Bài hồi âm thứ hai Việt Nam Thời Báo về Nho giáo.*

Bài hồi âm thứ hai Việt Nam Thời Báo về Nho giáo.*

Tôn Phi

 

Trước hết, xin cám ơn tập thể Việt Nam Thời Báo đã đăng bài “Quan điểm: Hồi âm tác giả Bùi Công Trừng và tạp chí Luật Khoa về bài báo link Nho gia với Cộng Sản.” (1)

Tác giả định dừng lại ở bài này, song vì một sai sót nhỏ của người biên tập, mà có thể dẫn đến những di hại về sau, nên tác giả phải thêm bài thứ hai để đính chính.

Biên tập viên (Việt Nam Thời Báo) dùng hình đại diện như sau:

Hình ảnh này, có lẽ biên tập viên lấy từ trên mạng xuống. Nội dung tấm hình này 4 mệnh thì ít nhất 2 mệnh đề sai.

Xin phân tích về bản chú thích trong tấm hình như sau:

Chú thích một, sáng lập Nho giáo có phải là Khổng Tử?

 

Sáng lập Nho giáo không phải là Khổng Tử. Bản thân Khổng người phương Bắc cũng thừa nhận:

“Nam phương chi cường dã. Quân tử cư chi.” Nghĩa là, Nho giáo do người phương Nam sáng lập.

 

Khổng Tử chỉ là một nhà cải cách. Vai trò của Khổng đối với Nho giáo giống như vai trò của thánh Phao-lô (Paul) người La Mã trong Cơ-đốc giáo (Christian) khởi tự Do Thái. Nữ Oa-Phục Hy của liên bang Viêm Việt làm xong giai đoạn Nho sơ khởi, Khổng làm tiếp giai đoạn nguyên Nho. Số nguyên tố, là số không thể chia hết cho số nào khác ngoài 1 và chính nó. Cũng vậy, Nguyên Nho là triết Nho gồm những câu văn kinh điển cô đọng đến mức tinh ròng, nghĩa là không thể nén lại, co lại cho gọn gàng hơn được nữa.

Chú thích thứ hai tạm coi là đúng.

Chú thích thứ ba, cũng tạm coi đúng: giá trị tư quan trọng nhất trong tư tưởng của Nho giáo là Khổng Tử là về giáo dục, chủ trương dạy học cho tất cả mọi người. Mệnh đề này tạm đúng. Cuộc đời Khổng Tử, về chính trị thì có thể xem như thất bại, về triết học thì quá vắn tắt, còn về giáo dục thì thành công lớn lao (Kim Định, giáo sư đại học Văn Khoa Sài Gòn, sách Cửa Khổng nhận định).

Chú thích thứ tư, “Hán Vũ Đế bãi truất bách gia, Nho gia được đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo”. Mệnh đề này cần phải xem xét lại:

Thứ nhất, cần xem sách vở Nho gia trước và sau Hán Vũ Đế để xem tính nguyên bản còn toàn vẹn hay đã bị cắt xén rồi. Việc biên tập ấy gọi là vụ án gác Thạch Cừ. Trong đó, bản mới của Luận Ngữ (sách trọng đại bên Nho) chương XVI.2, ghi Khổng Tử nói: Khi thiên hạ có đạo thì lễ nhạc, hình phạt, chinh phạt đều do thiên tử. “Thiên hạ hữu đạo tắc lễ nhạc, chinh phạt tự thiên tử xuất, chính bất tại đại phu, thứ nhân bất nghị”.  Trong bản chất, triết Nho vốn chống đối óc độc tài chuyên chế và vốn đề cao ý dân là ý trời. Câu này rất dễ giải nghĩa theo lối chuyên chế nên có thể nghi ngờ là do Luật gia (Pháp gia) xen giặm ít nhiều, nếu không toàn bích thì cũng một số chữ đủ bẻ quặt ý nghĩa.

Vẫn là giáo sư Lương Kim Định chứng minh được, Nho giáo đã lan quá rộng không thể gạt bỏ được, nên triều đình tìm cách kiểm soát sự giải nghĩa kinh sách và uốn nắn cho hợp với ý của mình: cố biến Nho giáo trở thành dụng cụ cho lối trung ương tập quyền chuyên chế, chứ không phải thành thực đề cao Nho giáo.

Thứ hai, thái độ của Hán Vũ Đế  đối với nhà tiêu biểu của thời đại là Đổng Trọng Thư.

Lần thứ nhất, vua đẩy Đổng Trọng Thư ra giữ chức phụ tướng giúp Địch Vương trị đất Giang Tô. Mục đích: Hán Vũ Đế muốn mượn tay Địch Vương ( anh Vũ Đế) rất kiêu căng và thích sự vũ dũng hại Đổng Trọng Thư, nhưng vì Đổng Trọng Thư khéo xử, nên không những không bị hại mà còn cảm hóa được Địch Vương khiến Địch Vương rất kính trọng ông. Hán Vũ Đế không đạt đích.

Lần thứ hai, Vũ Đế lại sai Đổng Trọng Thư đi giúp một người anh khác dữ tợn hơn nhiều đó là Giao Tây Vương, tính rất dông dài càn dở hay giết các quan đại thần. Không dè ông đã nghe tiếng Đổng Trọng Thư là người hiền nên xử đãi rất trọng hậu.

Hai lần đó, nếu là người ngoài nhìn vào, chỉ thấy Đổng Trọng Thư giữ chức quan và còn được thăng chức, không nhìn sâu xa hơn Đổng Trọng Thư ngày càng rơi vào tình thế nguy hiểm.

Đổng Trọng Thư sợ Hán Vũ Đế quá, xin cáo bệnh giải chức về hưu. Trụ cột của Nho gia bị vô hiệu hóa, từ đó vương triều tha hồ xuyên tạc Nho giáo cũng chẳng có ai dám phản đối, về sau trong dân gian chẳng còn ai nghi ngờ.

Hán Vũ Đế không hề bãi bỏ Bách gia. Ông ta đã ra lệnh  tổng hợp Bách gia dưới danh hiệu Nho giáo. Điều này ví như hoàng đế  La Mã Constatine không hề bãi bỏ đạo thờ thần Mặt Trời, ông ta đã tổng hợp đạo thờ Thần Mặt Trời dưới danh hiệu Công giáo. Bằng chứng, ngày thứ Bảy (Saturday) của Cơ đốc giáo bị La Mã ép sang thành ngày Chủ nhật (Sunday) của tín ngưỡng cổ Babylon. Sundayvốn có nghĩa là ngày của Mặt Trời. Đồng thời, Lễ Vượt Qua- giao ước mới của Cơ-đốc giáo bị Constatine ép cho phải bãi bỏ bởi sắc lệnh Milan, và thay vào đó là ngày sinh nhật thần Mặt Trời, 25 tháng 12, là Đông chí-ngày lạnh nhất trong năm.

Bằng chứng, đến nay vẫn còn:

Năm 321, Công giáo La Mã ra sắc lệnh bãi bỏ ngày thứ Bảy (Sabath) và chuyển sang thờ phượng ngày Chủ nhật.

 

Cho đến nay, từ điển tiếng Anh học thuật Oxford vẫn còn ghi rất rõ ràng: Sunday là ngày đầu tiên của tuần:

Định nghĩa Sunday của từ điển Oxford.

Tương tự, Saturday là ngày cuối cùng của tuần.

Năm 325, Công giáo La Mã ra sắc lệnh bãi bỏ Lễ Vượt Qua giao ước mới. Xem tư liệu công đồng Nicea.

Bên ngoài, triều đình Constantine ủng hộ Cơ-đốc giáo. Bên trong, Constantine đã chế biến Cơ-đốc giáo theo ý muốn của mình. Cả hai lần khối Tây phương đòi sửa đổi đều bị khối Cơ-đốc Đông phương phản đối mạnh mẽ. Nhưng vì Tây phương quá mạnh, lại có tro cốt của đại sứ đồ Phi-e-rơ (Pière), nên quyết định của Tây phương dần trở nên phổ biến.

Vụ án công đồng Nicea (năm 325) giống hệt vụ án gác Thạch Cừ về trình tự.  Nước Anh là thành viên giàu mạnh trong khối 10 nước thành viên của đế quốc La Mã trước khi tách ra. Lưu ý, Oxford là đại học danh tiếng của nước Anh, Vì vậy có thể nói rằng  La Mã đã thay đổi Cơ-đốc giáo, bằng chứng viết do chính La Mã cung cấp chứ không phải phe đối địch đưa ra. Văn bản gốc hãy còn và công khai, bạn đọc hoàn toàn có thể tự tra cứu. Cho đến khi công nhận tính hợp pháp (và đưa lên hàng quốc giáo) cho đạo Cơ-đốc, và xưng mình là tín đồ Cơ-đốc giáo, thì bản thân hoàng đế Constatine vẫn là giáo chủ (mục sư tổng hội trưởng) của tôn giáo thờ thần Mặt Trời. Mọi thứ trên đời đi qua đều để lại dấu vết.

 

Bên Tây, đạo thờ Thần Mặt Trời khoác áo của Cơ-đốc giáo thế nào, thì bên Đông, Bách gia đã khoác áo của Nho gia để tiếp tục tồn tại y như vậy. Sử dụng hình này trong bài trước, biên tập viên đã làm không đúng với ý của tác giả. Tuy nhiên tác giả tin rằng việc này chỉ là nhầm lẫn sơ ý và không có gì đáng trách. Sau này, khi sử dụng hình đại diện, người biên tập viên, của bất kỳ tờ báo nào, cũng cần tìm ra cho rõ ai là tác giả của bức hình họa đó, họ có ký tên dưới bức hình không. Đặc điểm chung những người hay chú sớ sai hình ảnh thì thường không ký tên, rồi cứ thế sai lầm theo dây chuyền. Tốt nhất chỉ nên dùng hình, không dùng phần chú sớ, thì sau này bài báo mới có giá trị trích dẫn. Bạn đọc sẽ tin tưởng vào đức trung dung, sự tâm huyết của người biên tập.

Xin cám ơn ban biên tập Việt Nam Thời Báo một lần nữa.

Tôn Phi (Nho gia Việt Nam).

 

Chú thích:

  1.  Quan điểm: Hồi âm tác giả Bùi Công Trừng và tạp chí Luật Khoa về bài báo link Nho gia với Cộng Sản:

https://vietnamthoibao.org/quan-diem-hoi-am-tac-gia-bui-cong-trung-va-tap-chi-luat-khoa-ve-bai-bao-link-nho-gia-voi-cong-san/

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)