Việt Nam Thời Báo

Giáo sư Phạm Minh Hoàng từ chối lời mời “làm việc” ngày 17/6

RFA

2017-06-16


Giáo sư Phạm Minh Hoàng (ở giữa) bị dẫn ra khỏi phòng xử án tại Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2011.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng (ở giữa) bị dẫn ra khỏi phòng xử án tại Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2011.

AFP photo


Cựu tù nhân lương tâm và giảng viên Phạm Minh Hoàng, người bị chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam, vào chiều ngày 16 tháng 6 nhận được giấy mời vào ngày 17 tháng 6 đi làm việc với Cục Quản Lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công An.
Tuy nhiên ông Phạm Minh Hoàng từ chối không đi làm việc vì những lý do được chính ông cho biết:
Tôi phản đối với lý do thứ nhất (thư mời đó) vô giá trị vì họ gửi cho tôi với tư cách một cơ quan công quyền mà chỉ xác nhận tư cách quốc tịch Pháp của tôi thôi; trong khi đó tôi đang làm thủ tục khiếu nại và thủ tục này đang được tiến hành, chưa có câu trả lời mà họ lại ‘ngang nghiên’ nói tôi bị mất quốc tịch rồi.
Ngoài ra là vì những lý do kỹ thuật: mời quá gấp rút và không nêu lý do vì sao mời tôi.”
Ông Phạm Minh Hoàng cho biết sau khi nhận được giấy mời đi làm việc như vừa nêu, ông đã thông báo cho phía luật sư cũng nhưng Lãnh sự Pháp.
Riêng bản thân ông và gia đình rất lo âu.
Vừa qua ông Phạm Minh Hoàng chính thức nhận được bản sao quyết định ký ngày 17 tháng 5 tước quốc tịch Việt Nam của ông do chủ tịch Trần Đại Quang ký.
Ông Phạm Minh Hoàng đã làm đơn khiếu nại về vấn đề này và nêu rõ nguyện vọng không ra khỏi nước Việt Nam.
Vào ngày 15 tháng 6, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê thị Thu Hằng trả lời hãng thông tấn Pháp AFP trong cuộc họp báo ở Hà Nội rằng việc tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng là do ông này vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia. Biện pháp tước quốc tịch là đúng pháp luật Việt Nam.
Trong khi đó nhiều luật sư trong nước cho rằng biện pháp tước quốc tịch với người Việt Nam như ông Phạm Minh Hoàng là sai trái.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.