Việt Nam Thời Báo

Asia Sentinel: Giới dân chủ nhân quyền Việt Nam bị đánh đập

Bất chấp những cảnh báo rằng cách hành xử của chính quyền về các quyền dân sự có thể gây tổn hại vị thế quốc tế của nó liên quan đến một hiệp ước thương mại lớn, các lực lượng an ninh của Việt Nam tiếp tục tấn công vào giới bất đồng chính kiến, đã tiến hành 31 vụ đánh đập vào năm 2014 và 17 vụ trong năm nay, theo tin từ một tổ chức bất đồng chính kiến tại Hà Nội.
bạo lực
Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 19/5 – ngày sinh của người mang tự do cho đất nước, Hồ Chí Minh – khi người bảo vệ nhân quyền Đinh Quang Tuyen (Tuyen Xich Lo) đang đi trên xe đạp tập thể dục thì bị 2 người đàn ông đeo khẩu trang trên một chiếc xe máy, rượt theo anh và đã đấm anh ở giữa mũi, làm gãy mũi.
Tổ chức phơi bày mức độ của các cuộc tấn công là Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam, một tổ chức không xuất thân từ giới blogger bất đồng, mà gồm những người thông thạo và cẩn thận hơn, theo David Brown, một cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ với nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam.
“Các báo cáo tập trung vào các tín đồ thuộc các tổ chức tôn giáo không được thừa nhận – Mennonites, Công Giáo cấp tiến, những thường dân phản đối trưng dụng đất đai với đền bù ít ỏi, các nhà hoạt động môi trường,” ông Brown nói. “Quan điểm chung của chính quyền cho rằng họ là “những kẻ cao ngạo” nên thường xuyên bị đánh đập bởi côn đồ và bọn người hay bắt nạt. Lực lượng an ninh công an phủ nhận mọi dính líu.”
Hầu hết các tổ chức nhân quyền nói các chính phủ nước ngoài hiếm khi nhìn xa hơn việc bắt giữ và tống giam người bất đồng chính kiến.  Trong khi một thế giới nguy hiểm khác đang tồn tại trên đường phố. Cải trang như côn đồ để che đậy các cuộc tấn công, lực lượng cảnh sát an ninh tại Việt Nam đã dùng bạo lực để đe doạ và hạ nhục những người bảo vệ nhân quyền, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm nói, một phương cách “an toàn” cho chính phủ bởi vì mối quan tâm nhân quyền của các nước dân chủ không đi xa hơn hồ sơ các vụ bắt giữ người bất đồng chính kiến.
Hội Cựu tù nhân Lương tâm Việt Nam nói số nạn nhân đang tăng lên, và lên án sử dụng bạo lực làm phương hại giới bất đồng.  Tổ chức này buộc tội các cá nhân công an an ninh cải trang thành côn đồ để tấn công người bảo vệ nhân quyền, và đưa ra một danh sách dài các trường hợp cụ thể và phô bày những bức ảnh những đàn ông đàn bà bị đánh đập đẫm máu trong 5 tháng qua.
Xem thường quyền con người và đánh đập người bất đồng chính kiến đang là mối quan tâm đặc biệt tại thời điểm quốc hội Hoa Kỳ tranh cãi việc chính quyền Obama triển khai Hiệp định đối tác TPP, một hiệp ước thương mại toàn diện liên quan đến 22 quốc gia trên bờ biển Thái Bình Dương của Châu Mỹ và châu Á. Các nhà cổ xúy dân quyền đang yêu cầu Việt Nam thể hiện sự tiến bộ cụ thể tư tưởng tự do trước khi nước này được phép tham gia hiệp ước TPP.
Cho đến nay, ít có dấu hiệu cho thấy rằng Việt Nam sẵn lòng nhượng bộ bất kỳ quyền tự do nào. Human Rights Watch báo cáo nhân quyền năm 2015 World cho biết tình hình nhân quyền “vẫn bi đát trong năm 2014,” vì Đảng Cộng sản không sẵn sàng bỏ quy tắc thể chế một đảng, bất chấp sự bất mãn ngày càng tăng trong quần chúng về các quyền tự do cơ bản.  Giống như tổ chức phi chính phủ FVPoC đã cáo buộc, Human Rights Watch nói rằng “các lực lượng an ninh gia tăng đa dạng các hình thức quấy nhiễu và đe dọa các nhà phê bình.” “
Thí dụ như vào ngày 01 tháng 1, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ FVPoC, một nhóm dân oan tụ tập trước Dinh Độc lập, xe cảnh sát vội vã xuất hiện, kéo 9 phụ nữ vào xe, chở đến trụ sở cảnh sát, kéo tóc và đánh đập họ. Bà Lư Thị Thu Vân bị đánh sưng mắt.
Cùng một ngày, những tín đồ của nhà thờ Mennonite tập trung cầu nguyện ở nhà của một mục sư,  đã bị công an chính quyền địa phương bao vây, ngăn cản tín đồ đến gần nhà mục sư. Nhiều người bị giam giữ và bị đánh đập. Báo cáo FVPoC nói Mục sư Nguyễn Hồng Quang đến đồn cảnh sát hỏi tại sao họ đã bắt giữ và đánh đập tín đồ. Ông cũng bị tấn công, bị đánh rách cả áo.
Các cuộc tấn công tương tự leo thang đối với dân oan Bắc Giang và Đồng Nội, nơi có nhiều người biểu tình phản đối bị côn đồ đánh chảy máu. Dân oan cố tìm sự bảo vệ từ cảnh sát, nhưng trớ trêu thay họ lại bị bắt đưa vào đồn cảnh sát và lại bị đánh đập nữa.
“sự tàn bạo của công an, bao gồm nhiều ca tử vong trong khi giam cầm, đang càng ngày càng cuốn hút công luận ở Việt Nam,” Human Rights Watch nói trong báo cáo năm 2015. “Năm 2014, thậm chí phương tiện truyền thông nhà nước cũng thường xuyên đưa tin về cảnh sát lạm quyền. Trong nhiều trường hợp, những cảnh sát liên quan đến gây chết người khi đang bị tạm giam, đã bị kết án vì phạm những luật nhỏ. Cảnh sát thường xuyên che dấu hiện trường và biến thành các vụ tự sát. Nhiều tù nhân nói họ bị đánh đập để phải thú nhận tội, đôi khi phải thú nhận những tội mà họ nói họ không hề làm. Những người khác thì nói rằng họ bị đánh đập vì chỉ trích sĩ quan cảnh sát hoặc cố gắng lý luận với họ. Các nạn nhân bị đánh đập bao gồm cả trẻ em.”
Cựu Tù nhân lương tâm Việt Nam, trong một tuyên bố gửi đến Asia Sentinel, viết “Chúng tôi cực lực lên án và phản đối việc sử dụng bạo lực hãm hại người bất đồng chính kiến.  Nó trở nên cấp bách hơn khi số nạn nhân đang tăng lên. Các nhân viên an ninh, công an đã giả dạng côn đồ thi hành lệnh tấn công người bảo vệ nhân quyền.”
Lời yêu cầu phải đưa các nhân viên an ninh ra tòa vì công lý và sự an toàn xã hội của tổ chức FVPoC hầu như không có khả năng xảy ra trong bầu không khí chính trị hiện tại mặc dù các nước phương tây đã đưa quan ngại về dân quyền vào hiệp ước thương mại TPP.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước dân chủ và các ngoại giao đoàn của họ ở Hà Nội, các tổ chức nhân quyền quốc tế hãy lên tiếng bảo vệ nạn nhân của các cuộc tấn công đánh đập,” FVPoC nói. “Việc yêu cầu chính phủ Việt Nam chấm dứt sử dụng bạo lực nên được đặt ra như một điều kiện tiên quyết khi ký các thỏa thuận kinh tế hay quân sự.”

Nguồn: Asia Sentinel
Dịch bởi Trang Thiên Long | 14-07-2015

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo