Hoàng Phúc dịch
(VNTB) – Thống kê cho thấy, tàu trinh sát Trung Quốc đối đầu với tàu Việt Nam ở Biển Đông vào năm ngoái đã quay trở lại vùng biển của Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), dữ liệu theo dõi tàu hôm thứ Ba cho biết.
Tháng 7 năm ngoái, nhóm tàu Việt Nam đã mất nhiều tháng để canh chừng tàu Hải Dương 8 ở vùng Biển Đông, một điểm nóng toàn cầu bởi Hoa Kỳ thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.
Theo báo cáo hôm thứ Ba, chiếc tàu khảo sát địa chấn ngoài khơi đã được phát hiện cách bờ biển Việt Nam 158 km, được ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc bảo vệ, theo dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web theo dõi giao thông hàng hải.
Cũng theo dữ liệu giao thông hàng hải, có ít nhất ba tàu Việt Nam theo đuôi tàu Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Sự hiện diện của tàu Hải dương 8 tại vùng EEZ của Việt Nam diễn ra trong thời điểm chỉ thị cách ly xã hội ỏ Việt Nam sắp kết thúc.
Trước đây, các tàu đánh cá Việt Nam đã bị đánh chìm gần các hòn đảo trong vùng biển tranh chấp, một động thái gây ra các cuộc biểu tình và cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và đe dọa cuộc sống của ngư dân.
Hoa Kỳ đã gửi một tàu sân bay đến Đà Nẵng, miền trung Việt Nam vào tháng trước, bày tỏ “mối quan ngại nghiêm trọng” về việc tàu đánh cá Việt Nam bị đánh chìm, kêu gọi Trung Quốc tập trung vào các nỗ lực toàn cầu chống corona.
Việt Nam và Trung Quốc đã có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trong nhiều năm.
“Đường chín đoạn” hình chữ U đánh dấu vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền, bao gồm hầu hết thềm lục địa của Việt Nam.
Ts. Hà Hoàng Hợp của Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore cho biết: “Việc triển khai con tàu này cho thấy Bắc Kinh một lần nữa khẳng định quyết tâm chủ quyền của họ ở Biển Đông.”
Vào năm ngoái quan hệ Việt-Trung rơi vào bế tắc, ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc đã dành vài tuần ở vùng biển gần một giàn khoan dầu trong khu vực khai thác dầu mỏ Việt Nam do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nga (Rosneft) vận hành, và tàu Hải Dương 8 tiến hành các cuộc khảo sát địa chất ở phần lớn các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nguồn: https://www.nytimes.com/reuters/2020/04/14/world/asia/14reuters-vietnam-china-southchinasea.htm