Việt Nam Thời Báo

VNTB- Bàn tròn Hội NBĐLVN: Bản phúc trình gây nhiều tranh cãi và tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam

Kiều Phong
(VNTB) – Những cuộc họp của Hội nhà báo độc lập Việt Nam luôn có phần thảo luận về tự do tôn giáo ở nước ta. Cuộc họp định kỳ ngày 8/4/2016 của Hội tại quán cà phê Lọ Lem, 345 Nguyễn Trọng Tuyển, TP.HCM là cuộc họp công khai thứ 10 của Hội NBĐLVN kể từ tháng 9/2015. 

Cũng như những lần trước, có sự hiện diện của đại diện Hội đồng Liên Tôn Việt Nam- Hòa thượng Thích Không Tánh. Ngày 8/4 Hội có một khách rất mới, một thanh niên ưu tú và vô cùng năng động: Nguyễn Anh Tuấn đến từ Đà Nẵng. Anh Tuấn cũng là một nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng.
Chùa Liên Trì sắp bị giải tỏa và bản phúc trình không chính xác

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất là một giáo hội chân chính, bấy lâu nay Giáo hội bị đàn áp có hệ thống. Một ngôi chùa thuộc giáo hội này, chùa Liên Trì, bị cho vào diện giải tỏa.

Nếu sự việc này xảy ra ở một đất nước  như Thái Lan thì đó là chuyện tày trời mà không quan chức nào dám làm, nhưng ở Việt Nam thì quan chức dám phạm đến nơi linh thiêng.
Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì phát biểu trong cuộc họp: Vấn đề chùa Liên Trì trước đây họ cũng có nhiều giấy tờ, quyết định để yêu cầu giải tỏa. Sau đó chúng tôi có nói rằng nếu bị yêu cầu giải tỏa thì nhất quyết chúng  tôi không giải tỏa di dời hay đền bù. Sự đền bù không nói ít hay nhiều, mà giải tòa chùa để dâng đất cho những thành phần đến sau về ở  là không tôn trọng tự do tín ngưỡng. Chúng tôi sẽ nói với tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ để xin quy chế tị nạn.
Vấn đề tự do tôn giáo chung: Hội đồng Liên Tôn gồm năm tôn giáo bàn với nhau xét về chuyến đi của ông Saperstein– đặc sứ về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ sang Việt Nam, Thái Lan thời gian qua. Tôi có suy nghĩ rằng ông đặc sứ đi do Hoa  Kỳ cử qua để tham sát hay là đi do chế độ ( Hà Nội) mời. Nếu nhà nước mời thì đó là vấn đề, nếu Hoa Kỳ cử qua để về có phúc trình về tự do tôn giáo thì vấn đề lại khác nữa khác. Thì ở đây, chúng tôi hội ý trong hội đồng Liên tôn, chúng tôi sẽ có một tuyên bố về chuyến đi của ôngSaperstein. Phải nói rằng, không riêng những chuyện đàn áp trước đây, mà gần đây thôi, ngay sau khi ông đặc sứ về, Công giáo ở Vinh và  Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp. Phật giáo Hòa Hảo có cả chục người bị đánh đến thương tật, cả Thuần Túy và Truyền Thống. Phật giáo Hòa Hảo có hai khối ( Thuần Túy và Truyền Thống), cả hai khối này đều độc lập. Thường theo tôi biết, khi mà có Xã hội dân sự độc lập xuất hiện thì nhà nước liền có xã hội dân sự của mình.  Chẳng hạn Cao Đài có khối Nhơn Sanh thì họ ( nhà nước) lại đẩy ra một  ban đại diện khác ( hội đồng Chưởng Quản), không phải đẩy ra đấu tranh mà là để đối nghịch lại giáo hội Cao Đài chính thống đang đấu tranh. Trong khi đó tôn giáo hình thức bình phong không phải dân chủ thật sự thì được tham dự các hội nghị ASEAN khác nhau.

Sau chuyến đi của ông Saperstein mà chúng tôi đọc được thì lại cho là  tình hình tự do tôn giáo ở VN tốt, ngoại trừ việc ông ta đến cao nguyên, mời vợ mục sư Nguyễn Công Chính đến khách sạn để gặp phái đoàn. Ngoài việc ông gặp những tổ chức quốc doanh, riêng vợ của mục sư Chính không phải quốc doanh . Những trường hợp tôi biết, như Phái đoàn của ông Heiner Bielefeldt – đại sứ của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo đi đến tận chỗ những người bị khó khăn về tự do tôn giáo, đi  đến tận nhà hỏi thăm, nắm được tình hình, khi về ông này báo cáo đúng sự thật. Còn ông Saperstein của Mỹ thì không đến nhà của mục sư Chính mà mời đến chỗ của mình, đương nhiên là chị này (chị Hà) bị đàn áp, bị ngăn cản, công an thì lấy xe. Cuối cùng cô Hà  phải điện báo cho phái đoàn, sau đó phái đoàn mới đến nhà. Đến nhà thì gặp và nói chuyện, nhưng phúc trình thì chung chung, không nói đàn áp gì hết.

Tôi không hiểu rằng chuyến đi này có mục đích gì, như thế nào, và được dàn xếp như thế nào mà lại có một bản tuyên bố như vậy. Sự thực nói như anh Dũng, các thủ tướng trước đàn áp tự do tôn giáo, tù đày bách hại xã hội dân sự. Chúng tôi sẽ có văn kiện gởi lên, hy vọng rằng chủ tịch mới, chính phủ mới không đàn áp tự do tôn giáo như các chính phủ trước. Sự thật là chúng tôi rất bi quan và có lời nói lên như vậy để tất cả biết tình hình chung như vậy. Sự thực là  ông Saperstein không tham xét đầy đủ  về tôn giáo mà lại phúc trình như vậy.
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Vấn đề chùa Liên Trì là do một nhóm lợi ích và quan chức ở trung ương gây ra, không hẳn là nhóm địa phương. Dòng mến thánh giá Thủ Thiêm cũng vậy. Nhưng sau khi giám mục Đức Reinhard Marxtới thăm dòng Mến thánh giá Thu Thiêm thì dòng này giữ được. Riêng chùa Liên Trì thì nhóm lợi ích trung ương muốn mượn tay công an và chính quyền TP.HCM để chiếm đất, cho nên chúng ta phải tiếp tục đấu tranh. Tôi hy vọng ở trong trào lưu này, với một quốc hội mới và chính phủ mới và trong vô vàn khó khăn của họ thì họ sẽ tôn trọng nhân quyền hơn một chút và tôi cho rằng chuyện Chúa Liên Trì sẽ tạm yên trong năm nay.

Images intégrées 1 
Từ trái sang phải: bác sỹ Nguyễn Đan Quế, nhà thơ Bùi Minh Quốc, hòa thượng Thích Không Tánh và nhà báo Phạm Chí Dũng. Ảnh PV-VNTB
Vấn đề thứ hai, về chuyến đi của ông Saperstein. Chuyến đi nằm trong chương trình trao đổi thường xuyên và thị sát về tự do tôn giáo giữa chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam. Việt Nam bắt buộc chấp nhận điều này , và do đó chấp nhận chuyến đi của ông này như chấp nhận chuyến đi của ôngBielefeldt – đại sứ của Liên Hợp Quốc năm 2014. Chuyến đi này đồng thời cũng giải quyết những chuyện rất quan trọng: Hoa Kỳ có đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC là danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tự do tôn giáo hay không. Năm 2007, sau khi Việt Nam tham dự tổ chức thương mại thế giới WTO thì lúc đó đồng thời tên Việt Nam được gỡ bỏ khỏi danh sách CPC. Cho tới giờ, theo đánh giá của các cơ quan nghiên cứu, tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam mặc dù có những cải thiện nhất định nhưng mà vẫn bị đàn áp nhiều. Cho nên hiện nay vẫn có phong trào đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Không những thế còn đưa Việt Nam vào hai luật, một là Luật Nhân quyền Việt Nam và hai là Đạo luật về chế tài nhân quyền đối với lãnh đạo Việt Nam. Rất cần có một văn thư của Hội đồng Liên Tôn để giải thích cho David Saperstein nói riêng và chính phủ Hoa Kỳ nói chung về thực chất của vấn đề tự do tôn giáo để VN là như thế nào và buộc phải cải thiện.
Hòa thượng Thích Không Tánh: Rất mừng là Dòng mến thánh giá là không thể bị giải tỏa. Sự thực chùa Liên Trì thì nhỏ quá. Nếu trong tương lai có CPC cho Việt Nam thì tại sao lại có báo cáo rất là thuận tiện cho nhà nước Việt Nam? Dựa trên báo cáo đó thì Hoa Kỳ đâu có thể đưa Việt Nam vào lại CPC. Trong khi đó báo cáo của ông Bielefeldt, do ông đi thị sát rộng hơn nên ông báo cáo  là tôn giáo ở Việt Nam là xin cho chứ không có tự do gì cả.

Trước đây, khi còn nằm trong CPC, Việt Nam bằng mọi cách mời thầy Nhất Hạnh về nước diễn thuyết. Họ đón tiếp rất là thoải mái, thầy Hạnh được đi khắp nơi. Khi đi về, thầy Hạnh lập tăng thân ở Bảo Lộc, phát triển dòng tu, nhà nước cho thoải mái. Các cơ quan nhà nước còn mời thầy Hạnh vào giảng cho viên chức nhà nước nghe nữa. Sau đó thì Hoa Kỳ lại rút Việt Nam ra khỏi CPC. Sau khi rút Việt Nam ra khỏi CPC thì Việt Nam lại đuổi các tăng thân ra và đàn áp, và sau đó thầy Nhất Hạnh cũng không được về nữa. Vấn đề là như vậy, người ta sử dụng thầy Nhất Hạnh trong chuyện đó. Vậy việc ông Saperstein  tuyên bố có mâu thuẫn với xem xét đưa Việt Nam vào lại CPC hay không?
Nhà báo Phạm Chí DũngCPC là do các nghị sỹ Mỹ, quốc hội Mỹ đề nghị. Ông Saperstein sang với tư cách nghiệp đoàn, ủy đoàn, ủy hội chẳng hạn. Còn vấn đề bản tường trình của ông thì chưa đủ. Một chính sách của Mỹ thì phải dựa theo nhiều nguồn thông tin chứ không phải chỉ riêng của một đặc sứ lưu động về tự do tôn giáo. Ví dụ năm 2014, bản đánh giá của ông ông Bielefeldt chỉ là một nguồn đánh giá nhưng phản biện lại đánh giá của Bộ ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đánh giá kỳ này của ôngSaperstein cũng chỉ là một trong những nguồn đánh giá mà thôi, ngoài ra còn phải dựa vào đánh giá cũ của Liên Hợp Quốc, đánh giá quốc hội Mỹ và đánh giá của Bộ ngoại giao.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, một người có quan hệ với chính giới cho biết:
Dĩ nhiên là báo cáo của thế giới thì đáng tin hơn. Báo cáo viên của Liên Hợp Quốc thường được tin tưởng hơn, vì báo cáo của họ khách quan hơn nhiều. Các báo cáo đó  được các tổ chức phi chính phủ sử dụng như là một công cụ giá trị hơn.

 Images intégrées 2
Anh Nguyễn Anh Tuấn nói về bản phúc trình của ông Saperstein. Ảnh PV-VNTB
Trong mắt các chính phủ Tây phương bây giờ đối với vấn đề tự do tôn giáo ở Việt nam bây giờ thì Mỹ, Đức quan tâm nhiều nhất. Các nước khác có quan tâm nhưng không nhiều lắm, vì các nước chia nhau ra, mỗi nước  tập trung quan tâm đến một chủ đề nhất định. Phía Mỹ, về nhân quyền Việt Nam nói chung và tự do tôn giáo nói riêng, khá là nhiều các cơ chế . Bên cạnh việc xem xét báo cáo của ông Saperstein thì còn tùy thuộc vào các cơ chế khác ở quốc hội Mỹ nữa, và những cơ chế của Quốc hội này quan trọng không kém. Họ có những focus (trọng điểm), những ủy ban không phải là cơ chế chính thức của thượng viện hay hạ viện. Những ban đó được lập bởi một nhóm nghị sỹ, thượng nghị sỹ và dân biểu  cùng quan tâm về một vấn đề. Có nhiều cơ chế khác nhau cả về bên hành pháp lẫn bên lập pháp. Do đó, nếu một ông đại sứ lưu động sang đây và mang về một báo cáo rất không chính xác cho lắm thì dĩ nhiên chúng ta buồn, nhưng vẫn không đến nỗi quá thất vọng.

Tin bài liên quan:

Phú Mỹ Hưng – mặt trái của sự phù hoa

Phan Thanh Hung

VNTB- Chống biểu tình ngày 15/5 ở Sài Gòn: Tất cả bộ máy đàn áp đã được huy động!

Phan Thanh Hung

VNTB- Thay đổi để phát triển- Tất niên Hội nhà báo độc lập Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo