Việt Nam Thời Báo

Hành vi sai trái của du khách Trung Quốc bắt nguồn từ chính quê nhà

Vào năm trước, có khoảng 100 triệu du khách Trung Quốc du lịch ra nước ngoài. Họ đang ngày càng trở nên nổi tiếng vì hành vi thô lỗ hoặc thiếu văn minh của mình, đến nỗi Phó Thủ tướng Uông Dương đã từng miêu tả những hành động gây tai tiếng này “đã làm hoen ố hình ảnh của người dân Trung Quốc”.

Khách du lịch Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm trước tháp Eiffel , ngày 27 tháng 3 năm 2013 tại Paris. (Eric Feferberg/AFP/Getty Images)
Khách du lịch Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm trước tháp Eiffel , ngày 27 tháng 3 năm 2013 tại Paris. (Eric Feferberg/AFP/Getty Images)

Trong số 2.200 cư dân sống tại thành phố Chiang Mai, Thái Lan, những người đã được khảo sát bởi trường đại học của thành phố này, thì trên 80% rất không hài lòng bởi hành vi của khách du lịch Trung Quốc. Những lời phàn nàn chủ yếu là do họ thường khạc nhổ bừa bãi, nói chuyện lớn tiếng, xen ngang trong khi xếp hàng và thậm chí tiểu tiện ở những nơi công cộng, đôi khi ngay cả những nơi linh thiêng.

Vài năm trước, một cậu học sinh tuổi teen đến từ Nam Kinh, Trung Quốc đã khắc tên Ding Jinhao của mình vào một bức điêu khắc 3.500 tuổi của nghệ thuật Ai Cập được trưng bày trong một ngôi đền bên dòng sông Nile. Vào năm 2013, hành động thiếu văn hóa của cậu học sinh này đã làm xấu hổ cư dân mạng Trung Quốc [họ đã lên mạng lùng sục và xác định được chính xác Ding Jinhao là ai], và cha mẹ của cậu bé đã gửi lời xin lỗi đến toàn thể người dân Ai Cập.

 Những thói quen đó khiến cho cư dân mạng Trung Quốc bị xấu hổ, và nó đã châm ngòi cho sự phẫn nộ từ các quan sát viên nước ngoài, cũng như trong mắt nhiều khách du lịch quốc tế – người Trung Quốc bắt đầu bị kỳ thị khi họ đi du lịch đến bất kỳ vùng miền nào.

Cảm giác xấu hổ hình thành ngay tại đất nước Trung Quốc

Vì càng ngày càng có nhiều hành vi thô lỗ như vậy, nên hiện nay chính quyền Trung Quốc càng thể hiện nhiều mức độ quan tâm hơn. Cách đây một vài thập kỷ, vào những năm 1960 và 1970, giới trẻ Trung Quốc được khuyến khích bởi chế độ cộng sản dưới thời Chủ tịch Mao Trạch Đông nhằm tích cực tham gia chiến dịch “Phá Tứ cựu”, trong đó nhiều danh thắng và giá trị văn hóa cổ xưa (cựu Văn hoá) đã bị phá hủy.

Các cá nhân này được khuyến khích nên có những hành động thô bạo và dữ tợn vì họ sợ rằng phải đối mặt với những lời chỉ trích [từ nhà cầm quyền Trung Quốc]. Việc từ bỏ đạo đức truyền thống bao gồm sự khiêm tốn và tôn trọng phép tắc – mà trước thời kỳ Cách mạng Văn hóa, [đạo đức truyền thống này] vẫn còn in đậm trong tư tưởng người Trung Quốc, đã làm cho nhiều người tin rằng nó đã góp phần làm cho đạo đức xã hội xuống dốc.

Tờ báo West China City đăng tin rằng tại đền thờ Vũ Hầu ở Thành Đô, phía tây nam Trung Quốc, người ta đã phát hiện câu “Lu Peiguo đã ở đây vào ngày 30 tháng 4 năm 2015” khắc trên một tấm bia cổ. Đây không phải là lần đầu tiên sự việc giống như vậy xảy ra, kết quả là nó đã gây nên một sự náo động trên các trang web truyền thông xã hội Trung Quốc, và an ninh của ngôi đền được siết chặt hơn, nhưng danh tính của “Lu Peiguo” vẫn chưa được tìm thấy.

Hệ động thực vật cũng là nạn nhân thường xuyên bị lạm dụng. Vào ngày 12 tháng 5, tờ báo Shanghai Morning Post đăng tin nhiều du khách tham quan vườn Bách thảo Thần Sơn Thượng Hải đã khắc tên của mình vào lá của những loài thực vật quý hiếm. Khoảng 40 cây lô hội và cây thùa với những cành lá sum suê, khỏe mạnh đã bị phá hoại theo cách khắc tên này khi họ sử dụng các loại chìa khóa hoặc những con dao bỏ túi. Nhân viên vườn hoa đã báo cáo một sự gia tăng của những hành vi giống như vậy liên tục tái diễn gần đây, và lo ngại rằng nó đang ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến.

Những chiếc lá cây tại vườn Bách thảo Thần Sơn Thượng Hải bị xâm hại (ảnh chụp màn hình/Shanghai Morning Post)
Những chiếc lá cây tại vườn Bách thảo Thần Sơn Thượng Hải bị xâm hại (ảnh chụp màn hình/Shanghai Morning Post)

Vào giữa tháng 4, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên đã được khai trương tại Thượng Hải với số lượng ngày đầu lên đến hàng chục ngàn khách, đã có 45.000 lượt khách tham quan nhân dịp Quốc tế Lao động ngày 1 tháng 5 diễn ra vào cuối tuần. Trong vòng 3 tuần sau khi mở cửa, rất nhiều con sao biển được trưng bày trong vườn thú đã bị chết. Đây là hậu quả do những vị khách ham muốn vớt chúng ra khỏi hồ để thỏa thích chụp hình, mặc dù đã có những quy định ngược lại.

Gần đây, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu thu thập các sự cố liên quan đến những hành vi sai trái của khách du lịch để điền vào một “danh sách đen” nhằm thông báo công khai trước dư luận.

Những trường hợp đầu tiên nằm trong danh sách này đã được công bố vào ngày 7 tháng 5, đơn cử 3 trường hợp. Đầu tiên là những lời đe dọa trực tiếp đến một tiếp viên hàng không Thái Lan. Sau đó là việc tùy tiện mở một cánh cửa khẩn cấp trên chuyến bay từ Côn Minh đến Bắc Kinh. Và một trường hợp rất trớ trêu về sự bất kính của một du khách Trung Quốc, anh ấy đã ngồi lên đầu những tượng đài anh hùng cộng sản ở tỉnh Thiểm Tây.

Leo Timm, Epoch Times và Lu Chen, Epoch Times

(Đại Kỷ Nguyên)

Tin bài liên quan:

VNTB – Kích động đình công vì ức chế?

Phan Thanh Hung

VNTB – Đình công và biểu tình ngay sau tết Nhâm Dần

Phan Thanh Hung

BBC – Lao động: Cần có nghiệp đoàn độc lập cạnh Công đoàn của nhà nước Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.