Tôi không hiểu Hội Nhà văn Việt Nam đầu não họ có bã đậu hay cái gì bên trong? Họ là hội nghề nghiệp, là nơi hội tụ chữ nghĩa, vậy mà hôm nay Ngày Thơ Văn Miếu họ làm ăn tắc trách và cẩu thả không thể tha thứ được! Thi sĩ Hàn Mặc Tử thì họ in ảnh thi sĩ Yến Lan, cụ Tam nguyên Yên Đổ thì họ in ảnh Cụ Phan Thanh Giản. Ảnh thờ của cụ Chu Văn An thì họ ghi là ảnh cụ Cao Bá Quát.
.
Ảnh hai ông chủ tịch hội (ảnh trên), vẫn còn sống, thậm chí vẫn đang chủ tịch mà họ viền khung thẫm đen như cái tờ cáo phó. Muốn chửi quá !
.
Đó là chưa kể các câu thơ được cho là của người nọ người kia cũng rất lạ lẫm, coi chừng là thơ chế của cậu lái xe cho ông Chủ tịch Hội.
Ảnh Chân dung được ghi là Nguyễn Khuyến thực ra là chân dung Cụ Phan Thanh Giản.
..
..
Chân dung cụ Chu Văn An (đời Trần) là ảnh thờ được ghi là Cao Bá Quát (đời Nguyễn)
Ảnh thi sĩ Yến Lan thì được ghi là thi sĩ Hàn Mặc Tử.
Câu thơ nổi tiếng “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đến ông Tây mũi lõ còn thuộc, mà bị ghi thành
“Đời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.
“Đời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.
Son Kieu Mai: Ban tổ chức đem bút đi tô với sửa những chỗ sai trên Pano.
Đúng là muôn đời sau đít con trâu, không ngẩng mặt lên với đời được.
Lại nhớ câu Đỗ Chu bảo: Ăn mày lại gặp ăn mày.
Tễu: Tôi đề nghị 10h sáng mai, 16 tháng Giêng, ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn các Phó chủ tịch hội và toàn bộ Ban chấp hành Hội Nhà văn VN có cơi trầu dắt nhau ra giữa sân Văn Miếu làm lễ tạ tội với các bậc thi hào của dân tộc. Riêng Chủ tịch hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh phải nằm úp xuống sân Văn Miếu để ông Thủ từ Văn Miếu (Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu) đánh đủ 15 roi.
————
Và ông Thủ từ Văn Miếu cần tuyên bố, đây là lần cuối cùng Văn Miếu cho Hội Nhà văn Việt Nam thuê địa điểm để tổ chức Ngày Thơ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Lần sau nếu có tổ chức kéo nhau ra Chợ đầu mối Long Biên hoặc Chợ Đồng Xuân mà làm.