BPSOS – Đây là thời điểm của người Việt ở Âu Châu yêu tự do và dân chủ

BPSOS – Đây là thời điểm của người Việt ở Âu Châu yêu tự do và dân chủ

Hãy khai thác cuộc bỏ phiếu EVFTA và IPA

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 4 tháng 2, 2020

http://machsongmedia.com

 

Ngày 11 tháng 2 tới đây, Quốc Hội Âu Châu sẽ biểu quyết về Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Liên Âu – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Ước Bảo Vệ Đầu Tư (IPA). Đây là cơ hội để các cá nhân và hội đoàn người Việt ở các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu đồng loạt lên tiếng với nghị viên của quốc gia mình tại Quốc Hội Âu Châu.

 

Sự lên tiếng này cần thiết để nâng sự hiểu biết của 705 nghị viên đại diện cho 27 quốc gia Liên Âu về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và yêu cầu họ gắn liền những đòi hỏi về cải thiện nhân quyền với việc thông qua hai hiệp ước này.

 

Tại sao cần lên tiếng lúc này?

 

Cả hai hiệp ước này được Uỷ Ban Mậu Dịch Quốc Tế (INTA) thông qua ngày 21 tháng 1 vừa rồi. Bước kết tiếp là toàn thể Quốc Hội Âu Châu bỏ phiếu chuẩn duyệt (hoặc không chuẩn duyệt) vào ngày 11 tháng 2 này. Nếu được chuẩn duyệt thì EVFTA sẽ có hiệu lực còn IPA sẽ còn phải được Quốc Hội của từng quốc gia thành viên của Liên Âu chuẩn duyệt thì mới có hiệu lực.

 

Hiện nay có một nhóm nghị sĩ Âu Châu đang vận động hoãn lại cuộc bỏ phiếu chuẩn duyệt tới đây để có thời gian phối kiểm việc Việt Nam thực thi những cam kết về nhân quyền. Chính phủ Việt Nam cu~ng đang vận động ráo riết theo chiều ngược lại.

 

Đây là lúc các thành phần trong xã hội dân sự quan tâm đến nhân quyền lên tiếng nhằm: (1) thêm sức cho nhóm nghị sĩ Âu Châu nói trên; (2) cung cấp cho họ những chứng cứ và luận cứ vững chắc để vận động các đồng viện.

 

Chúng ta muốn gì?

 

Lý tưởng là cuộc bỏ phiếu sẽ được dời lại và một nghị quyết được ban hành kèm với các điều kiện về nhân quyền cụ thể và một thời khoá biểu rõ ràng để nhà nước Việt Nam chứng minh thành tâm đối với các hứa hẹn về tôn trọng nhân quyền.

 

Bất luận mục tiêu lý tưởng này có đạt được hay không, sự lên tiếng ngay lúc này sẽ có 2 lợi ích:

 

(1)   Chúng ta càng tăng áp lực lúc này thì nhà nước Việt Nam sẽ phải leo thang thuyết phục các nghị sĩ Âu Châu ủng hộ việc chuẩn duyệt bằng các hứa hẹn nhượng bộ về nhân quyền.

 

(2)   Các nghị sĩ ủng hộ việc chuẩn duyệt sẽ có trách nhiệm đòi hỏi Việt Nam thực sự tuân thủ các cam kết về nhân quyền vì họ không muốn bị chỉ trích là ngây thơ hoặc bất chấp nhân quyền.

 

Vận động cách nào?

 

BPSOS đã cùng 27 tổ chức xã hội dân sự khác để ký tên lá thư chung do tổ chức Human Rights Watch soạn thảo để gửi toàn thể 705 vị nghị sĩ Âu Châu. Xem: https://www.hrw.org/news/2020/02/04/ngos-urge-european-parliament-postpone-consent-eu-vietnam-trade-deals.

 

Đồng thời, chúng tôi huy động mạng lưới các tổ chức ở Âu Châu quan tâm đến quyền tự do tôn giáo nhập cuộc. Nhiều tổ chức trong mạng lưới này đang chung sức vận động các nghị sĩ mà họ quen biết.

 

Nay chúng tôi thiết tha kêu gọi người Việt sinh sống ở 27 quốc gia thuộc Liên Âu nhập cuộc bằng cách tiếp cận và vận động các nghị sĩ Âu Châu của quốc gia mình.

 

2 cách tham gia vận động

 

Trong cách thứ nhất, các cá nhân và hội đoàn có thể sử dụng văn thư mà BPSOS đã thảo sẵn và gửi trực tiếp đến các nghị sĩ Âu Châu của mình:

Thư mẫu: http://dvov.org/draft-letter-on-evfta-and-ipa-vote-feb-11-2019/

Phụ đính: http://dvov.org/annex-to-letter-on-evfta-and-ipa-vote-feb-11-2019/

 

Đây cũng là các mẫu thư thảo sẵn được các tổ chức bảo vệ tự do tôn giáo sử dụng. Xin quý vị tuỳ nghi chỉnh sửa cho hợp ý riêng của mình

 

Để tìm các nghị sĩ Âu Châu ở quốc gia mình, xin vào đây: https://www.europarl.europa.eu/meps/en/search/advanced.

 

Tại trang này, quý vị có thể chọn theo quốc gia, thành phần cử tri, thành phần đảng chính trị. Khi hiện ra danh sách các vị nghị sĩ, quý vị nhấn vào hình của nghị sĩ muốn liên lạc thì sẽ thấy hiện ra thêm thông tin về người này; nhấn vào biểu tượng phong bì ở gần phía dưới thì sẽ thấy hướng dẫn để gửi email cho vị nghị sĩ ấy.

 

Đối với người dùng máy tính, để tránh thủ tục rườm rà sau khi quý vị tìm được vị nghị sĩ mà mình muốn liên lạc, hãy để chuột vào biểu tượng phong bì sau đó bấm chuột phải và chọn “Copy Email Address”. Quý vị quay lại phần gửi email và dán (paste) email đó là được.

 

Hoặc, nếu là hội đoàn, quý vị có thể tham gia ký tên chung với Bàn Tròn Tự Do Tôn Giáo Brussels-EU bằng cách gửi tên của tổ chức mình đến cho contact@forbroundtable.org. Văn thư sẽ được gửi ra dưới tiêu đề của bàn tròn đa tôn giáo này như sau: https://gallery.mailchimp.com/2f7b0cc439c64374313ce93dc/files/09058683-df49-44e7-9cdb-bca34b8ad020/Joint_Letter_on_EVFTA_and_IPA_Vote_Feb_11_2019.pdf.

 

Hạn chót là Thứ Bảy này.

 

Mọi thắc mắc hay góp ý, xin liên lạc với chúng tôi tại: bpsos@bpsos.org

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)