Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 5-2015, Trung Quốc (TQ) là thị trường đứng đầu nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam (VN) với kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 19,5 tỉ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2014. Tính đến nay TQ vẫn là thị trường xuất nhập khẩu chính của VN và hàng hóa VN vẫn phụ thuộc vào thị trường này. Thời điểm TQ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên biển Đông được xem là cơ hội để VN tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào thị trường TQ. Tuy nhiên, sau một năm, những số liệu nhập khẩu đã phản ánh thực tế không có gì thay đổi.
PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia kinh tế Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng mục tiêu đa dạng hóa thị trường để không phụ thuộc quá mức vào một thị trường của VN dường như chưa thực hiện thành công.
Mục tiêu đa dạng hóa thị trường bất thành
. Phóng viên: Ông bình luận gì về những con số nhập khẩu từ TQ vào VN có xu hướng tăng mạnh thời gian qua?
+ PGS-TS Phạm Tất Thắng: Câu chuyện nhập siêu từ TQ không phải là vấn đề mới của VN, nó tồn tại suốt một thời gian dài và cho đến nay vẫn không có gì thay đổi. Nhìn nhận một cách khách quan, VN có vị trí tiếp giáp với TQ – một thị trường cực lớn của thế giới nên sẽ có hai mặt lợi và hại. VN có thể mua được nguyên liệu rẻ phục vụ cho ngành sản xuất, như may mặc, da giày, linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp cơ khí… Hàng hóa nông sản VN có thị trường lớn để xuất khẩu như dưa hấu, cao su, gạo…
Ngược lại, VN lại chịu sức ép từ phía TQ khi quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cung cấp từ họ, như đồ nhựa, vải sợi… Thậm chí giả sử TQ đóng cửa khẩu thì VN sẽ không biết bán dưa hấu, gạo… đi đâu.
. Cách đây một năm, khi TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở biển Đông, nhiều người cho rằng đây là điều kiện để VN thoát khỏi sự phụ thuộc trên mặt trận kinh tế?
+ Sự kiện TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là cơ hội vàng để VN phát động sự đồng thuận của doanh nghiệp (DN) và người dân nhằm giảm thiểu phụ thuộc thị trường này. Nhưng trên thực tế, thời gian qua chúng ta đã không làm được điều này. Nhập siêu vẫn chủ yếu từ TQ và tăng dần qua từng năm. Tôi xin lấy dẫn chứng như năm 2009, tổng nhập siêu VN là 12 tỉ USD thì riêng nhập siêu từ TQ lên đến 11,5 tỉ USD. Năm 2011, nhập siêu 13,8 tỉ USD, trong đó TQ là 9,5 tỉ USD. Năm 2013, VN xuất siêu 900 triệu USD nhưng nhập siêu từ TQ 23,7 tỉ USD. Năm 2014, VN xuất siêu 2 tỉ USD nhưng nhập siêu từ TQ 29 tỉ USD. Bốn tháng đầu năm 2015, tổng nhập siêu của VN là 3 tỉ USD, trong khi nhập từ TQ 10,7 tỉ USD.
PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia kinh tế Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng mục tiêu đa dạng hóa thị trường để không phụ thuộc quá mức vào một thị trường của VN dường như chưa thực hiện thành công.
Mục tiêu đa dạng hóa thị trường bất thành
. Phóng viên: Ông bình luận gì về những con số nhập khẩu từ TQ vào VN có xu hướng tăng mạnh thời gian qua?
+ PGS-TS Phạm Tất Thắng: Câu chuyện nhập siêu từ TQ không phải là vấn đề mới của VN, nó tồn tại suốt một thời gian dài và cho đến nay vẫn không có gì thay đổi. Nhìn nhận một cách khách quan, VN có vị trí tiếp giáp với TQ – một thị trường cực lớn của thế giới nên sẽ có hai mặt lợi và hại. VN có thể mua được nguyên liệu rẻ phục vụ cho ngành sản xuất, như may mặc, da giày, linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp cơ khí… Hàng hóa nông sản VN có thị trường lớn để xuất khẩu như dưa hấu, cao su, gạo…
Ngược lại, VN lại chịu sức ép từ phía TQ khi quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cung cấp từ họ, như đồ nhựa, vải sợi… Thậm chí giả sử TQ đóng cửa khẩu thì VN sẽ không biết bán dưa hấu, gạo… đi đâu.
. Cách đây một năm, khi TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở biển Đông, nhiều người cho rằng đây là điều kiện để VN thoát khỏi sự phụ thuộc trên mặt trận kinh tế?
+ Sự kiện TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là cơ hội vàng để VN phát động sự đồng thuận của doanh nghiệp (DN) và người dân nhằm giảm thiểu phụ thuộc thị trường này. Nhưng trên thực tế, thời gian qua chúng ta đã không làm được điều này. Nhập siêu vẫn chủ yếu từ TQ và tăng dần qua từng năm. Tôi xin lấy dẫn chứng như năm 2009, tổng nhập siêu VN là 12 tỉ USD thì riêng nhập siêu từ TQ lên đến 11,5 tỉ USD. Năm 2011, nhập siêu 13,8 tỉ USD, trong đó TQ là 9,5 tỉ USD. Năm 2013, VN xuất siêu 900 triệu USD nhưng nhập siêu từ TQ 23,7 tỉ USD. Năm 2014, VN xuất siêu 2 tỉ USD nhưng nhập siêu từ TQ 29 tỉ USD. Bốn tháng đầu năm 2015, tổng nhập siêu của VN là 3 tỉ USD, trong khi nhập từ TQ 10,7 tỉ USD.
Việt Nam chịu sức ép từ phía Trung Quốc khi ta quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, linh kiện… cung cấp từ họ. Ảnh: TP |
Chúng ta nói thoát khỏi sự ảnh hưởng của TQ nhưng càng ngày chúng ta càng lún sâu vào phụ thuộc. Như vậy, mục tiêu đa dạng hóa thị trường để không phụ thuộc quá mức vào một thị trường của VN dường như chưa thực hiện thành công.
Chính sách chưa hợp lý
. Theo ông, nguyên nhân sự phụ thuộc này xuất phát từ chính sách của cơ quan nhà nước hay bản thân DN Việt chưa chịu đổi mới để bắt nhịp?
+ Vấn đề này đã kéo dài hơn 10 năm nay rồi. Nguyên nhân chính là do chính sách của chúng ta đưa ra chưa hợp lý, chưa đi vào cuộc sống. Trong quá trình triển khai chính sách thực hiện chưa tốt. Hay nói cách khác, các nhà làm chính sách, cơ quan quản lý đang bí lối thoát và hướng đi cụ thể cũng như biện pháp tổ chức hiệu quả. Ở đây DN không có lỗi.
Tôi xin dẫn chứng từ câu chuyện ùn tắc dưa hấu. Hằng năm cứ đến khoảng tháng 4, VN lại đối mặt với tình trạng ùn ứ dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Đây là vấn đề tồn tại bao năm nay, nông dân biết, các bộ, ngành nắm rõ, bao nhiêu cuộc hội thảo bàn giải pháp tháo gỡ được tổ chức. Vậy tại sao không giải quyết được? Điều này chứng tỏ cơ quan quản lý không hề có biện pháp tối ưu giải quyết triệt để và cứ để nông dân, thương nhân tự bơi, bị động. Hay như trường hợp thương nhân TQ vào thu mua nông sản “lạ” rất nhiều nhưng đến nay chưa có biện pháp ngăn chặn, trong khi chúng ta có cả hệ thống bộ máy quản lý từ cửa khẩu cho đến nội địa. Hoặc các bộ, ngành bỏ ra rất nhiều kinh phí để xúc tiến thương mại nhưng hiệu quả chưa cao. Vai trò quản lý ở đây chưa thực sự rõ ràng.
. Vậy theo ông, cách nào để tháo gỡ vấn đề này?
+ VN đã từng có cơ hội để thực hiện đa dạng hóa thị trường, thoát khỏi sự lệ thuộc quá mức vào thị trường TQ nhưng lại chưa làm được. Năm 2015 là một năm nhiều cơ hội nữa cho VN khi chúng ta tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với rất nhiều đối tác, như ASEAN, EU, Hàn Quốc, Nga… Đặc biệt là Hiệp định thương mại đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc tham gia FTA là cơ hội hợp tác để trao đổi hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh giúp hàng hóa VN xâm nhập những thị trường khó tính, như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc… Đây cũng là cơ hội để cơ quan quản lý thay đổi cách làm chính sách theo hướng hội nhập và DN thay đổi phương thức kinh doanh, sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng khoa học công nghệ hiện đại.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong bốn tháng đầu năm 2015, TQ là thị trường lớn nhất cung cấp hàng hóa vào VN với giá trị là 15,3 tỉ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2014. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch nhập khẩu từ TQ đạt 2,4 tỉ USD, tăng 27,3% và chiếm 70% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Sắt, thép các loại nhập khẩu vào VN trong bốn tháng qua từ TQ là 2,3 triệu tấn, tăng mạnh 80,3%.
Bên cạnh đó, trong bốn tháng qua, lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu có xuất xứ từ TQ tăng đáng kể với 8.860 chiếc, tăng mạnh 289%.
Chính sách chưa hợp lý
. Theo ông, nguyên nhân sự phụ thuộc này xuất phát từ chính sách của cơ quan nhà nước hay bản thân DN Việt chưa chịu đổi mới để bắt nhịp?
+ Vấn đề này đã kéo dài hơn 10 năm nay rồi. Nguyên nhân chính là do chính sách của chúng ta đưa ra chưa hợp lý, chưa đi vào cuộc sống. Trong quá trình triển khai chính sách thực hiện chưa tốt. Hay nói cách khác, các nhà làm chính sách, cơ quan quản lý đang bí lối thoát và hướng đi cụ thể cũng như biện pháp tổ chức hiệu quả. Ở đây DN không có lỗi.
Tôi xin dẫn chứng từ câu chuyện ùn tắc dưa hấu. Hằng năm cứ đến khoảng tháng 4, VN lại đối mặt với tình trạng ùn ứ dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Đây là vấn đề tồn tại bao năm nay, nông dân biết, các bộ, ngành nắm rõ, bao nhiêu cuộc hội thảo bàn giải pháp tháo gỡ được tổ chức. Vậy tại sao không giải quyết được? Điều này chứng tỏ cơ quan quản lý không hề có biện pháp tối ưu giải quyết triệt để và cứ để nông dân, thương nhân tự bơi, bị động. Hay như trường hợp thương nhân TQ vào thu mua nông sản “lạ” rất nhiều nhưng đến nay chưa có biện pháp ngăn chặn, trong khi chúng ta có cả hệ thống bộ máy quản lý từ cửa khẩu cho đến nội địa. Hoặc các bộ, ngành bỏ ra rất nhiều kinh phí để xúc tiến thương mại nhưng hiệu quả chưa cao. Vai trò quản lý ở đây chưa thực sự rõ ràng.
. Vậy theo ông, cách nào để tháo gỡ vấn đề này?
+ VN đã từng có cơ hội để thực hiện đa dạng hóa thị trường, thoát khỏi sự lệ thuộc quá mức vào thị trường TQ nhưng lại chưa làm được. Năm 2015 là một năm nhiều cơ hội nữa cho VN khi chúng ta tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với rất nhiều đối tác, như ASEAN, EU, Hàn Quốc, Nga… Đặc biệt là Hiệp định thương mại đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc tham gia FTA là cơ hội hợp tác để trao đổi hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh giúp hàng hóa VN xâm nhập những thị trường khó tính, như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc… Đây cũng là cơ hội để cơ quan quản lý thay đổi cách làm chính sách theo hướng hội nhập và DN thay đổi phương thức kinh doanh, sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng khoa học công nghệ hiện đại.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong bốn tháng đầu năm 2015, TQ là thị trường lớn nhất cung cấp hàng hóa vào VN với giá trị là 15,3 tỉ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2014. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch nhập khẩu từ TQ đạt 2,4 tỉ USD, tăng 27,3% và chiếm 70% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Sắt, thép các loại nhập khẩu vào VN trong bốn tháng qua từ TQ là 2,3 triệu tấn, tăng mạnh 80,3%.
Bên cạnh đó, trong bốn tháng qua, lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu có xuất xứ từ TQ tăng đáng kể với 8.860 chiếc, tăng mạnh 289%.
Theo Trà Phương (Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh)