầu Ủy ban tư vấn về ứng xử của các thành viên  kiểm tra liệu các khoản đóng góp mà các thành viên của nhóm hữu nghị lẽ ra phải báo cáo. Ủy ban này bao gồm năm MEP và đã được chỉ định để đánh giá ‘các trường hợp nghi ngờ vi phạm’ quy tắc ứng xử.

Không có danh sách chính thức của các thành viên (cũ) của nhóm hữu nghị. Đại diện báo tại Nghị viện Châu Âu muốn biết liệu có tất cả các tài liệu liên quan đến Nhóm Hữu nghị EU-Trung Quốc. Dường như không có gì. “Vì Nhóm hữu nghị EU-Trung Quốc không phải là cơ quan chính thức của Nghị viện, [Nghị viện châu Âu] không có tài liệu nào liên quan đến hoạt động của tổ chức này”, Klaus Welle, Tổng thư ký Nghị viện châu Âu, viết trong một phản hồi chính thức đối với yêu cầu từ phóng viên báo.

Welle chỉ tìm thấy bốn tài liệu về nhóm hữu nghị trong các hệ thống của Nghị viện Châu Âu. Đầu tiên trong số này là một bức thư của Chủ tịch Quốc hội Sassoli gửi người đứng đầu Ủy ban Tham vấn. Tổng thư ký Welle từ chối tiết lộ các tài liệu này. Ông tiết lộ trong lá thư của mình rằng ông Sassoli đã yêu cầu Ủy ban Cố vấn điều tra; việc tiết lộ tạm thời sẽ cản trở cuộc điều tra đó.

Những nghị sĩ nào đang bị điều tra.

Trong lời giải thích với FTM, Welle cuối cùng đã chỉ ra ‘bối cảnh mang tính chính trị’, trong đó một mặt báo chí và ‘một số chính trị gia’ chỉ trích nhóm hữu nghị, mặt khác, chủ tịch nhóm hữu nghị Zahradil nhấn mạnh rằng mọi quy tắc đều được tuân thủ.

Trung Quốc đang nỗ lực để gây ảnh hưởng chính trị. Nhưng điều đó có thành công với nhóm hữu nghị đó không? Trong mười lăm năm tồn tại, Nhóm Hữu nghị EU-Trung Quốc có thể thuyết phục (một số) MEP thực hiện ‘lập trường thân Trung Quốc’ hay không?

Công bằng mà nói, câu hỏi đó dù sao cũng khó trả lời. Ảnh hưởng chính trị rất khó đo lường và động cơ của các chính trị gia hiếm khi có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân duy nhất. Để đo lường ảnh hưởng chính trị của Nhóm hữu nghị EU-Trung Quốc, cũng cần biết rằng các chính trị gia đã bỏ phiếu như thế nào nếu Nhóm hữu nghị không tồn tại.

Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nhóm bằng cách xem xét hành vi bỏ phiếu của các MEP trong những năm gần đây. Nếu đội ngũ các MEP chỉ trích Trung Quốc giảm dần theo thời gian nhóm hữu nghị hoạt động, thì mối tương quan đó kém thú vị. Và mặc dù không có danh sách thành viên chính thức, một số MEP được biết có nằm trong nhóm hữu nghị. Họ đã bỏ phiếu như thế nào về các hồ sơ liên quan đến Trung Quốc?

MEP của Hà Lan và Trung Quốc

Hành vi bỏ phiếu của MEP Hà Lan.

Việc lên án vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc được nhiều người ủng hộ. Chỉ có đảng PVV liên tục bỏ phiếu chống lại các nghị quyết đó. Điều này không liên quan nhiều đến Trung Quốc và mọi thứ liên quan đến thái độ của họ đối với Liên minh châu Âu: Đảng PVV tin rằng EU không nên có chính sách đối ngoại riêng. “Chúng tôi muốn các quốc gia thành viên có thể xác định mối quan hệ của họ với các quốc gia khác một cách riêng lẻ,” thành viên Marcel de Graaff của đảng PVV giải thích trong email. ‘Điều đó không chỉ áp dụng cho Trung Quốc, mà cho mọi quốc gia mà Nghị viện châu Âu cho rằng họ nên nói điều gì đó.’

Ba MEP, bỏ phiếu cho các nghị quyết của Trung Quốc, cũng đưa ra một tuyên bố tương tự. ‘Về nguyên tắc, chúng tôi không bỏ phiếu cuối cùng về chính sách đối ngoại. Theo quan điểm của chúng tôi thẩm quyền này thuộc về các Quốc gia Thành viên. Điều này đã bị lệch lạc trong những trường hợp ngoại lệ. ‘ Một ví dụ là vào tháng 1 năm 2021, khi đảng JA21 ủng hộ một nghị quyết về Hồng Kông.

Việc bỏ phiếu cho một nghị quyết diễn ra theo từng giai đoạn: đầu tiên là một văn bản dự thảo, sau đó thường được thương lượng trong các nhóm chính trị lớn hơn, sau đó các MEP bỏ phiếu về những thay đổi cụ thể (tu chính) và cuối cùng là Nghị viện Châu Âu biểu quyết toàn bộ văn bản.

FTM cũng đã xem xét sự hỗ trợ cho các tu chính cụ thể. Ví dụ, vào tháng 6 năm 2020, một cuộc bỏ phiếu đã được tiến hành để quốc hội kêu gọi Ủy ban châu Âu sử dụng các cuộc đàm phán về một thỏa thuận giữa EU và Trung Quốc nhằm gây áp lực lên Trung Quốc về Hồng Kông.

Các MEP của đảng PVV và Forum/JA21 đã bỏ phiếu chống lại văn bản đó. Theo cách nói của họ, điều này không nhằm trốn tránh những lời chỉ trích đối với Trung Quốc: ‘Khiđó, chúng tôi đã bỏ phiếu phản đối vì chúng tôi không ủng hộ các hiệp định thương mại đa phương của EU. Người phát ngôn của JA21 cho biết điều này tách biệt với tình hình nhân quyền. Theo ông Marcel de Graaff, điều này cũng đúng với đảng PVV: “PVV muốn Hà Lan có thể tự ký kết một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, và sau đó Hà Lan quyết định có phát hiện được điều gì về nhân quyền hay không ở Trung Quốc. “

MEP Anja Hazekamp (Đảng Vì Động vật) đôi khi cũng bỏ phiếu khác đi. Ví dụ: bà đã bỏ phiếu ‘trắng’ về việc sửa đổi thỏa thuận đầu tư, nhưng lại ủng hộ nghị quyết về Hồng Kông nói chung (bao gồm phần đó trên thỏa thuận đầu tư). Ba năm trước đó, bà đã bỏ phiếu trằng cho một nghị quyết sơ bộ về Hồng Kông .

Người phát ngôn của bà nói rằng bà Hazekamp có thể đã bỏ phiếu ủng hộ vào năm 2017 ‘với hiểu biết hiện tại’ về tình hình xấu đi ở Hồng Kông. Bà đã có thể thực hiện sửa đổi cụ thể đối với thỏa thuận đầu tư theo ‘ nguyên tắc từ chối hiệp ước đầu tư’, nhưng bà muốn Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về ‘việc tiếp tục vi phạm nhân quyền nghiêm trọng’.

Bỏ phiếu hữu nghị

Các thành viên của Nhóm Hữu nghị EU-Trung Quốc đã bỏ phiếu như thế nào?

MEP người Ang là ông Nirj Deva khi đó đã thành lập hội vào năm 2006 và là chủ tịch của hội cho đến khi cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu vào năm 2019. Khi quốc hội vào ngày 12 tháng 9 năm 2018 bỏ phiếu về ‘Tình hình quan hệ giữa EU và Trung Quốc,có một sự khác biệt nổi bật giữa hành vi bỏ phiếu của Deva và của các thành viên trong đảng của ông ta. Deva là người duy nhất trong nhóm 75 thành viên khi đó của ông (ECH), và do đó cũng thuộc Đảng Bảo thủ của chính ông, đã bỏ phiếu chống. Nghị quyết gồm 92 đoạn chỉ trích về Tây Tạng, Hồng Kông và Đài Loan.

Deva đã bỏ phiếu cho một nghị quyết  trong cuộc bỏ phiếu được đưa ra một năm sau đó về ‘sự áp bức ngày càng gia tăng đối mặt với các tôn giáo và dân tộc thiểu số khác nhau, đặc biệt là người Duy Ngo Nhĩ và người Kazakhstan, người Tây Tạng và người theo đạo Thiên chúa’.

Người kế nhiệm Deva làm Chủ tịch Nhóm Hữu nghị EU-Trung Quốc, cũng thể hiện hành vi bỏ phiếu thất thường liên quan đến Trung Quốc. Ông ấy đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết về Hong Kong vào năm 2017, nhưng đã bỏ phiếu trắng vào năm 2018 (‘Tình hình quan hệ giữa EU và Trung Quốc) và 2020 ( Lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ). Điều đáng chú ý là ông Zahradil đã bỏ phiếu ‘tiết chế’ trong nghị quyết về người Duy Ngô Nhĩ, trong khi ba thành viên người Séc cùng đảng của ông bỏ phiếu ủng hộ.

Như đã đề cập, không rõ MEP nào là hoặc đã từng là thành viên của nhóm hữu nghị, nhưng nhà nghiên cứu Jichang Lulu đã cố gắng tìm hiểu, trong một bài báo cho tổ chức nghiên cứu Sinopsis của Séc. Jichang đã xác định một số MEP là thành viên dựa trên các nguồn ẩn danh đã cho thấy có hành vi bỏ phiếu đáng chú ý. Điều này không ngay lập tức chứng minh sự nghi ngờ của Jichang, nhưng có đặt ra câu hỏi.

Một ví dụ về điều này là thành viên đảng dân chủ xã hội Hungary István Ujhelyi, cũng là người sáng lập ra một mạng lưới tổ chức  du lịch-văn hóa Âu-Trung và chủ tịch hội đồng. Ban đầu ông ấy không trả lời yêu cầu bình luận, nhưng sau khi xuất bản bài báo này, Ujhelyi xác nhận với FTM rằng ông đã là thành viên của Nhóm hữu nghị kể từ khi tái đắc cử vào năm 2019. “Nếu tôi nhớ không lầm, chúng tôi chỉ có hai cuộc họp trước khi đại dịch ập đến.”

Theo biên bản, Ujhelyi đã không bỏ phiếu khi nghị quyết về lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nghĩ được thông qua vào ngày 17 tháng 12 năm 2020. Ông ấy thực sự có mặt: ông Ujhelyi đã bỏ phiếu về các nghị quyết nằm trong chương trình nghị sự trước và sau nghị quyết này của Trung Quốc. Điều tương tự cũng xảy ra vào ngày 12 tháng 9 năm 2018, khi một cuộc bỏ phiếu về quan hệ EU-Trung Quốc: Ujhelyi có mặt, bỏ phiếu cho mục trước đó trong chương trình nghị sự, nhưng không bỏ phiếu khi đến lượt Trung Quốc. Vào thứ Tư, ngày 13 tháng 12 năm 2017, Ujhelyi cũng đã ngừng bỏ phiếu về Hong Kong.

Ông Ujhelyi tin rằng một số nghị quyết có “giọng điệu và bình luận gây hiểu lầm và khiêu khích một cách không cần thiết” và chúng “không phục vụ lợi ích kinh tế và ngoại giao của châu Âu.” Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. ‘Là một cựu thành viên có trách nhiệm của chính phủ Hungary, tôi không muốn tham gia vào các trò chơi chính trị không cần thiết bằng cách bỏ phiếu tán thành, phản đối hoặc bỏ phiếu trắng. Đó là sự thật, cách dễ nhất là không bỏ phiếu. ‘ MEP người Hungary cho rằng ‘các cuộc tấn công’ vào Nhóm Hữu nghị EU-Trung Quốc là ‘hoàn toàn vì động cơ chính trị’.

Cũng có những thành viên (được cho là) của nhóm hữu nghị đã nhất quán ủng hộ các nghị quyết về nhân quyền: vì vậy một số ‘bạn bè’ đã dám chỉ trích Trung Quốc.

Vì thế Yana Toom (từ Estonia, thuộc đnarg Đổi mới Tự do) đã nêu  ra vào ngày 11 tháng 12 năm 2019 rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thanh toán chi phí đi lại và ăn ở của cô vào tháng trước hội nghị chuyên đề về hợp tác của Trung Quốc với các nước Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, điều đó không đảm bảo một thái độ thân Trung Quốc. Trong hơn một năm rưỡi tiếp theo, Toom đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết quan trọng về Hồng Kông, nghị quyết quan trọng về người Duy Ngô Nhĩ, và cũng bỏ phiếu ủng hộ vào tháng 1 năm 2021 khi quốc hội một lần nữa biểu quyết lập trường quan trọng đối với Hồng Kông.

Vì vậy, một ‘tình bạn’ với Trung Quốc không đương nhiên có nghĩa là một thái độ thiếu cân nhắc. Nhưng ngay cả khi xảy ra, ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu cũng bị hạn chế. Ví dụ, nhà nghiên cứu Jichang cho FTM biết: ‘Nhóm hữu nghị không có ảnh hưởng đáng kể như một “khối bỏ phiếu”. ‘Trọng lượng của họ là không đáng kể trong toàn bộ quốc hội.’ Trong nghiên cứu của mình, Jichang kết luận thêm rằng những tuyên bố rằng nhóm này có 46 hoặc 48 thành viên rất có thể là phóng đại. Jichang nói: “Tôi không thấy bằng chứng nào cho thấy nhóm đã từng có hơn chục thành viên tích cực. Nhìn chung, số lượng của họ rất là nhỏ: Nghị viện Châu Âu có hơn 700 thành viên.

Hơn nữa, ngay cả khi các thành viên nhóm tình bạn có quan điểm ủng hộ Trung Quốc, vẫn chưa biết liệu họ có được điều này nhờ tư cách thành viên hay không. ‘Tương quan không có nghĩa là nhân quả ngay lập tức. Quan điểm của họ về Trung Quốc thường có từ trước khi người ta biết rằng họ có liên quan gì đến hội nhóm này, ”Jichang nói.

Ngày càng quan trọng

Hội hữu nghị đã không thể ngăn Trung Quốc tránh đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng từ Nghị viện Châu Âu trong những năm gần đây, cho đến sự thất vọng của đại sứ quán EU của Trung Quốc tại Brussels. Nếu nhóm hữu nghị đặt mục tiêu tăng số lượng MEP thân thiện với Trung Quốc, thì nhiệm vụ đó phải được coi là một thất bại.

“Các nghị quyết của Nghị viện châu Âu về vi phạm nhân quyền đối với Trung Quốc đã tăng lên gấp bội trong những năm gần đây và ngôn ngữ của họ đã trở nên vững chắc hơn”, Claudio Francavilla, nhà vận động hành lang của Brussels cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói với FTM. Hơn nữa, các văn bản chỉ trích Trung Quốc có thể được coi là rất thoải mái. Sáu nghị quyết gần đây của Trung Quốc đều nhận được sự ủng hộ của ít nhất tám trong mười thành viên.
Vào ngày 22 tháng 3, Trung Quốc thậm chí còn ít được Nghị viện châu Âu yêu thích hơn. Ngày hôm đó, Bắc Kinh phản ứng gần như ngay lập tức với châu Âu về việc trừng phạt  bốn người Trung Quốc mà EU cho rằng phải chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền, vì ‘việc giam giữ tùy tiện trên quy mô lớn đối với người Duy Ngô Nhĩ nói riêng ở Tân Cương’. Trung Quốc phản ứng  lại rằng một số dân biểu không được phép nhập cảnh vàoTrung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao, vì họ sẽ truyền bá “những lời nói dối có chủ ý và thông tin sai lệch” về nước này. Toàn bộ cũng đã được đưa vào danh sách đen.

Hậu quả: ngôn ngữ gay gắt của chủ tịch quốc hội David Sassoli. “Nghị viện châu Âu sẽ không bị đe dọa.” Nghị sỹ Manfred Weber người Đức, lãnh đạo của nhóm lớn nhất (Đảng Nhân dân Châu Âu), cũng nói : “Tấn công các nghị sĩ được bầu cử tự do cho chúng ta cho thấy Bắc Kinh không tôn trọng nền dân chủ.” Ngoài ra, các thành viên của nhóm lớn thứ hai, Đảng Xã hội và Dân chủ, ngay lập tức tuyên bố rằng, theo như những gì họ lo ngại, Trung Quốc trước hết phải rút lại các biện pháp trừng phạt đối với các MEP trước khi họ muốn nói thêm về một thỏa thuận đầu tư mới giữa EU và Trung Quốc.

Hiện tại, cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận đầu tư đó không nằm trong chương trình nghị sự. Mặc dù một thỏa thuận về nguyên tắc đã được công bố ngay trước khi bước sang năm mới, các luật sư của Ủy ban châu Âu vẫn đang kiểm tra văn bản.Thoả thuận chỉ được thông qua nếu tất cả các quốc gia thành viên của Nghị Viện Châu Âu cùng đồng ý.

Trong nghị quyết Tháng 1 năm ngoái về Hong Kong, Quốc hội thông báo rằng họ “sẽ xem xét tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, cũng như ở Hong Kong, khi được yêu cầu phê duyệt thỏa thuận đầu tư hoặc các thỏa thuận thương mại trong tương lai với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Nhưng việc thông qua một nghị quyết không ràng buộc về quyền con người không đảm bảo mang lại lợi ích ngay khi điều đó thực sự quan trọng. Các lợi ích kinh tế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bỏ phiếu một hiệp định thương mại. Một nghị quyết về cơ bản là một tuyên bố chính trị “tự do”, nhưng quyết định không phê chuẩn một thỏa thuận thương mại có thể gây tổn hại về mặt kinh tế.

Nhà vận động hành lang của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Francavilla chỉ ra hiệp định thương mại tự do mà EU mới ký kết với Việt Nam. Nghị viện Châu Âu đã yêu cầu vào tháng 11 năm 2018 trong nghị quyết  yêu cầu trả tự do cho một số nhà hoạt động Việt Nam, trong đó có nhà báo Phạm Chí Dũng.[tác giả bài viết có sự nhầm lẫn vì ông Phạm Chí Dũng bị bắt vào tháng 11 năm 2019]

Nhưng vào tháng 2 năm 2020, khi quốc hội có thể thực sự gây áp lực, họ đã đồng ý với thỏa thuận thương mại tự do mà không yêu cầu trả tự do lại. Một năm sau, quốc hội yêu cầu trả tự do lần nữa  cho ông Phạm Chí Dũng – nhưng đó lại là một giải pháp không ràng buộc.

Sẽ mất một thời gian trước khi thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc được đưa ra biểu quyết tại Strasbourg. Chỉ khi đó, chúng ta mới thấy những lời tốt đẹp của quốc hội có giá trị như thế nào – và liệu họ có rút ra được kinh nghiệm từ những kinh nghiệm của họ ở Việt Nam hay không. Ông Phạm Chí Dũng vẫn còn ngồi tù.

MEP Jan Zahradil đã không trả lời yêu cầu bình luận. István Ujhelyi chỉ trả lời sau khi bài báo được phát hành; bài báo này đã được bổ sung với những bình luận của ông Ujhelyi vào Thứ Sáu, ngày 9 tháng Tư.

Nguồn: Follow the Money 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)