Việt Nam Thời Báo

Án oan ông Chấn vào dự thảo nghị quyết Quốc hội

 

Tuy số trường hợp oan, sai không nhiều nhưng hậu quả gây ra là hệ trọng, có vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận (như vụ 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị bắt giam oan; vụ 5 Công an ở Tuy Hòa, Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến chết người)” – báo cáo giám sát viết.


Nhiều vụ đang điều tra lại

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, qua giám sát cho thấy một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm thì có những vụ án đã xảy ra từ những năm trước, đến nay, có vụ đã được giám đốc thẩm, quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại cơ bản đã khắc phục được những thiếu sót, vi phạm về thủ tục tố tụng như vụ Lê Bá Mai (Bình Phước); bản án phúc thẩm sau cùng năm 2013 có hiệu lực pháp kết án Lê Bá Mai tù chung thân về tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người” là có căn cứ, không sai.

 

Đối với vụ Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án tử hình về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” có những vi phạm về thủ tục, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành xem xét.

Đối với các vụ được nhiều cử tri quan tâm như vụ: Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị kết án chung thân về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”; vụ Đỗ Minh Đức (Hải Phòng) bị kết án chung thân về tội “Giết người”; vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang) bị kết án tử hình về tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người” và vụ Đỗ thị Hằng (Bắc Giang) bị kết án về tội“Mua bán phụ nữ” chưa có căn cứ xác định bị oan nhưng đã xác định có những vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, truy tố, xét xử. Hiện nay các vụ án này đang điều tra lại.

 

Khẩn trương bồi thường cho ông Chấn

Đồng thời với báo cáo giám sát, dự thảo nghị quyết “về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự” đã được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét.

“Khẩn trương giải quyết bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), ông Phan Văn Lá (Long an), ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) và các trường hợp bị oan khác đã có đơn yêu cầu bồi thường” – dự thảo nghị quyết viết.

Dự thảo nghị quyết cũng yêu cầu: Trong năm 2015 và 2016, VKSND tối cao, Bộ Công an, TAND tối cao theo chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương giải quyết xong 11 vụ án đã kéo dài trên 05 năm và các vụ án khác dư luận quan tâm; sớm kết thúc điều tra, đưa ra truy tố, xét xử lại đối với vụ Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Hàn Đức Long (Bắc Giang), Đỗ Thị Hằng (Bắc Giang) và vụ Đỗ Minh Đức (Hải Phòng).

Đồng thời, có biện pháp phù hợp theo quy định pháp luật để xử lý dứt điểm vụ án Hồ Duy Hải (Long An), vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng), vụ Vi Văn Phượng (Bắc Giang). Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm giải quyết dứt điểm vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng).

Ngăn chặn bức cung, nhục hình

“Bộ Công an tiếp tục nghiên cứu, triển khai các biện pháp nghiệp vụ điều tra thu thập chứng cứ, không để xảy ra bức cung, nhục hình; nâng cao chất lượng điều tra, kỹ thuật khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi đối với các vụ án giết người và có báo cáo đề xuất với Chính phủ về kinh phí để đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động điều tra, nâng cấp cơ sở giam giữ quá tải hoặc xuống cấp nghiêm trọng” – dự thảo nghị quyết có đoạn.

Đánh giá về số lượng 71 trường hợp oan, sai được phát hiện trong ba năm qua, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chung nhận định đây là con số không nhiều, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các vụ được điều tra, truy tố, xét xử.

“Không nhiều, nhưng dù làm oan một người cũng phải xem trọng” – Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước bình luận. Trong khi Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói rằng “oan, sai chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có những vụ làm rúng động xã hội”.

Từng giữ cương vị giám đốc công an tỉnh, ông Ksor Phước đặc biệt quan tâm đến tình trạng oan, sai có liên quan đến công tác điều tra, truy xét. “Tôi không thể ngờ được có những vụ mà bốn, năm đồng chí cùng hùa vào để bức cung, nhục hình người ta.

Tôi không thể chấp nhận được trong lực lượng công an lại có những con người như thế. Một số địa phương xảy ra oan sai nhiều, vậy các đồng chí lãnh đạo ở địa phương đó có tại vị hay không?” – ông nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị nên phân tích, làm rõ trong số các vụ oan, sai phát hiện trong thời gian qua thì những vụ nào xảy ra từ trước, thuộc trách nhiệm của cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn trước đây, vụ nào vừa mới xảy ra và thuộc trách nhiệm của cá nhân đương nhiệm.

(Theo Tuổi Trẻ)

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Win , win và win

Phan Thanh Hung

VNTB – “Vì sao biết trước kết quả giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải ?”*

Phan Thanh Hung

Cân nhắc thêm quyền Thủ tướng đề nghị trưng cầu ý dân

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.