Lê Tuấn
(VNTB) – Ra đời cuối thập niên 70, đến nay, XHDS trở thành chướng ngại vật trên đường đi của người muốn tập trung quyền lực như Tổng thống Vladimir Putin. Bởi sau cuộc bầu cử Duma vào ngày 04/12/2011, tình hình chính trị, xã hội ở Nga đã thay đổi khi Moscow và St. Petersburg nhận thấy các cuộc biểu tình lớn diễn ra kể từ năm 1990.
XHDS Nga và vết nứt nội bộ
Các cá nhân và doanh nghiệp đã tài trợ cho NGO với hy vọng khuyến khích người Nga tham gia vào những nỗ lực cải thiện xã hội, gia tăng tiếng nói dân sự. Nhất là khi xã hội Nga đang bị chi phối quá nhiều bởi cơ quan chính phủ, hệ thống cảnh sát, bất công xã hội, hiện tượng vô pháp, tham nhũng…
Các NGO nhấn mạnh sự cần thiết của mình trong cung ứng các dịch vụ cần thiết cho công chúng và thúc đẩy các quan chức có trách nhiệm lẫn cải thiện các chính sách có lợi ích cho nhân dân. Vì thế, họ luôn yêu cầu Liên Bang Nga tôn trọng nhân quyền bao hàm các quyền tự do cơ bản – phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các văn bản nhân quyền quốc tế và khu vực khác được nhà nước Nga phê chuẩn.
Tuy nhiên, nhìn thẳng thắn thì kiến thức và kỹ năng của hầu hết nhà hoạt động XHDS ở Nga, sự ủng hộ tích cực của công dân đối với các hoạt động dân sự tại Nga là không cao. Con số người tìm đến hoạt động dân sự ít ỏi, các cuộc tranh luận thực tế diễn ra không nhiều. Vì có nhiều đường đứt gãy trong các phong trào XHDS nước này.
Thứ nhất, vẫn còn chia rẽ về chiến lược để thúc đẩy XHDS trong cộng đồng Nga, trong đó nên tập trung chiến lược phát triển cộng đồng, hay tập trung vào quyền con người. Chính sự phân chia chiến lược đã khiến cho XHDS Nga tập trung quá nhiều vào việc khẳng định “chúng tôi là thuộc hội đoàn dân sự nào và sẽ tiến hành hoạt động dân sự ra sao”, mà không để tâm đến “chúng tôi là nhóm XHDS”. Do đó, nhóm XHDS ở Nga chú tâm các chương trình riêng biệt mà thiếu hẳn các chương trình chung, dẫn đến sự bẻ nhánh trong hoạt động thúc đẩy XHDS Nga đi lên, quên mục đích của XHDS chính là “đảm bảo sự phối hợp của các lợi ích đáng kể về mặt xã hội của công dân, các hiệp hội công cộng, cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề quan trọng nhất của phát triển kinh tế và xã hội, an ninh quốc gia, bảo vệ các quyền và tự do công dân của hệ thống hiến pháp và các nguyên tắc dân chủ của xã hội dân sự”.
Tập trung vào các quyền con người
|
Tập trung vào phát triển cộng đồng
|
Sự tự do
|
Trách nhiệm
|
Phát triển NGO
|
Cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua phát triển kinh tế xã hội
|
Các cuộc bầu cử
|
Quản trị dưới các hình thức tham gia khác nhau
|
XHDS được đánh đồng chủ yếu với nhân quyền và các NGO
|
XHDS được đánh đồng với bất cứ ai lựa chọn sự tự do
|
PR
|
Mỗi ngày 1 lần tổ chức sự kiện
|
Phương pháp tiếp cận của chính phủ: phê bình và yêu cầu hợp tác
|
Phương pháp tiếp cận của chính phủ: Đối tác và thể hiện giá trị của mình bằng cách cung cấp những gì có thể cung cấp
|
Cam kết chính trị
|
Giữ quan điểm cá nhân
|
Kết quả biện minh cho quy trình
|
Quy trình quan trọng như kết quả
|
Thay đổi ‘Chế độ’
|
Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng để hỗ trợ quản lý tốt và tăng sự tham gia của công dân trong đó
|
Thứ hai, có vẻ như XHDS Nga đang phải đối phó với nhiều vấn đề mang tính thỏa hiệp và bị động trong trò chơi nhà nước. Cụ thể, một số tổ chức dân sự Nga đã tìm kiếm sự thỏa hiệp, trong đó không can thiệp vào các quyết định nhà nước để đổi lấy sự bình yên trước cơn tức giận của chính quyền. Hai năm, từ khi đạo luật buộc các NGO đăng ký “cơ quan nước ngoài” ra đời, nhà nước Nga luôn tìm cách ngăn chặn sự hỗ trợ từ nước ngoài với các luật mới, trong khi tìm cách tăng nguồn tài trợ của chính phủ Nga cho các NGO. Điều này, khiến một số NGO mất đi sự độc lập khi chấp nhận sự hỗ trợ đó, và chính các tổ chức ấy đã trở thành một phần mở rộng của nhà nước, cung ứng các dịch vụ xã hội, ví như đài NTV, Russia Today…
Bên cạnh đó, các tổ chức NGO chưa ăn sâu vào trong cộng đồng địa phương, một số liệu của Trung tâm Phát triển NGO (St. Petersburg) năm 2005 cho biết, trong khu vực Leningrad, có khoảng 6.000 NGO khác nhau. Tuy nhiên, chỉ một vài trăm trong số đó là “hoạt động ở mức tối thiểu”. Ở thành phố lớn thì giảm còn vài chục, trong khi nhiều đô thị ở Nga không hề có sự tồn tại của bất kỳ NGO nào. Chưa kể, trong hầu hết các thành phố, còn tồn tại đại diện NGO “truyền thống” thời Xô Viết như:… Hội chiến binh, Hội người tàn tật, Hội phụ nữ…
Bên cạnh đó, các tổ chức NGO chưa ăn sâu vào trong cộng đồng địa phương, một số liệu của Trung tâm Phát triển NGO (St. Petersburg) năm 2005 cho biết, trong khu vực Leningrad, có khoảng 6.000 NGO khác nhau. Tuy nhiên, chỉ một vài trăm trong số đó là “hoạt động ở mức tối thiểu”. Ở thành phố lớn thì giảm còn vài chục, trong khi nhiều đô thị ở Nga không hề có sự tồn tại của bất kỳ NGO nào. Chưa kể, trong hầu hết các thành phố, còn tồn tại đại diện NGO “truyền thống” thời Xô Viết như:… Hội chiến binh, Hội người tàn tật, Hội phụ nữ…
Thứ ba, vấn đề chuyển biến tư tưởng người Nga về việc, XHDS không phải là cái gì đó thuộc về phương Tây (mặc dù nguồn gốc của nó là như vậy), mà nó xuất phát từ chính cá thể mỗi người trong xã hội. Nhưng sau 25 năm kể từ ngày có mặt, các tổ chức dân sự ở Nga vẫn chưa làm được điều này. Chính vì thế, nhà nước Nga đã tìm cách gài bẫy các tổ chức XHDS bằng việc bắt buộc đăng ký “cơ quan nước ngoài”, điều này có nghĩa, làm gia tăng sự thiếu hiểu biết/ hiểu lầm trong dân chúng đối với các NGO. Thứ nữa, XHDS Nga vẫn không thể xóa bỏ ý niệm của người dân về sự tham nhũng trong thể chế, nên người dân còn coi điều đó là đương nhiên và họ không có niềm hy vọng nào cho sự thay đổi tích cực trong tương lai. Chính ý niệm đó đã dẫn dắt người dân Nga theo xu hướng thích ứng với chính sự phi lý, bất công đó của chính phủ. Một khảo sát của trung tâm Levada, đã cho thấy, có tới 80% người dân Nga cho rằng, “người bình thường không thể ảnh hưởng đến quá trình chính trị ở nước Nga”. [1]
Tiếp đó, người dân Nga dù bị đối xử bất công bởi chính phủ nhưng trong các cuộc điều tra được tiến hành 2004-2012, hơn 70% người được khảo sát vẫn tiếp tục tin vào sự vĩ đại của nước Nga [2]. Sự tự hào về sự vĩ đại của nhà nước giúp họ vượt qua những bất bình. Cùng với việc sáp nhập Crimea thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc đã khiến cho mối quan hệ giữa chính quyền và quần chúng được củng cố, làm co hẹp không gian hoạt động của các nhóm XHDS. Và rơi vào tình thế bị đe dọa, kể cả trang tin điện tử [3].
Chính những yếu tố này, khiến nhà nước nắm quyền chủ động trong cuộc chơi XHDS, trong khi tinh thần dân tộc Nga vẫn bị lạm dụng.
Thứ năm, XHDS Nga vẫn mắc căn bệnh khoảng cách thế hệ, khi một nhà hoạt động có kinh nghiệm thường đánh giá thấp những người hoạt động dân sự trẻ tuổi . Thái độ “dạy đời” thay vì một sự bảo ban thích hợp đã dẫn đến khoản nứt bên trong XHDS Nga, và bất đồng giữa các nhóm dân sự với nhau. Rõ ràng, nếu nhu cầu và lợi ích của các thế hệ tiếp theo không được tôn trọng, thì có rất ít khả năng để XHDS đạt được tiềm năng của nó trong bất kỳ lĩnh vực nào ở thì hiện tại lẫn tương lai.
Tất cả khiến cho việc xây dựng một XHDS đủ vững mạnh và có ích là một công việc không hề dễ dàng, việc gia tăng tiếng nói của XHDS Nga vào công việc chung nhà nước chưa thực sự tiến triển, mà ngược còn đình trệ. Ở một mặt tiêu cực nào đó, XHDS Nga đã biến thành một công cụ để củng cố, sắm một vai trò điểm tô cho chính phủ Nga thay vì là một đối tác giám sát. Nó cho thấy sự khó khăn trong thích nghi với tiến trình xã hội mà các nhóm hội đoàn dân sự ở Nga đang mắc phải.
XHDS Nga: những bước đi
Sự tồn tại của XHDS Nga đến nay, dù gặp nhiều khó khăn, đôi khi bế tắc thì cũng đã chứng minh rằng, người Nga có thể làm một cái gì đó với tư cách là công dân trong nền dân chủ. Và điều đó, tạo động lực cho các nhóm XHDS đi tìm một lối đi mới, thiết thực hơn.
Trung tâm Luật Quốc tế (NGO) tại Moscow, nơi đã cung cấp khoảng 30.000 tư vấn pháp luật cho các tổ chức XHDS. Các câu hỏi phổ biến được gửi đến là: làm thế nào để (hợp pháp) tiền tài trợ nước ngoài, làm cách nào để tránh đăng ký là “cơ quan nước ngoài”… Điều đó cho thấy, các NGO đang muốn dựa trên luật để tồn tại, sử dụng luật pháp và hiểu được luật pháp nếu xác định con đường đi lâu dài và bền vững, đảm bảo tính thích nghi nhưng đồng thời giữ được sự độc lập của chính mình.
Thứ hai, mặc dù có những khác biệt trong thái độ và phương pháp giữa các NGO, nhưng những thách thức lớn nhất đối với tất cả các tổ chức NGO Nga đều giống nhau. Do đó, bản thân các NGO ở Nga đang chú ý đến việc nêu cao tinh thần đoàn kết và tin tưởng lẫn nhau, dựa trên sự hợp tác cùng làm một vấn đề, dù rằng, nó không bao gồm ý tưởng hay mục tiêu chung. Sự liên kết giữa các nhóm hội đoàn dân sự là điều cần thiết để thực hiện một khao khát là cải tạo chính xã hội Nga.
Tuy nhiên, cũng cần nhắc lại, ở Nga có quá nhiều phe phái, với các khía cạnh phát triển, nguồn quỹ khác nhau với nhiều vấn đề cần sự can thiệp sâu và đồng thời của XHDS như phân biệt chủng tộc, bình đằng LGBT, nữ quyền, tự do báo chí.
Một số NGO đã chủ động tìm đối tác, đồng minh thích hợp ở bên ngoài (thậm chí không nằm trong các khu vực XHDS) để có thể khẳng định vị trí, vai trò của mình. Đây cũng xem như là cách thích nghi, thay vì trông chờ vào một quan điểm cứng nhắc, phi lý là XHDS phải buộc chơi với XHDS. Và việc tìm kiếm tài trợ tài chính từ doanh nghiệp trong nước thay vì nhà nước được xem là hướng đi mới, vì không phải ai cũng hiểu được vai trò của người doanh nhân trong sự thúc đẩy XHDS ở Nga, khi mà người ta chỉ nghĩ đến yếu tố phi lợi nhuận để hoạt động mà không cần tìm kiếm bất kỳ nguồn tài chính bền vững nào, kể cả sự hỗ trợ.
Sự liên kết giữa XHDS với các doanh nhân, để tạo một nguồn quỹ hoạt động lớn, tiền đề để giúp các nhóm XHDS tương tác ở các cấp địa phương qua các hoạt động trợ giúp pháp lý, dịch vụ, cứu trợ… nhằm đối phó với hiện tượng tinh thần dân tộc (Chủ nghĩa Putin gợi nỗi nhớ Liên Xô) lẫn sự lũng đoạn thông tin truyền thông. Đó được xem như một kế hoạch chiến lược để đảm bảo tổ chức tốt hơn sự cung ứng dịch vụ xã hội cũng như củng cổ lực lượng, tổ chức trước sự tấn công liên tục từ phía nhà nước.
Sự tích cực của XHDS cần phải hiểu là kết quả của sự hợp tác cả trong nước và quốc tế, về mặt kêu gọi pháp lý và sức mạnh truyền thông cộng đồng. Đưa XHDS vào trong con đường hỗ trợ nhà nước quy hoạch và phát triển thông qua sự giám sát, phản biện. Nó gợi nhớ một nước Nga những năm 1990, khi mà XHDS bắt đầu mở ra. Tại Kaliningrad – diễn ra kế hoạch khoan dầu, và một nhóm môi trường địa phương đã thuê luật sư, kêu gọi các chuyên gia. Họ đã cùng trình bày rộng rãi trong các phiên điều trần công khai về tác động môi trường, họ cảnh báo về nguy cơ vụ tràn dầu tồi tệ có thể phá hủy môi trường sinh thái và khu bảo tồn Bantic – nơi mà UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đồng thời, cũng cảnh báo dàn khoan sẽ đuổi nhiều khách du lịch châu Âu.
Mặc dù, sau đó giấy phép khoan đã được trao, tuy nhiên sự vận động dư luận, đấu tranh trên cơ sở pháp lý là một hướng đi đúng đắn trong việc gia tăng tiếng nói dân sự. Làm người dân hiểu hơn về vị trí, vai trò của XHDS trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.
Điều đó có nghĩa là, XHDS phải thúc đẩy sự lên tiếng của người dân, diễn giải cho họ con đường đi pháp lý, thậm chí tạo ra cuộc đối thoại với người dân, đáp ứng bất cứ nhu cầu lợi ích nảy sinh nào từ phía họ, mà nhà nước, thị trường, gia đình không thể thoả mãn. Nó đi sâu vào từng cá thể, xóa bỏ dần sự hạn chế, kiểm soát của chính phủ trong các vấn đề cá nhân và nếu các nhóm XHDS có thể đủ kiên trì trong việc cung cấp các ý tưởng trợ giúp người dân giành lại quyền của mình, cung cấp cho họ con đường đi dựa trên cơ sở luật hiện tại thì nó sẽ mở ra một cuộc đối thoại lớn hơn, đối thoại giữa công dân và chính thể.
Có nghĩa rằng, XHDS đã đánh bại thái độ độc tài toàn trị. Nhất là khi, nhận thức về XHDS Nga hôm nay, vẫn là “chernaya polosa”, (nghĩa là sọc đen), vẫn bị cầm chân và chưa thực sự độc lập như đúng nghĩa dân sự.
Trong khi đối mặt với áp lực pháp lý và xã hội không ngừng, nhiều nhóm XHDS mới tiếp tục tìm kiếm các chiến lược khác nhau. Ví dụ, các nhà hoạt động trực tuyến của Nga đã tổ chức mạng lưới không chính thức để hỗ trợ các sáng kiến địa phương và vạch trần tham nhũng, bất công thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Một trong những nhóm có tên là “Dissernet”, đã “sử dụng kỹ thuật crowdsourcing” (nguồn lực cộng đồng) để nghiên cứu, phân tích các dấu hiệu đạo văn trong luận văn của người nổi tiếng, bao gồm cả đại biểu Duma, Bộ trưởng, thống đốc, và các giáo sư đại học. Những sáng kiến này tăng tính trách nhiệm giải trình và minh bạch – thu hút sự quan tâm đáng kể từ phía dư luận. Trong khi đó, từ chối các cấu trúc hình thức của NGO. Một sáng kiến khác là rusini.org, nơi cung cấp đào tạo nguồn lực cộng đồng (crowdsourcing) cho các sáng kiến/ dự án xã hội cấp cơ sở ở Nga, đồng thời liên kết các doanh nghiệp xã hội với cộng đồng xã hội. Thông qua phương pháp tiếp cận cơ sở này, rusini.org đã phát triển thành công đáng kể ở Nga.
Ngoài ra, để đối phó với việc bịt miệng truyền thông và chặn internet, XHDS Nga đã tìm đến một cách thức kết nối mới thông qua Telegram, một dịch vụ tin nhắn nhanh di động bảo mật mới.
Dân chủ chỉ hoạt động khi có XHDS
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội trong thúc đẩy nhân quyền và bảo vệ các quyền con người, tự do cơ bản được thừa nhận rộng rãi năm 1998, quy định rằng tất cả mọi người bao gồm, ở cấp quốc gia và quốc tế có quyền thành lập, gia nhập và tham gia vào các tổ chức, các hội hoặc các nhóm phi chính phủ” (Điều 5) và “có quyền […] sử dụng những phương tiện cho những mục đích rõ ràng nhằm thúc đẩy, bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản thông qua các biện pháp hòa bình” (Điều 13).
Nhiều người nghi ngờ liệu rằng người dân có thể ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ, dù cho các nhà hoạt động dân sự nỗ lực hết mình tác động đến chính sách công. Sự nghi ngờ đó không lạ, bởi thời điểm mà người Nga cho rằng dân chủ trong những năm 1990 khi nhìn lại hóa ra chỉ là không gian tạm thời được tạo ra bởi sự yếu kém của nhà nước, bởi nó mở ra một chu trình kiểm soát có trật tự.
Tuy nhiên, số lượng các tổ chức thành viên XHDS đang phát triển cho thấy một sự hồi sinh của XHDS. Các nhà hoạt động XHDS trong quá trình đấu tranh đã trở thành những chuyên gia lão luyện về mặt đấu tranh pháp lý.
Và tất nhiên, nước Nga – một lần nữa, trở thành bài học lớn về việc xây dựng, tồn tại và phát triển XHDS cho Việt Nam.
Một điều đáng chú ý, nhà báo Nga Politkovskaya trong cuốn sách Putin’s Russia, cho rằng Nga vẫn còn có những khía cạnh của một nhà nước cảnh sát hay mafia nhà nước, Politkovskaya cáo buộc Vladimir Putin nhưng lại cho rằng, người dân Nga phải chịu trách nhiệm cho các chính sách của Putin vì họ đã lựa chọn “nền dân chủ phi tự do” ấy.