Việt Nam Thời Báo

Lá thư Cuba: Cấm vận hay không? (Phần cuối)

Phương Thảo (Hà Lan) dịch


Bắc Triều Tiên!


(VNTB) – Các viên chức chính phủ không buồn xem xét đến việc cải tổ kinh tế. Họ chỉ muốn đi theo mô hình của Bắc Triều Tiên. Vì vậy việc Mỹ giữ nguyên cấm vận không sớm thì muộn sẽ ép họ chọn lựa giữa quyền lực hay phồn vinh. Họ không thể có được cả hai. Đảng cộng sản có thể cuối cùng phải bỏ cuộc.

Một trong những thay đổi to lớn nhất ở đảo quốc này là công nghiệp du lịch, ngành này là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Cuba và nguồn thu nhập này đã thế chỗ cho khoản viện trợ từ Nga. Nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên dọn phòng khách sạn, tài xế taxi vẫn chỉ nhận mức lương 20 đô la một tháng, nhưng họ lại sống khá thoải mái so với những người dân khác vì họ nhận được tiền bồi dưỡng bằng ngoại tệ từ du khách. Họ được phép giữ khoản tiền phụ trội khoảng hơn 20 đô la một tháng này. Họ không giàu có nhưng họ là những lớp người mới phất lên do họ có quan hệ với kinh tế toàn cầu.

Khá nhiều người trên thế giới vẫn nghèo khi họ làm việc trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng bất kỳ ai không nằm trong nền kinh tế này thì đều nghèo khó. Người Ả rập có thu nhập hai đô la một ngày và nửa dân số Ai cập có mức thu nhập như vậy và họ vẫn giàu hơn dân Cuba gấp ba lần. Cư dân của một khu ổ chuột Ấn độ dù phải sống trong những điều kiện sống tồi tệ hơn dân Cuba cũng nằm ngoài vòng kinh tế toàn cầu nhưng ít ra dân Ấn độ không bị ngăn cấm vươn lên.

Kinh tế toàn cầu không phải là một điều không tưởng. Tận đáy của hệ thống tư bản thế giới là một nơi bẩn thỉu mà bạn không bao giờ muốn đặt chân đến. Theo một bản báo cáo về điều kiện làm việc của những công ty bóc lột sức lao động trong tạp chí Dissident Voice, những công nhân Trung quốc chỉ kiếm được 64 cent cho một giờ công lao động. Đó là mức lương tối thiểu ở một nước Trung quốc cộng sản đang quay đầu sang tư bản. Nhưng ở Cuba mức lương tối đa của nhà nước quy định là 67 cent một ngày.

Havana có thể đã trở thành một trong những thành phố tốt nhất thế giới nếu như Havana không là cộng sản. Havana cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1982, một phần của của việc công nhận này có lẽ để nhắc cho Fidel rằng không nên để thành phố bị phá hủy chỉ vì sự xao lãng.

Nhưng thủ đô Havana lớn hơn Havana cổ nhiều. Ở thủ đô Havana có khoảng 2,2 triệu người sinh sống và không phải tất cả mọi người đều sống trong phố cổ. Kiến trúc Âu châu cổ điển trải dài hàng dặm tới tận phía nam và phía đông Havana cổ. Tất cả các công trình kiến trúc đều ở trong tình trạng hư nát tồi tệ, nhưng tôi cũng đã chứng kiến những thành phố ở Âu châu đặc biệt là ở Sarajevo, Bosnia-Herzegovina đã được phục hồi dù rằng chúng đã từng ở trong tình trạng còn tệ hơn những căn nhà ở Havana.

Một ngày nào đó Havana sẽ lại được hồi sinh. Hàng ngày tôi vẫn suy nghĩ về một Havana sẽ trông như thế nào khi mà cấm vận bị gỡ bỏ và việc đi lại không còn bị ngăn cấm, và có tự do kinh doanh cũng như chủ nghĩa tự do chính trị. Cuba sẽ trở thành hòn ngọc của vùng Caribe và có thể của vùng Bắc Mỹ. Cuba sẽ được trải nghiệm sự bùng nổ công nghiệp du lịch và có thể một vài nơi của Cuba sẽ qua mặt cả Florida hay Mexico.
Con đường đi tới sự phồn thịnh của Cuba là hiển nhiên: lôi kéo càng nhiều người tham gia vào nền kinh tế quốc tế càng tốt, đặc biệt là với nền kinh tế Mỹ. Dân chúng rõ ràng mong muốn như vậy. Họ đã phát ốm cho đến chết khi họ bị cô lập với vùng Bắc Mỹ mà họ vốn có mối quan hệ tốt đẹp trước khi Castro nắm quyền. Thậm chí họ bị bóc lột và nhận mức lương 67 cents một ngày, tôi mong muốn sẽ chứng kiến nhiều người Cuba có thu nhập cao hơn gấp tám hay mười lần so với thu nhập hiện tại.

Bất cứ một người tử tế nào cũng muốn nhìn thấy một nền chính trị cùng với kinh tế tự do, nhưng những bước tiến hạn chế sẽ kìm hãm điều này. Cộng sản Trung quốc đã biết phải làm gì. Trung quốc không nhận sự giúp đỡ của phương tây nhưng mà họ đã tiến rất xa so với thời Mao Trạch Đông quản lý nền kinh tế vi mô đã làm cho dân chúng chết đói.

Nhưng những gì còn sót lại của việc Mỹ cấm vận sẽ tạo áp lực chính lên kế hoạch của Raúl Castro nhằm phần nào tư bản hóa nền kinh tế. Đi theo mô hình Trung quốc để Cuba có thể sản xuất một lượng lớn hàng hóa để cung cấp cho người tiêu dùng Mỹ không là một lựa chọn chỉ có thể tiến hành nếu cấm vận không được gỡ bỏ trước tiên.

Trừng phạt kinh tế chống lại Cuba sẽ được gỡ bỏ nếu chế độ Castro cho phép tự do bầu cử và tôn trọng các chuẩn mực nhân quyền của khu vực Bác Mỹ. Vì điều này chưa bao giờ xảy ra nên chỉ có một kết luận khả thi: Đảng Cộng sản Cuba thà độc trị trong một quốc gia nghèo khó hơn là chia sẻ quyền lực trong một quốc gia phồn thịnh. Mỹ có làm gì hay không không quan trọng, Cuba sẽ tụt hậu mãi cho đến khi họ chấp nhận thay đổi. Chế độ độc tài cũng mong muốn Cuba phồn thịnh hơn nhưng trong giới hạn nhất định. Ngoài ra các viên chức chính phủ cũng không buồn xem xét đến việc cải tổ kinh tế. Họ chỉ muốn đi theo mô hình của Bắc Triều tiên. Vì vậy việc Mỹ giữ nguyên cấm vận không sớm thì muộn sẽ ép họ chọn lựa giữa quyền lực hay phồn vinh. Họ không thể có được cả hai. Đảng cộng sản có thể cuối cùng phải bỏ cuộc. Điều này có thể xảy ra. Nếu vậy thì việc cấm vận cuối cùng đã đạt được mục đích đối với ảnh hưởng cấm vận đó là nền dân chủ cho Cuba. Nhưng nếu không thì việc cấm vận sẽ vẫn là một hành động lỗi thời đầy ác ý để trừng phạt công dân Cuba khi mà họ đã bị chính phủ của họ trừng phạt quá đủ.

Nếu Mỹ đơn phương gỡ bỏ cấm vận ngay bây giờ, mức sống của những công dân Cuba trung bình có thể sẽ được nâng cao lên một chút do công cuộc cải tổ hiện thời của Raúl. Cuba có thể sẽ trở thành một Trung quốc của vùng Caribe, một sự tiến bộ rõ nét kể từ thời Fidel lên nắm quyền. Nhưng người dân Cuba vẫn phải chịu đựng một chính thể độc trị hà khắc, và người Mỹ cũng đã quá mệt mỏi với cố gắng vô vọng của họ.

Câu hỏi đặt ra lúc này là ai sẽ chịu nhường bước trước.

Tin bài liên quan:

Bắc Triều Tiên gọi Tổng thống Obama là “con khỉ đột”

Phan Thanh Hung

Myanmar giảm án cho các nhà báo sau nhiều sức ép

Phan Thanh Hung

VNTB – Cam Ranh: Việt Nam đi ngược lại chính sách “ba không”?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo