Không thể chấp nhận tình trạng người sống vô quốc gia trong một quốc gia

Không thể chấp nhận tình trạng người sống vô quốc gia trong một quốc gia

Đoan Anh

 

Việt Nam là một quốc gia có chính sách hà khắc về tôn giáo và rất dị ứng với các vấn đề dân chủ, nhân quyền. Chính phủ VN đã bắt giam rất nhiều người hoạt động bệnh vực cho tự do tôn giáo, ngôn luận, chủ quyền của đất nước, môi trường và ngay cả những người đấu tranh đơn giản chỉ muốn giữ lại mảnh đất thiết thân với gia đình họ hàng chục, hàng trăm năm trước, bị chính quyền hay những công ty tư nhân được sự bao che của chính quyền tước đoạt. 

 

Những vụ nổi bật có thể kể vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, vụ Thủ Thiêm với hàng trăm gia đình bị cướp đất một cách trắng trợn đã hàng chục năm nay, ai cũng biết sự sai trái về phía chính quyền tp Hồ Chí Minh, nhưng vẫn không giải quyết, vụ Đồng Tâm với một đảng viên lão thành trung kiên của đảng bị giết một cách mờ ám, bị mổ phanh bụng, gửi xác về nhà và hàng chục người liên quan vụ giữ đất này bị thương, bị tra tấn, giam giữ đến nay và đang bị đe dọa lãnh những bản án không nhẹ. 

 

Mới đây, chính quyền bắt giữ hàng loạt các nhà hoạt động, bất đồng chính kiến và nhất là bắt giữ một cách có hệ thống nhiều người trong hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam. Một trong những biện pháp mang tính hệ thống quy mô được áp dụng với người dân theo đạo Tin Lành thuộc các sắc tộc thiểu số miền núi nhằm ép buộc họ bỏ đạo là tịch thu giấy tờ tùy thân, đuổi ra khỏi bản làng khiến họ phải sống như thú hoang trong rừng sâu. 

 

Theo điều tra chưa đầy đủ của BPSOS, ở Việt Nam có ít nhất 10,000 người là nạn nhân của biện pháp trừng phạt này. Họ bị tước đoạt các quyền công dân và quyền căn bản của con người như quyền được học hành, có việc làm, bảo đảm sinh kế, tự do di chuyển, được chăm sóc y tế, quyền kết hôn, quyền sở hữu đất đai canh tác. Cũng như vậy với các tù nhân lương tâm mãn án tù hay cả một số người bị chính quyền địa phương vô cớ thu giữ giấy tờ tùy thân khiến những người anh em Mông bị bức hại tự do tôn giáo và nhiều người trong các trường hợp kể trên lâm vào tình trạng vô quốc gia, sống bên lề trong  đất nước họ sinh ra và lớn lên, nhưng không được hưởng sự bảo vệ và các quyền đương nhiên của một công dân sống trong một quốc gia.

 

Đầu năm 2019, một tổ chức phi chính phủ tại Hoa Kỳ, BPSOS, cùng các cộng sự quyết định khởi xướng dự án giúp đỡ đồng bào vô quốc gia. Dự án này sẽ kéo dài trong nhiều năm và ngày càng có nhiều tổ chức Quốc tế trong đó có Liên Hợp Quốc theo dõi và ủng hộ. Bộ Ngoại Giao và Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế dành một sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề này. 

 

Điều đáng mừng là đã có những tiến triển tích cực và thiện chí từ phía chính quyền Việt Nam sau gần một năm vận động. Ông Bùi Văn Hởi Chủ tịch Huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng và chính quyền huyện Đam Rông đã tỏ ra rất thiện chí giải quyết cho 521 cư dân người Mông bị bách hại quyền tự do tôn giáo phải ‘di cư tự do’ vào tiểu khu 179 thuộc huyện này được cứu xét cấp lại hộ khẩu, chứng minh nhân dân và các giấy tờ tùy thân cho mọi người từ người lớn đến trẻ sơ sinh. Hành động khôn ngoan và thiện chí này của ông Chủ tịch Huyện được ghi nhận và hoan nghênh.

 

Tuy nhiên trong toàn quốc, số người trong tình trạng vô quốc gia không phải là ít. 

 

Để giải quyết tình trạng này, chúng tôi đề nghị

 

1/ Những người trong tình trạng này nên viết đơn yêu cầu chính quyền địa phương phải cấp lại giấy tờ tùy thân, hộ khẩu thường trú, căn cước..cho quý vị

2/ Trong trường hợp chính quyền vin cớ gì không thỏa mãn yêu cầu, lúc đó quý vị sẽ cần đến sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên đã ký kết bảo vệ quyền con người. Xin quý vị điền đơn dưới đây và gửi đi. (submit)

 

https://forms.gle/j7MF7Uiuc9X52mcK9

 

Lưu ý. Dù mẫu đơn trên có ghi Thông tin về những người không hộ tịch, hộ khẩu vì lý do tôn giáo, người không trong trường hợp bị bách hại về Tự Do Tôn Giáo vẫn điền đơn như hướng dẫn.

 

Tham khảo

 

https://mail.google.com/mail/u/1/?tab=wm&ogbl#inbox/FMfcgxwHNqBJpmfWqCVfQQCpZgHMQWJH

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)