Việt Nam Thời Báo

Hoàn Cầu Thời Báo – Tín hiệu tích cực qua việc Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử

Xã luận của Hoàn Cầu Thời Báo
Đảng Cộng sản Việt Nam đã bầu lại Nguyễn Phú Trọng vào chức tổng bí thư trong nhiệm kỳ hai vào hôm thứ Tư, phản ảnh tính ổn định trong đường lối chính trị của đảng cầm quyền.
Đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ 12 đã thu hút quan tâm rộng rãi từ phương Tây. Phương Tây xem Nguyễn Phú Trọng và những người theo ông ta là bảo thủ và là thành phần của phe ủng hộ Trung Quốc, và xem Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhà cải cách và cũng gần gũi với Hoa Kỳ. Giới truyền thông phương Tây muốn tin rằng Nguyễn Tấn Dũng, người đã không ngừng thúc đẩy Việt Nam tham gia Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) do Hoa Kỳ dẫn đầu, sẽ là tân tổng bí thư và mở ra một thời kỳ cải cách mới.
Nhưng phân tích của phương Tây về tình hình chính trị nội bộ của Việt Nam thì quá hời hợt. Họ thường phân loại giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là “cải cách” hay “bảo thủ”. Tuy nhiên, cho dù ai nắm quyền, người lãnh đạo sẽ đặt lợi ích của đảng và đất nước lên hàng đầu.
Con đường cải cách của Việt Nam được đa phần nhận định là thành công. Rất có ít khả năng quốc gia này sẽ đi lệch hướng và chọn một mô hình cải cách theo kiểu Tây phương. Khi Việt Nam mở cửa, phương Tây cũng đã tăng cường việc gây ảnh hưởng chính trị đối với nó.
Nhiều quốc gia Đông Á xem các mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ như là huyết mạch ngoại giao của mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoài hiện tượng này. Bắc Kinh và Washington rất quan trọng đối với Hà Nội, nhưng họ cũng cảnh giác đối với cả hai.
Trung Quốc là láng giềng lớn nhất của Việt Nam. Bất chấp việc Việt Nam tham gia vào TPP, vẫn không thể nào thay thế vị trí của Trung Quốc trong vai trò đối tác thương mại lớn nhất của mình. Điều quan trọng hơn nữa là Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã học được nhiều kinh nghiệm từ quá trình đổi mới của Trung Quốc, và trong hoàn cảnh của nó, cũng từ quá trình gây ảnh hưởng chính trị của phương Tây.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã xảy ra giữa hai nước, nhưng họ đã giữ đầu óc tỉnh táo và tìm cách tránh xa vấn đề gây ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung – Việt sâu rộng hơn.
Hoa Kỳ, cường quốc hàng đầu của phương Tây, là đối tượng chính để Việt Nam mở cửa. Hà Nội cũng sẽ bị lôi cuốn vào việc sử dụng Washington làm đòn bẩy chống lại Trung Quốc trong những tranh chấp lãnh thổ. Lẽ ra mối quan hệ Việt-Mỹ sẽ phát triển một cách tự nhiên, Washington lại gieo những hạt giống “cách mạng màu” trong khi tìm kiếm hợp tác từ Hà Nội. Khác với Trung Quốc, Việt Nam phải đối diện với một thử thách nặng nề hơn trong việc chống lại các thế lực thù địch bên ngoài.
Việt Nam cần tạo điều kiện để phát triển đất nước trong bối cảnh hàng loạt những yếu tố mâu thuẫn và kìm hãm với khả năng đưa ra được chính sách ưu tiên. Thực tế là Việt Nam không thể hoàn toàn thân Trung Quốc hoặc thân Hoa Kỳ, thay vì thế, nó cần được ổn định và cân bằng.
Giới truyền thông phương Tây có thể đã thất vọng vì Nguyễn Tấn Dũng ra đi, nhưng Trung Quốc không có lý gì để đi theo lập luận này và cũng hiểu rằng mối quan hệ song phương với người láng giềng của mình đang được bảo đảm. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Hoa Kỳ cũng sẽ không suy giảm vì việc Nguyễn Tấn Dũng ra đi.
Hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam được cơ cấu bởi nhiều tầng lãnh đạo trong đó tổng bí thư có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với đường lối của quốc gia. Với điều này, việc tái đắc cử của Nguyễn Phú Trọng là một dấu hiệu tích cực trong mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo