BBC
Nhà phân tích chính trị Việt Nam, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói các phương án ‘nhân sự’ lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn còn để ngỏ mà không phải như ‘đồn đoán’ và có thể sẽ được quyết định tại và bởi Đại hội.
Bình luận với BBC ngay sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 có phiên họp trù bị hôm 20/01/2016 từ Hà Nội, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nói:
“Đại hội người ta có quyền đề cử, tức là những người trong Ban chấp hành Trung ương khóa 11 cộng lại nó chỉ có hơn 200 chút thôi, Đại hội còn cộng thêm cả hơn một nghìn, khoảng 1.300 người nữa dự và có quyền bầu cử…
Có thể có thay đổi
“Rồi quyền đề xuất, tức là quyền đề cử người, quyền ứng cử nữa cơ mà, chứ nó có bị hạn chế gì đâu.
Đại hội người ta có quyền đề cử, tức là những người trong Ban chấp hành Trung ương khóa 11 cộng lại nó chỉ có hơn 200 chút thôi, Đại hội còn cộng thêm cả hơn một nghìn, khoảng 1.300 người nữa dự và có quyền bẩu cử… Rồi quyền đề xuất, tức là quyền đề cử người, quyền ứng cử nữaTS. Hà Hoàng Hợp
“Cho nên đến lúc đó, khả năng là có thể có thay đổi.”
Trước câu hỏi liệu ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng Chính phủ, còn có cơ hội tái cử trong ‘Tứ trụ’ hay không, tương tự cũng như với các trường hợp khác như ông Nguyễn Phú Trọng v.v…, nhà nghiên cứu nói:
“Như lần trước mọi người đều nói rằng có một người được Ban chấp hành Trung ương giới thiệu ở lại, đấy là ông Nguyễn Phú Trọng, rồi kèm theo tên mấy người khác nữa, duy nhất có một mình ông Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu ở lại trong một thời kỳ, một thời gian chuyển tiếp nào đó.
“Cái đó tôi xin khẳng định lại là ở Hội nghị Trung ương 14 đã quyết như thế rồi, thì danh sách ấy sẽ là danh sách đưa ra Đại hội thôi, thế và Đại hội có giới thiệu thêm ai nữa thì chúng ta chỉ chờ một vài bữa nữa là biết thôi,” TS Hà Hoàng Hợp nói với BBC.
(BBC)