Kỷ niệm Ngày Quốc Tế Hỗ Trợ Nạn Nhân Tra Tấn Nhục Hình 26.06.2016. năm nay, Các tổ nhức nhân quyền quốc tế đã cùng nhau hướng về các nạn nhân bị bạo hành, các tù nhân bị tra tấn.

Related news:
Hơn 20 địa điểm trên thế giới đã cùng hướng lòng về các tù nhân lương tâm bị tra tấn, trong đó Việt Nam có anh Đặng Xuân Diệu.
Ở Việt Nam nhiều nhà hoạt động đã cùng hưởng ứng ngày này. Đặc biệt có nhiều giáo xứ thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình, đòi tự do cho TNLT Đặng Xuân Diệu.
Tổ chức nhân quyền ACAT (Actions by Christians for Abolition of Torture) hôm 20.06.2016 đã lên tiếng tố cáo những vi phạm của nhà cầm quyền Việt Nam và yêu cầu thả tự do cho TNLT Đặng Xuân Diệu. Để thể hiện hành động cụ thể, ACAT đã kêu gọi mọi người cùng thắp nến cầu nguyện cho anh, cùng với 11 nạn nhân bị tra tấn khác, nhân ngày quốc tế hỗ trợ nạn nhân bị tra tấn và nhục hình. ACAT đã ra tuyên bố đòi tự do cho TNLT Đặng Xuân Diệu. Ở hơn 20 địa điểm trên toàn thế giới đã cùng nhau tổ chức đêm thắp nến cầu nguyện cho 11 nạn nhân, bao gồm anh Diệu.
Ở Giáo phận Vinh quê hương của anh Diệu, nhiều giáo xứ đã cùng nhau thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình cách riêng cho anh.
Khoảng 19:30 đêm ngày 25.06.2016, hơn 2,000 giáo dân giáo xứ Phúc Lộc với sự chủ tế của linh mục Antôn Nguyễn Huy Hùng đã tham dự đêm thắp nến cầu nguyện cho công lý và đặc biệt là nhắc tới những đau khổ mà TNLT Đặng Xuân Diệu đang trải qua.
Cũng trong khoảng thời gian đó, hơn 1,000 giáo dân Giáo xứ Phú Yên đã tham dự thánh lễ và đêm thắp nến cầu nguyện cho công lý hiệp thông với các nạn nhân thảm họa môi trường, cũng như anh Đặng Xuân Diệu là nạn nhân của bạo quyền. Cha Antôn Đặng Hữu Nam đã chỉ rõ ra nguyên nhân của đau khổ của người dân Việt Nam và anh Đặng Xuân Diệu là ví dụ đó là đến từ “vấn nạn búa liềm” cộng sản.
Đêm 26.06.2016 hơn 40 nhà hoạt động dân chủ nhân quyền cùng với thân nhân anh Diệu đã đến thăm và cầu nguyện với mẹ già của anh tại tư gia của mình.
Nhiều anh chị em ở khu vực Yên Thành và Quỳnh Lưu cũng đã chia sẻ nỗi đồng cảm với Diệu.
Trong bản lên tiếng, ACAT đã nhận định rằng “Đặng Xuân Diệu bị kết án vì tham gia các hoạt động giáo dục trẻ em nghèo đói, hỗ trợ các nạn nhân lũ lụt và những người tàn tật và có những bài viết khắc họa những bách hại tôn giáo của giới cầm quyền Việt Nam. Nhóm Làm Việc Liên Hiệp Quốc về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thấy rằng việc bắt giữ Đặng Xuân Diệu và các nhà hoạt động bị kết án cùng ngày, là tùy tiện và trái pháp luật” (A/HRC / 27/48).
Nhiều tổ chức nhân quyền khác đã cùng nhau lên tiếng về tình trạng bạo lực với các tù nhân, nhất là các TNLT. Ở Sài Gòn, một vài tổ chức XHDS và các nạn nhân của tra tấn và nhục hình vì các cuộc biểu tình chống Trung Cộng, biểu tình bảo vệ môi trường đã có buổi gặp gỡ nhân dịp kỷ niệm này. Buổi gặp gỡ có sự tham dự của một vài tên tuổi như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, cựu quân nhân Trần Bang, ứng cử viên độc lập Nguyễn Trang Nhung.
Ở Hà Nội, tối ngày 26.06.2016 đêm thắp nến cầu nguyện với sự tham gia của hơn 2,000 người đã yêu cầu nhà cầm quyền thả tự do cho dân oan Cấn Thị Thêu.
Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn Công Ước Quốc Tế Về Chống Tra Tấn Nhục Hình, và các hình thức ngược đãi, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người. Tuy nhiên, trong thực tế giới công quyền thường lạm dụng quyền lực và bạo hành thô bạo với công dân của mình.
Trong nghị quyết mới nhất của Liên Minh Châu Âu hôm 09.06.2016, các nhà lập pháp và giới ngoại giao Phương Tây nhiều lần lên án các hành vi đối xử vô nhân đạo. Họ yêu cầu thả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các TNLT, trong đó có Đặng Xuân Diệu.

Quốc Hiếu/SBTN