Việt Nam Thời Báo

Hai nghi phạm Tân Cương ‘bị bắn chết’

Tin tức nói ông Jume Tahir không được nhiều người Uighur ưa do ủng hộ chính sách của Bắc Kinh
Cảnh sát đã bắn chết hai nghi phạm và bắt giữ một người khác trong vụ sát hại lãnh đạo Hồi giáo của đền thờ lớn nhất Trung Quốc, theo truyền thông nước này.
Ông Jume Tahir là lãnh đạo Hồi giáo ở đền thờ 600 năm tuổi Id Kah, thành phố Kahsgar, Tân Cương.
Người ta nhìn thấy thân thể ông sau lễ cầu nguyện buổi sáng thứ Tư 30/07 do ông chủ trì.
Cảnh sát nói các nghi phạm được tìm thấy không lâu sau đó, “đã chống cự lại bằng dao và rìu”. Họ “bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng cực đoan,” Tân Hoa xã đưa tin.
Tân Cương nằm ở cực Tây Trung Quốc, là nơi ở của người dân tộc thiểu số Uighur Hồi giáo.
Căng thẳng giữa người Uighur và Bắc Kinh vốn đã sôi sục do số lượng lớn người Hán nhập cư ở vùng này, và chính sách kiểm soát chặt chẽ của chính quyền Trung Quốc.
Trong vài tháng gần đây, số vụ tấn công bạo lực liên quan tới Tân Cương đã tăng lên đáng kể, trong đó có vụ tấn công khu chợ ở thủ đô Urumqi khiến hơn 30 người thiệt mạng.
Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của công an và quân đội ở Tân Cương
Thông tin về cái chết của ông Tahir xuất hiện trên truyền thông nước ngoài từ hôm thứ Năm, nhưng đến cuối ngày mới có xác nhận chính thức từ nguồn của chính quyền.
Tân Hoa xã cho rằng các nghi phạm đang lên kế hoạch “làm điều gì đó thật lớn” nhằm tăng cường ảnh hưởng.
Ông Tahir, người Uighur, do đảng cộng sản Trung Quốc chỉ định vào vị trí lãnh đạo, là người ủng hộ và tuyên truyền cho chính sách của Trung Quốc trong khu vực, theo phóng viên Damian Grammaticas của BBC ở Bắc Kinh.
Hôm thứ Hai, một nhóm tấn công trạm cảnh sát và văn phòng công quyền bằng dao làm bùng phát vụ chạm trán khiến hơn 10 người Hán và Uighur “thiệt mạng”, theo Tân Hoa Xã.
Nhưng các nhà hoạt động phủ nhận thông tin này và nói người địa phương Uighur lúc đó biểu tình phản đối đàn áp người dân thực hành lễ Ramadan kết thúc vào hôm thứ Hai.
Hồi đầu tháng rộ lên nhiều thông tin về việc một số cơ quan nhà nước ở Tân Cương cấm nhân viên người Hồi giáo ăn kiêng trong tháng lễ Ramadan, và nhiều sinh viên cũng nói với BBC rằng họ bị ép phải ăn với các giáo viên.

Tin bài liên quan:

Vì sao Đức Giáo Hoàng hướng về phía Châu Á?

Phan Thanh Hung

VNTB – Nhật có thể tham gia với Mỹ trong tuần tra biển Đông

Phan Thanh Hung

Lãnh đạo Hong Kong đề nghị đàm phán nhưng không từ chức

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.