VNTB – Vụ án Đồng Tâm 2020 là phiên bản của “Sự kiện Thái Bình 1997”?

VNTB – Vụ án Đồng Tâm 2020 là phiên bản của “Sự kiện Thái Bình 1997”?

Nguyễn Nam

(VNTB) – Dường như vụ việc Đồng Tâm là phiên bản thu nhỏ của “Sự kiện Thái Bình 1997”.

 

Biểu tình Thái Bình năm 1997 với mục tiêu cáo buộc công chức địa phương tham nhũng, vi phạm dân chủ và công bằng xã hội, chủ nghĩa thân hữu.

Tỉnh ủy Thái Bình khi đó cáo buộc “địch phá hoại, cán bộ hưu trí bất mãn chống đối”, đồng thời đề nghị Công an nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện trấn áp biểu tình tại Thái Bình. Đề nghị của chính quyền địa phương bị bác bỏ khi những sai phạm nghiêm trọng bị phát hiện, hơn 2.000 công chức bị xử lý và hơn 70% tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thái Bình bị thay thế, Quy chế dân chủ cơ sở chính thức được thực thi trong phạm vi toàn quốc gia.

Kể từ sau sự kiện, mỗi năm ít nhất một lần đều có một nhóm thị sát nghiên cứu về biến đổi xã hội tại Thái Bình trong khoảng 10 năm. Giai đoạn bất ổn 1997–1999 khiến kinh tế Thái Bình bị kéo tụt 10 năm phát triển.

Giai đoạn 1987–1997, Thái Bình có trên 300 vụ khiếu nại về đất đai, tố cáo công chức xã lạm quyền và tham nhũng. Giai đoạn này xuất hiện nhiều khiếu kiện về đất đai tại Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, Đồng Nai, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bến Tre, Vĩnh Long, Hải Phòng, Hà Nội; nhưng quy mô và mức độ khiếu kiện tại Thái Bình diễn ra phức tạp hơn.

Một số cuộc biểu tình được cho là đã nổ ra tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hưng Yên vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm 1997. Người dân xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình đã bắt giữ 20 cảnh sát trong năm ngày, người dân một số địa phương tự tổ chức xét xử các công chức tham nhũng…

Các phe trong cuộc xung đột dân sự trong “Sự kiện Thái Bình 1997”, gồm một bên là nông dân Thái Bình và cựu chiến binh – công chức – đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hưu trí tại Thái Bình. Bên phía còn lại là những đại diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, Tỉnh ủy Thái Bình, Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục chính trị, Công an nhân dân Việt Nam và Cục Cảnh sát bảo vệ.

Nhân vật thủ lĩnh trong “Sự kiện Thái Bình 1997”, với một bên là cựu chiến binh – công chức – đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hưu trí tại Thái Bình.

Bên còn lại được lịch sử sau này ‘điểm tên’, là: Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng; Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp; Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười; Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh; Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn, Phan Văn Khải; Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Thế Duyệt; Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Quách Lê Thanh; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Đỗ Hùng; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Bùi Sỹ Tiếu; Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình Phạm Quý Ngọ.

Số lượng ở một bên là 43.000 nông dân Thái Bình, gồm có Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Đông Hưng, Thái Thụy, Vũ Thư. Phía bên kia là Quân đội nhân dân Việt Nam, với quân số vài trăm; Công an nhân dân Việt Nam với quân số 1.200. Không xảy ra thương vong.

Đánh giá “Sự kiện Thái Bình 1997” sau đó, được gọi là “bê bối chính trị” với nguyên nhân là tham nhũng, vi phạm dân chủ và công bằng xã hội, lạm quyền, chủ nghĩa thân hữu.

Kết quả, hơn 2.000 công chức sai phạm, hơn 70% tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thái Bình bị thay thế; Thái Bình được thí điểm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt ban hành Chỉ thị 89/CP về giải quyết khiếu nại của công dân vào tháng 8 năm 1997; Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị số 30 về Quy chế dân chủ cơ sở vào ngày 18 tháng 2 năm 1998; Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 29 về Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở vào ngày 11 tháng 5 năm 1998; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn Ủy ban Mặt trận các cấp thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ngày 26 tháng 5 năm 1998.

Khiếu nại của người dân Thái Bình được giải quyết triệt để vào năm 2000.

Về sau, nhiều ý kiến cho rằng “Sự kiện Thái Bình 1997” và một số sự kiện bức xúc trong xã hội Việt Nam hiện tại, bắt nguồn từ nguyên nhân “người dân bày tỏ thái độ bất bình trước tình trạng tham nhũng ở cơ sở”, đồng thời nhận định Đảng cầm quyền cần tránh “tình trạng lạm quyền, tham nhũng”.

Dường như vụ việc ở Đồng Tâm là chỉ dấu rất rõ của nhắc nhở Đảng cầm quyền đang hành xử lạm quyền…

***

Trong cuộc “Cách mạng Thái Bình 1997”, vai trò dẫn dắt và lãnh đạo như thế đã thuộc về giới cựu chiến binh: cũng là việc dân bắt giữ nhân viên công lực, rào làng, tạm thiết lập “chính quyền nhân dân”, sau đó phong trào còn lan ra một số tỉnh…

Cho tới nay, số cựu binh như thế vẫn còn rải rác ở các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ. Khủng hoảng Đồng Tâm đã chứng minh một thực tế là ở những địa phương có số đảng viên cao, thậm chí ở những nơi đảng viên chỉ sinh hoạt chiếu lệ hoặc đa phần đã thoái đảng, vẫn chưa có thành phần nào khác có thể thay thế vai trò dẫn dắt, định hướng của giới cựu binh nhiều kinh nghiệm và đã quá hiểu những mưu tính và hành vi của đảng.

Đó chính là nguồn cơn để những cựu binh Đồng Tâm đưa ra chủ trương “chỉ chống tham nhũng, không chống đảng”. Đây cũng là một lá chắn mà những người lãnh đạo của “khởi nghĩa Đồng Tâm” hy vọng vẫn giữ được một “ranh an toàn”, hy vọng đảng vẫn ghi nhận truyền thống thượng tôn kỷ luật của mình mà không đến nỗi đối xử cạn tàu ráo máng với “toàn thể nhân dân Đồng Tâm”. Tâm lý này khác hẳn với đặc thù xã hội học ở các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An – những nơi chỉ có ít đảng viên nhưng tập trung số đông người Công giáo ngoài đảng, trong phong trào phản kháng Formosa. Rất nhiều cuộc biểu tình của giáo dân và ngư dân đã thẳng tay giương biểu ngữ “Phản đối đảng Cộng sản…”, thậm chí “Đả đảo đảng Cộng sản…”.

(Trích bài báo “Có đảng là có tất cả?” của Phạm Chí Dũng, đăng trên VOA ngày 20/06/2017 – https://www.voatiengviet.com/a/dong-tam-nguyen-duc-chung-cu-kinh/3906633.html

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)