Phương Thảo (Hà Lan) dịch

Trong bối cảnh nhập nhòa của vụ tấn công mạng Sony, Kim Jong-un lại nhận được lời mời đến thăm Nga. Đây là một dấu hiệu cho thấy kỷ nguyên mới của chiến tranh hỗn hợp và các cuộc tấn công không thể lần ra dấu vết bắt đầu.
Có phải chiến tranh trên mạng ảo đã được hình thành? Tổng thống Obama đã kềm chế không dùng từ chiến tranh khi đề cập đến cuộc tấn công mạng của Bắc Triều Tiên nhằm vào Sony. Obama cho vụ tấn công này là một cuộc phá mạng ảo có chủ ý, và ông đã khuyến cáo Mỹ sẽ đáp trả lại tương tự.
Trong khi các chuyên gia vẫn đang cân nhắc về cuộc trả đũa sẽ gây ra hậu quả gì- và chúng ta vẫn chưa biết tại sao mạng internet của Bắc Triều Tiên lại bị sự cố trong tuần này – trên mạng Twitter xuất hiện một một tin trạng thái thú vị của tổng thống Estonia, một trong các quốc gia nhỏ nhất trên thế giới, Toomas Hendrik Ilves. ” Các cuộc tấn công phá hoại mạng ảo như trường hợp Sony đang đe dọa đến nền tụ do toàn thế giới nếu sự đe dọa này được phép tồn tại. Tự do và cởi mở về internet là huyết mạch của toàn thế giới ở thế kỷ 21. Bảo vệ mạng internet cần có sự đồng lòng hợp tác của mọi quốc gia trên thế giới.”
Ilves biết khá rõ về việc đánh phá trên mạng vì Estonia cũng đã là nạn nhân của một trong những vụ tấn công mạng ngoạn mục vào năm 2007 và Estonia luôn tự hào là một trong những quốc gia có mạng internet phổ biến nhất Âu châu. Trong hai tháng trời các hackers đã liên tục tấn công làm cho các trang mạng của chính phủ và các tổ chức khác bị tê liệt. Estonia lần theo những cuộc tấn công vốn được tổ chức ở Nga và các nhóm này được cho là đã được Kremlin kích hoạt. Các viên chức Nga đã phản đối các cáo buộc này. Estonia đã tiến hành tổ chức một trung tâm để bảo vệ và nghiên cứu mạng internet đặc biệt của Nato. Sau này một nhóm các chuyên gia quốc tế đã đệ trình một bản báo cáo có tên gọi Cẩm nang Tallinn về các vấn đề pháp lý quốc tế đối với chiến tranh trên mạng ảo. Bản báo cáo này đề cập đến việc thế nào là các tổ chức mạng đã vượt qua ngưỡng của bảo mật toàn cầu và các quốc gia liên quan phải phản ứng ra sao. Họ cũng đã phải tranh luận khá nhiều quanh vấn đề như một cuộc tấn công mạng ảo nào sẽ được quy về thành một cuộc tấn công bằng quân sự. Các cuộc thảo luận như vậy sẽ tiếp tục mở ra tùy theo từng trường hợp.
Việc tấn công Estonia không liên quan đến một bộ phim giải trí làm cho Nga khó chịu, nhưng lại là do việc quan chức Estonia quyết định phá bỏ một tượng đài Xô Viết kỷ niệm chiến tranh thế giới lần hai ở Tallinn. Việc này khơi mào cuộc nổi loạn của sắc dân Nga thiểu số ở Estonia và khơi mào luôn sự giận dữ của hội nhóm Nga như tổ chức thanh niên Nashi, tổ chức Nashi sau này đã lên tiếng nhận trách nhiệm cuộc tấn công mạng dù rằng họ không đưa ra được bằng chứng nào về cuộc tấn công này.
Việc trùng lắp của cuộc tấn công vào Estonia và Sony đang gây nhiều sự chú ý. Cũng như khi Bắc Triều Tiên giờ đây bị cáo buộc tìm cách ngăn chận một bộ phim giải trí ở Mỹ thông qua các cuộc đe doạ trên mạng ảo thì Nga cũng bị chỉ trích về việc đe dọa một nước láng giềng phải bảo tồn di tích lịch sử của Nga Xô trên lãnh thổ của họ. Không có gì lạ khi mà tổng thống Estonia cảm nhận rõ như vậy về cuộc tấn công nhằm vào Sony, và việc này đã mở rộng ý nghĩa của thuật ngữ tự do ngôn luận và vùng lãnh thổ.
Việc tấn công vào Estonia lại dễ tiên đoán hơn so với cuộc tấn công vào Sony, bởi vì các cuộc tấn công Estonia nhằm làm tê liệt tạm thời các tổ chức điều hành quốc gia. Tuy nhiên trong trường hợp Estonia thì rõ ràng đó là cuộc tấn công vào sự thành công của một công ty tư nhân. Hollywood, nền công nghiệp biểu lộ quyền lực mềm và ảnh huởng Mỹ lên toàn thế giới, cũng cảm thấy bị đang bị đe dọa.
Các kẻ phá hoại mạng ảo đang chơi trò che dấu kẻ chủ mưu. Mục đích của chúng là gây ra thiệt hại hay ép buộc đối thủ phải rút lui mà không dám lên tiếng cáo buộc trách nhiệm của các cuộc tấn công một cách công khai. Chiến thuật này về căn bản rập theo chiến thuật của Tôn Vũ trong Tôn Tử Binh pháp: “dùng mưu, không cần đánh mà khuất phục được kẻ địch”. Việc ngưng phát hành phim là một chiến thắng rõ ràng của các hacker.
Cũng như khi Bắc Triều Tiên từ chối nhận trách nhiệm về vụ việc Sony, Nga cũng không thừa nhận vai trò trực tiếp của Nga trong cuộc nổi loạn vũ trang ở Đông Ukraine. Moscow tiến hành các cuộc tấn công thông qua các máy ủy nhiệm( Proxy) và các hoạt động quân sự lén lút, cũng như Bắc Triều Tiên trưng dụng một đội quân hacker không thể bị truy tìm dấu vết. Đây chính là một kỷ nguyên mới của các cuộc chiến tổng hợp và các cuộc tấn công không thể lần ra được đầu mối. Vì vậy có lẽ không có gì ngạc nhiên khi ngay trong lúc đang có vụ bê bối về việc Sony bị tấn công thì Vladimir Putinlaij bất ngờ mời lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un viếng thăm Nga.
Nếu họ gặp nhau, chắc chắn họ sẽ có một cuộc đối thoại thú vì để so sánh chiến thuật đã được áp dụng ra sao và thế giới bên ngoài đã phản ứng như thế nào. Họ có lẽ cũng sẽ nhắc đến Tôn Vũ.