VNTB – Tương lai cuộc chiến chống tham nhũng Việt Nam

VNTB – Tương lai cuộc chiến chống tham nhũng Việt Nam

Khánh An dịch

 

(VNTB) – “…Đại hội là ‘một cơ hội để sắp xếp và thanh trừng cán bộ’. “

 

Hai Hong Nguyên, UQ

Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội 13 từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 2021, chọn tổng bí thư tiếp theo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (BCĐPCTN), một cơ chế được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Chính trị ĐCSVN, có nhiệm vụ ‘chỉ đạo, phối hợp, thanh tra, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc’. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo BCĐPCTN trong 8 năm qua nhưng dự kiến sẽ từ chức do các quy định của Đảng về độ tuổi và giới hạn nhiệm kỳ người kế nhiệm sẽ đặt ra hướng đi cho tương lai của các nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, chiến dịch chống tham nhũng thường được gọi là ‘lò đốt’ đã có tác động đáng kể đến xã hội. Chiến dịch bắt đầu với nỗ lực thất bại của ông Trọng trong việc  kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị tại một hội nghị đảng năm 2012. Người ta suy đoán rằng cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người điều hành một chính phủ theo kiểu bảo trợ, lợi ích nhóm – là thành viên sống sót sau nỗ lực thất bại của Trọng. Từ năm 2016 đến nay, ông Trọng đã đẩy mạnh chiến dịch “làm trong sạch” Đảng và một số vụ án tham nhũng lớn tiếp theo đã được điều tra. Hàng chục quan chức chính phủ đương nhiệm và cựu quan chức cấp cao đã bị truy tố và xét xử.

Ông Trọng ca ngợi chiến dịch chống tham nhũng vì những thành công mới này.  Theo ông Trọng, hơn 11.700 vụ án liên quan đến tham nhũng, công tác cán bộ và kinh tế đã được điều tra, truy tố, đưa ra tòa xét xử sơ thẩm, trong đó có 1.900 vụ tham nhũng với 1.400 người. Hơn 800 vụ việc liên quan đến cả ba cấp của hệ thống thể chế chống tham nhũng: BCĐPCTN, Ban Nội chính Trung ương, và các ban đảng cấp tỉnh và ngành. Trong đó, BCĐPCTN theo dõi, giám sát và chỉ đạo 133 vụ việc, trong đó có 94 vụ án tham nhũng, kinh tế sai phạm nghiêm trọng thu hút sự quan tâm của dư luận.

Trên 88 trường hợp tham nhũng và sai phạm kinh tế liên quan đến 814 người đã được xử lý  án hình sự trong đó có một thành viên đương nhiệm của bộ chính trị, bảy cựu thành viên và đương nhiệm của ủy ban trung ương, bốn cựu bộ trưởng và đương nhiệm, và bảy tướng quân đội và công an.

COVID-19 không làm giảm nhiệt chiến dịch của Trọng trong năm 2020. Hai ủy viên bộ Chính trị ĐCSVN đương nhiệm là ông Hoàng Trung Hải và ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, ông Nguyễn Đức Chung bị kỷ luật và khiển trách. Ông Trọng có nói thêm rằng đại hội là ‘một cơ hội để sắp xếp và thanh trừng cán bộ’.

Ông Trọng có trách nhiệm ‘ chuẩn bị’ người kế nhiệm và có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn người sẽ thay thế ông. Có một kỳ vọng rằng người kế nhiệm của ông sẽ trong sạch về đạo đức, trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin và kiên trì tuân theo kỷ luật Đảng. Ứng cử viên cũng phải tiếp tục với di sản đốt lò của ông Trọng.

Hai ứng cử viên hàng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Ủy viên Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Trong khi ông Phúc có thành tích ấn tượng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khởi nghiệp, nhưng bản thân người đứng đầu Đảng chưa bao giờ ủng hộ sự thăng tiến của ông Phúc. Tiểu sử sự nghiệp của ông Phúc cũng cho thấy ông gắn bó với công việc điều hành hơn là công tác đảng. Tuy nhiên, ông Phúc vẫn không ngừng nhấn mạnh công tác phòng, chống tham nhũng khi tham dự các cuộc họp rà soát cuối năm của các cơ quan nhà nước.

Ông Vượng là nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (CCI), có vai trò quan trọng trong việc đề xuất Bộ Chính trị kỷ luật đảng viên. Ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt và bị buộc tội tham nhũng và bị khai trừ khỏi Đảng khi ông Vương là người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Do đó, Vượng đã tạo ra nhiều kẻ thù trong quá trình này. Nhưng sau gần 10 năm làm việc với ông Trọng trong công tác đảng, ông Vượng có lẽ là sự lựa chọn của Trọng, ông Vượng cũng đã tham gia vào BCĐPCTN từ năm 2016.

Ứng cử viên thứ ba nhưng ít có khả năng nhất là Bộ trưởng Quốc phòng về hưu Ngô Xuân Lịch. Ông Lich là một người ôn hòa và từng làm trợ lý cho ông Trọng trong Ban Công tác Quân uỷ Trung ương. Dưới quyền ông ở của Bộ Quốc phòng, hàng chục tướng lĩnh đã bị kỷ luật, truy tố và khai trừ khỏi Đảng. Trước ông Lịch, cựu tướng quân đội Lê Khả Phiêu được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Tiền lệ này khiến ông Lịch trở thành một lựa chọn có thể chấp nhận được nếu một trong hai ông Phúc hoặc Vượng không giành được sự ủng hộ đa số trong ủy ban trung ương.

Ông Trọng có thể không phải là một người ra quyết định tuyệt đối nhưng ông chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên, có lẽ cho chính ông ta trong một kịch bản bất thường và không chắc chắn, người sẽ thực hiện chiến dịch đốt lò tiếp tục sau Đại hội 13. Bí ẩn về lãnh đạo tương lai của Việt Nam có thể được giải quyết trong phiên hội nghị thứ 15 sắp tới này.

*Hai Hong Nguyen là Nghiên cứu viên tại Trung tâm Chính sách Tương lai, Khoa Nhân văn và Khoa học Xã hội, Đại học Queensland.

Nguồn: East Asian Forum


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)