VNTB – Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc tham gia hội đồng thẩm phán ở toà luật biển quốc tế

VNTB – Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc tham gia hội đồng thẩm phán ở toà luật biển quốc tế

Khánh An dịch 

(VNTB) – Trung Quốc muốn có một ghế thẩm phán trong tòa án quốc tế về các tranh chấp hàng hải nhưng Hoa Kỳ phản đối ý kiến này và cho rằng không nên nhường chỗ cho Trung Quốc vì họ coi thường luật hàng hải quốc tế ở Biển Đông.

Trung Quốc muốn vừa đánh trống vừa thổi kèn

Trung Quốc muốn có một ghế thẩm phán trong toà luật biển quốc tế nhưng Hoa Kỳ phản đối ý kiến này và cho rằng không nên nhường chỗ cho Trung Quốc vì họ coi thường luật hàng hải quốc tế ở Biển Đông.

Trong một hội nghị trực tuyến hồi tháng trước, ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương cho biết: “Bầu một quan chức ĐCSTQ vào cơ quan này giống như thuê một kẻ chuyên phóng hoả về điều hành Sở Cứu hỏa”.

Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia bầu cử của Tòa án Quốc tế sắp tới đánh giá kỹ lưỡng các tiêu chuẩn của ứng cử viên Trung Quốc và xem xét liệu một thẩm phán của Trung Quốc tại Tòa án sẽ giúp đỡ hay cản trở luật hàng hải quốc tế. Với hồ sơ của Bắc Kinh, câu trả lời ắt đã rõ ràng, ”ông nói thêm.

Tòa Luật biển Quốc tế dự kiến ​​sẽ tổ chức một cuộc bầu cử vào tháng 8 hoặc tháng 9 để chọn ra 7 thẩm phán phục vụ nhiệm kỳ 9 năm. Tất cả 168 quốc gia ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, hay UNCLOS, sẽ tham gia bỏ phiếu.

UNCLOS là một hiệp ước quốc tế nêu rõ các quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong không gian đại dương của thế giới. Nó tạo cơ sở cho cách các tòa án quốc tế, chẳng hạn như Tòa luật biển quốc tế , giải quyết các tranh chấp trên biển.

Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc đối với gần 90% Biển Đông là vô căn cứ theo các nguyên tắc của UNCLOS. Trung Quốc tuy là một quốc gia đã đàm phán và phê chuẩn công ước nhưng từ chối chấp nhận hoặc công nhận phán quyết trên.

Đáp lại bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ không được phép bỏ phiếu trong cuộc bầu cử trọng tài vì chưa phê chuẩn công ước.

“Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa phê chuẩn UNCLOS, nhưng luôn đóng vai trò là người bảo vệ hiệp ước này”, bà Hoa Xuân Oanh cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ vào tháng trước sau khi được yêu cầu bình luận.

Các thẩm phán của Tòa án thực hiện nhiệm vụ của họ với khả năng cá nhân của họ,” bà Hoa Xuân Oanh cho biết ứng cử viên Trung Quốc là một người “thông thạo luật pháp quốc tế và luật biển”.

Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra một ứng cử viên để bầu chọn vào vị trí thẩm phán cho Toà luật biển quốc tế . Trên thực tế, ba thẩm phán Trung Quốc đã phục vụ tại cơ quan này kể từ cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức vào năm 1996, theo trang web của tòa án.

Nhưng Hoa Kỳ chú ý đến ứng cử mới nhất của Trung Quốc khi nước này thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với sự xâm lược liên tục của Trung Quốc ở Biển Đông,

Bình luận của Stilwell tại diễn đàn CSIS được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho các tuyên bố của Trung Quốc đối với “các nguồn tài nguyên ngoài khơi” ở Biển Đông là “hoàn toàn trái pháp luật”.

Hoa Kỳ từ lâu đã thúc đẩy quyền tự do hàng hải trên không và trên biển trong khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông rộng khoảng 1,4 triệu dặm vuông trải dài từ Singapore tới eo biển Đài Loan là chủ quyền của họ.

Trung Quốc củng cố các tuyên bố chủ quyền và các hoạt động của mình trên biển – bao gồm cả việc khoan dầu và tạo đảo nhân tạo – với một “đường chín đoạn” mơ hồ mà họ cho là đã phân định lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc trong các bản đồ cũ. Đường chín đoạn chồng lên các yêu sách lãnh thổ của một số quốc gia, đã bị bác bỏ trong phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài.

Theo UNCLOS, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với tài nguyên quốc gia trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của họ và có thể tiến hành một số hoạt động kinh tế và nghiên cứu hàng hải trong khu vực đó. Khu vực được đánh dấu bởi đường chín đoạn nằm xa hơn 200 hải lý tính từ bờ biển Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng lập trường cứng rắn hơn của Washington đối với Bắc Kinh ở Biển Đông có thể khuyến khích các bên tranh chấp khác quyết đoán hơn đối với Bắc Kinh. Nhiều bên tranh chấp lãnh thổ là các quốc gia Đông Nam Á nhỏ hơn như Việt Nam và Philippines, có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.

Lần tới nếu một tàu hải cảnh Trung Quốc quấy nhiễu một giàn khoan dầu ngoài khơi Việt Nam hoặc một đội tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển Indonesia, Hoa Kỳ có thể sẽ lên tiếng mạnh mẽ hơn để chỉ trích hành động phi pháp này”, Greg Poling, thành viên cao cấp khu vực Đông Nam Á và giám đốc Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á tại CSIS nói.

“Và điều đó sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến danh tiếng quốc tế của Trung Quốc.”

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (7)
  • comment-avatar
    Dien Vu 4 years

    Cung nhu quan toa la mot thang chuyen mon di cuop giat la chinh y la quan toa .do la xa hoi v+

  • comment-avatar
    Phạm Gia Hân 4 years

    Cái gì ít tiền không mua được thì nhiều tiền củng có thể mua được.. và TRUNG quốc có thể họ mua được cái gế đó.
    Thế giới thật may mắn khi có ÔNG TRUMP để trị họ và chắc chắn rằng hoa kỳ sẽ phá các tai mắt của TRUNG quốc trên hai QUẦN đảo vừa đàm vừa ăn cướp củaVN.

  • comment-avatar
    Ngoc Lien Vo 4 years

    Tq tham gia tổ chức này thì vùng biển Vn sẽ bị họ nuốt mất

  • comment-avatar
    Tam Luong Hong 4 years

    Phải chấp hành phán quyết của tòa luật biển quốc tế thì mới cho vào . Bằng không đuổi chúng ra khỏi hội đồng thẩm phán hay không bầu lại, đưa vào …Trung Quốc ngang ngược hung hăng , dã man tại Biển Đông đã làm cho các nước trong vùng bất mãn !

  • comment-avatar
    Phạm Thanh Bình 4 years

    Thằng ăn cướp lại đòi ngồi vào ghế tòa! thật VÔ LIÊM SỈ!

  • comment-avatar
    Hồng Nhất Chanh 4 years

    Chắc chắn cộng sản hồ Chí Minh ủng hộ trung quốc rồi., núi liền núi., sông liền sông., cùng chung cướp biển đông

    • comment-avatar
      Van Khanh Tran 4 years

      Hồng Nhất Chanh bài hát hay quá nhạc sĩ sáng tác nghĩ sao ? … Mao Trạch Đông Hồ chí Minh …