VNTB – Đằng sau những căng thẳng ngoại giao ở Biển Đông là gì?

VNTB – Đằng sau những căng thẳng ngoại giao ở Biển Đông là gì?

Anh Khoa dịch

(VNTB) – Tuần  trước, Bắc Kinh đã đơn phương đặt tên 80 thực thể (đảo) và gắn các đặc điểm địa lý khác tại Biển Đông, điều này gây ra sự chỉ trích từ các nước láng giềng.

Neha Banka

Trong giữa đại dịch corona toàn cầu, Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông. Lần này tập trung vào hai hòn đảo đang tranh chấp ở nằm giữa Biển Đông với lãnh hải của Việt Nam và Philippines, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Tuần trước, Bắc Kinh đã đơn phương đặt tên 80 thực thể (đảo) và các đặc điểm địa lý khác tại Biển Đông, lôi kéo nhiều chỉ trích từ các nước láng giềng.

Các nhà nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tin rằng nếu tranh chấp xấu đi có thể có tác động nghiêm trọng đến mối quan hệ ngoại giao và ổn định của khu vực.

Có tranh chấp gì về quần đảo Trường Sa?

Hiện đã có tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines và Malaysia về quyền sở hữu Quần đảo Trường Sa và các đặc điểm địa lý gần đó (như rạn san hô, vịnh…). Từ năm 1968, các quốc gia này bằng biện pháp quân sự đã chiếm các hòn đảo và vùng biển xung quanh, ngoại trừ Brunei chỉ phản đối việc sử dụng vùng biển của họ để đánh bắt cá thương mại.

Mặc dù Quần đảo Trường Sa phần lớn không có người ở, nhưng khu vực này vẫn có thể có một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên chưa được khám phá. Tuy nhiên, do tranh chấp đang diễn ra, có rất ít sáng kiến ​​để khám phá khu vực được bảo vệ này, vì vậy lượng tài nguyên thiên nhiên mà các đảo này có thể có dựa trên suy đoán và ngoại suy thông qua nghiên cứu nguồn tài nguyên có sẵn của các đảo lân cận.

Vào những năm 1970, dầu được phát hiện trên các hòn đảo lân cận, đặc biệt là gần Palawan (Phillipines). Phát hiện này khiến  các quốc gia có liên quan tăng cường tuyên bố chủ quyền. Mặc dù những năm qua, các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng gần như không hoặc hoàn toàn không có dầu hoặc khí tự nhiên trên các đảo này, nhưng những báo cáo này không làm giảm đi tranh chấp lãnh thổ.

Tranh chấp gì ở quần đảo Hoàng Sa?

Tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa phức tạp hơn một chút. Quần đảo này là một tập hợp của 130 hòn đảo và rạn san hô, nằm ở Biển Đông, nằm cách Trung Quốc  và  Việt Nam với cùng một khoảng cách. Bắc Kinh tuyên bố  chủ quyền trên quần đảo này đã được tìm thấy trong các tác phẩm thế kỷ 14 thời nhà Tống. Mặt khác, Hà Nội nói rằng ít nhất các tài liệu lịch sử từ thế kỷ 15 chỉ ra rằng những hòn đảo này là một phần của lãnh thổ của Việt Nam.

Những hòn đảo này cũng được các nhà thám hiểm đề cập đến trong thế kỷ 16. khi đi về phương Đông. Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Pháp và Tây Ban Nha đã viết bài về Quần đảo Hoàng Sa bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các chính sách thuộc địa của thế kỷ 20, thuộc địa Pháp và Đông Dương cũng làm gia tăng căng thẳng ở quần đảo Hoàng Sa.

 

Đến năm 1954, căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam về Hoàng Sa đã tăng lên đáng kể. Vào tháng 1 năm 1974, Trung Quốc và Việt Nam đã tranh chấp quyền kiểm soát lãnh thổ, sau đó Trung Quốc chiếm được các đảo này. Để trả đũa, Việt Nam tuyên bố vào năm 1982 rằng họ sẽ mở rộng quyền hành chính lên các đảo này. Năm 1999, Đài Loan đã ra yêu sách lãnh thổ đối với toàn bộ quần đảo.

Từ năm 2012, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đã cố gắng tăng cường chủ quyền lãnh thổ bằng cách tham gia xây dựng các tòa nhà hành chính, du lịch, kế hoạch cải tạo đảo, và thiết lập và phát triển các tiền đồn trên các đảo.

Tranh chấp những gì gần đây?

Sau khi thành lập các khu vực hành chính mới trên Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Hoàng Sa, Bộ Tài nguyên Trung Quốc và Bộ Nội vụ Trung Quốc đã cùng tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc đã đặt tên cho 80 thực thể, rạn san hô và gắn tên cho các đặc điểm địa lý khác. Hành động tương tự đơn phương cuối cùng của Trung Quốc là vào năm 1983, khi Bắc Kinh đặt tên cho 287 thực thể địa lý.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường xâm lược quân sự và xây dựng các đảo nhân tạo cho mục đích quân sự và kinh tế ở Biển Đông, nơi đã thu hút sự chỉ trích từ các nước láng giềng và các cường quốc phương Tây. Vài tuần trước, Việt Nam đã đệ đơn khiếu nại lên Liên Hợp Quốc, nói rằng Trung Quốc đã đánh chìm trái phép một tàu đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Vào tháng 3, Trung Quốc đã thành lập hai trạm nghiên cứu tại các vùng lãnh thổ mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

Sau khi Trung Quốc đặt tên cho các thực thể, Hoa Kỳ đã phái một tàu tấn công và một tàu tuần dương tên lửa đến vùng biển ngoài khơi Malaysia gần quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ngay sau đó, tàu chiến Trung Quốc và Úc đã tham gia tập trận. Sau sự xuất hiện của tàu chiến Hoa Kỳ, các nhà quan sát khu vực bày tỏ lo ngại rằng sự hiện diện của Mỹ sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng. Hoa Kỳ không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, nhưng ai cũng biết rằng chừng nào còn có những diễn biến khiêu khích ở vùng biển, đặc biệt là từ phía Trung Quốc, Washington sẽ gửi lực lượng hải quân đến khu vực này.

 

Nguồn: https://indianexpress.com/article/explained/diplomatic-tensions-in-south-china-sea-islands-paracel-spratly-6380035

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)