Việt Nam Thời Báo

Bắc Kinh đang thắng trận nhưng bại cuộc

By Ling A. Shiao
December 10, 2014
Vũ Thị Phương Anhdịch


(VNTB) –Những người biểu tình có thể đã kiệt sức, nhưng vấn đề của Trung Quốc với Hồng Kôngchắc chắn vẫn còn tồn tại.
Sau hai tháng dài ròng rã, những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông đang kiệt sức và chia rẽ. Nỗ lực của họ trong tuần vừa qua nhằm thúc đẩy phong trào bằng cách bao vây trụ sở chính phủ đã thất bại bởi dùi cui của cảnh sát, bình xịt hơi cay và những đợt bắt giữ. Sau đó, lãnh tụ đối lập sinh viên Joshua Wong đã tuyệt thực (hiện nay đã ngưng), trong khi những người đồng sáng lập của Phongtrào Chiếm lĩnh Trung hoàn (Occcupy Central) – những người đã khởi xướng các đợt biểu tình – lại tiếp tục đưa ra lời kêu gọi các sinh viên hãy rút lui. Sự chia rẽ nội bộ này đã bộc lộ rõ rằng trên thực tế rằng các sinh viên đã không còn các lựa chọn khả thi. Bắc Kinh có thể sớm vui mừng tuyên bố đã chiến thắng một cuộc chiến đầy gian khổ.
Tuy nhiên, trên thực tế, Bắc Kinh đang mất Hồng Kông.

Trong khi Bắc Kinh hứa hẹn “một quốc gia, hai chế độ”, quốc gia này vẫn bằng mọi giá hội nhập nền kinh tế Hồng Kông vào Trung Quốc đại lục  đưa người Hồng Kông vào cùng khuôn khổ chung của bản sắc Trung Quốc. Mục tiêu cuối cùng là để đoàn kết Trung Quốc vàHồng Kông vào thành một quốc gia. Để đạt mục đích này, Bắc Kinh đã cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp của thành phố này những ưu đãi khi tiếp cận vào thị trường Trung Quốc.Sự tiếp xúc, trao đổi giữa những con người cụ thể được thúc đẩy bằng cách tháo gỡ những hạn chế về du lịch đối với ngườiTrung Quốc đại lục khi đi du lịch đến Hồng Kông.Việc “giáo dục lòng yêu nước” cũng được cố gắng đưa vào chương trình giảng dạy trongcác trường học tại Hồng Kông.

Bắc Kinh đã khá thành công trong việc làm cho Hồng Kông trở nên gần gũi hơn với Trung Quốc về kinh tế. Năm ngoái, một con số đáng kinh ngạc  40 triệu du khách từ đại lục đã đóng góp một phần ba tổng doanh thu bán lẻ của thành phố. Hiện nay, gần một nửa số giao dịch thương mại của thành phố này là với Trung Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu giành được lòng trung thành của người dân Hồng Kông ngày càng trở nên ngoài tầm tay với. Cư dân HồngKông phàn nàn về giá cả hàng hóa  nhà ở ngày càng tăng cao  do có các đợt du khách và nhà đầu tư từ đại lục ồ ạt đổ sang. Những người trẻ tuổi đang ngày càng lo sợ bị mất cơ hội vào tay người Trung Quốc đại lục trong cuộc cạnh tranh giành chỗ học tại các trường đại học hàng đầu cũng như những cơ hội việc làm. Năm 2012, đã có một phong trào phản kháng rộng khắp chống lại kế hoạch “giáo dục lòng yêu nước” của chính quyền trung ương.
Nỗi oán giận sục sôi của thành phố này đối với Trung Quốc được phản ánh qua kết quả các cuộc thăm dò. Tỷ lệ người Hồng Kông, người tự nhận thấy mình chủ yếu là người Trung Quốc đang giảm dần  chỉ còn 31 phần trăm trong các cuộc thăm dò gần đây nhất. Thậm chí quan trọng hơn, số lượng người trẻ trong độ tuổi từ 18-29 nhận mình chủ yếu là người Trung Quốc đã giảm từ 20-30 phần trăm trong thập niên trước giờ đây đã giảm xuống chỉ còn 4-8 phần trăm. Không giống như cha mẹ và ông bà của họ, những người phần lớn di cư đến Hồng Kông từ Trung Quốc, phần lớn người trẻ Hồng Kông đã được sinh ra và lớn lên tại thành phố này và do đó có một mong muốn mạnh mẽ về một bản sắc địa phương riêng biệt. Chính những người trẻ này đã xuống đường. Chính sự kiên quyết của Bắc Kinh đã làm cho sự cay đắng của họ ngày càng tăng  có thể sẽ thúc đẩy theo hướng hoàn toàn bác bỏ cội nguồn Trung Quốc của họ.
Bắc Kinh có thể làm  để đảo ngược xu hướng này?
Trước hết, nếu khôn ngoan thì Bắc Kinh sẽ đồng ý với yêu cầu của những người biểu tình về quyền được bầu cử tự do không can thiệp đối với những vị trí thống đốc của họ, hoặc ít nhất cũng có những nhượng bộ có ý nghĩa trước khi diễn ra cuộc bầu cử tiếp theo. Những bất bình lớn nhất ở Hồng Kông là kết quả của việc chính phủ hiện nay của Hồng Kông, những người ủng hộ quan hệ thương mại với Bắc Kinh đã không kịp thời giải quyết các tác động có hại của việc thắt chặt quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc đã gây ra trên những thường dân Hồng Kông. Ðã có một số cuộc biểu tình của quần chúng kêu gọi Thống đốc đương nhiệm của Hồng Kông là Lương Chấn Anh từ chức. Hai người tiền nhiệm của ông Lương cũng không được ưa chuộng: ông Đồng Kiến Hoa đã từ chức do hoạt động kém hiệu quả, còn trước đó ông Tăng Âm Quyền bị cho là đã làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Bằng cách cho phép Hồng Kông thực sự lựa chọn thống đốc của mình, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy tinh thần thiện chí tại Hồng Kông  đem lại hy vọng cho thế hệ trẻ.

Quan trọng hơn, Bắc Kinh cần phải đẩy mạnh cải cách chính trị  pháp lý ngay tại Trung Quốc lục địa. Sự xa lạ của Hồng Kông đối với Trung Quốc không bắt nguồn từ văn hóa mà từ chính trị. Trong khi đa số người dân ở thành phố này vẫn thấy có thể được gắn bó với một nước “Trung Hoa”, thì Trung Hoa ấy cũng không phải  nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, nơi thiếu vắng dân chủ, nơi các quy định của pháp luật còn hạn chế, nơi các quyền cá nhân cơ bản thật mong manh, và nơi tham nhũng vẫn tràn lan. Hồng Kông, với một hệ thốngđa đảng, một nền tư pháp độc lập, nơi có tự do báo chí và các quyền tự do trong hiến pháp,vẫn khác xa Trung Quốc. Và cuối cùng, Bắc Kinh phải có những biện pháp tự cải cách mạnh mẽ để người Hồng Kông không phải cảm thấy xấu hổ khi là người Trung Quốc.

Ling A. Shiao  phó giáo sư tại Đại học Southern Methodist, chuyên nghiên cứuvề lịch sử văn hóa, phong trào thanh niên, và bản sắc chính trị củaTrung Quốc hiện đại. Bà là một nhà hoạt động trong Phong trào dân chủ năm 1989 ở Trung Quốc.

Tin bài liên quan:

Quốc gia nào sẽ kiến tạo thế giới trong thế kỷ 21?

Phan Thanh Hung

Một thanh tra Hong Kong không xử lý biểu tình, nổ súng tự sát

Phan Thanh Hung

Nga tuyên bố cuộc khủng hoảng của đồng Ruble đã kết thúc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.