Việt Nam Thời Báo

Đại biểu QH và khuyến nghị quốc tế về dự thảo Luật về Hội

Đặng Ngọc Quang

Nhà nghiên cứu xã hội học

Một số dự án qui mô được bàn thảo ở Quốc hộiImage copyrightREUTERS
Image captionMột số dự án qui mô được bàn thảo ở Quốc hội
Trong ngày 25/10, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật về Hội. Người chủ trì là Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đã trình bày Báo cáo số 39 ngày 24/10/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật về Hội.
Trong phiên họp nửa ngày đã có 23 (trong số này có 8 nữ) đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến được ghi âm và gỡ băng.
Toàn bộ phát biểu của các đại biểu có 28.162 chữ (không tính phần nói của ông Uông Chu Lưu và Nguyễn Khắc Định).

‘Thiếu lắng nghe ý kiến góp ý của quốc tế và các tổ chức xã hội’

Không có đại biểu Quốc hội nào nhắc tới ý kiến góp ý của các tổ chức thuộc Liên hiệp quốc (UN) và các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Cũng không có đại biểu nào nhắc tới gần 2.000 chữ ký của các công dân và các chữ ký của các tổ chức phân tích dự thảo luật và đề nghị chưa thông qua luật.
hội đoànImage copyrightVIETNAM TRIBUNE
Image captionĐảng Cộng sản Việt Nam không cho phép có đối lập chính trị
Có bốn đại biểu (Nguyễn Ngọc Phương – Quảng Bình, Nguyễn Anh Trí – Hà Nội, Nguyễn Sĩ Cương – Ninh Thuận, và Võ Đình Tín – Đắk Nông) trong phát biểu của mình đề cập tới quy định về hợp tác quốc tế và tiếp nhận viện trợ quốc tế và cho rằng dự thảo đi ngược xu hướng hội nhập.
Hai đại biểu Nguyễn Anh Trí – Hà Nội, và Võ Đình Tín – Đắk Nông đã chỉ rõ quy định không cho hợp tác quốc tế và nhận tài trợ quốc tế là đi ngược chủ trương của Đảng cầm quyền, vốn được thể hiện ở Nghị quyết số 22 Nghị quyết Trung ương năm 2013 về hội nhập quốc tế, trong đó có nêu “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng”.
Có hai đại biểu quốc hội, Nguyễn Văn Sơn – Hà Tĩnh, và Nguyễn Sĩ Cương – Ninh Thuận, trong phát biểu của mình đã đề nghị tường minh là “cần có thêm thời gian chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo luật nên chưa thông qua dự án Luật về Hội trong kỳ họp thứ 2 này”.
Phân tích 23 bài phát biểu của các đại biểu Quốc hội trong phiên họp, không có bằng chứng nào xác nhận các đại biểu đã trích dẫn ý kiến của các khuyến nghị chính sách từ các tổ chức quốc tế, hay các tổ chức xã hội dân sự trong nước.
Từ phân tích văn bản, không thể xác nhận hoặc phủ nhận là tiếng nói của các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức xã hội dân sự đã đến với các đại biểu Quốc hội.
Không có dấu hiệu nào cho thấy họ đã làm quen và sử dụng các lập luận dựa trên quyền con người của các tổ chức này.
Bài viết trên đã đăng trên trang Facebook cá nhân của nhà nghiên cứu xã hội học Đặng Ngọc Quang, một cây viết từ Hà Nội, và được đăng lại trên trang BBC Tiếng Việt với sự đồng ý của tác giả.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo