Việt Nam Thời Báo

Phóng viên BBC bị buộc phải ‘thú tội’ ở TQ

John Sudworth

BBC News, Hồ Nam

Picture of BBC journalist John Sudworth being forced away from a Chinese village
Kế hoạch rất đơn giản.
Chúng tôi đã sắp xếp để gặp một người phụ nữ tại làng quê của bà, thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, rồi sau đó sẽ cùng bà đi xe lửa lên Bắc Kinh, và chúng tôi sẽ quay phim trong hành trình.
Nhưng chúng tôi đã không bao giờ gặp được người mình muốn phỏng vấn.
Và cách thức câu chuyện kết thúc lại cho thấy cách thực thi quyền lực một cách rõ ràng hơn bất kỳ cuộc phỏng vấn nào.
Đó là một sự việc liên quan tới bạo lực, hăm dọa và cả cưỡng bức thú tội – lần đầu tiên tôi buộc phải ‘thú tội’ trong suốt thời gian dài tường thuật tại Trung Quốc – tôi đã buộc phải xin lỗi vì đã “có hành xử gây ra hậu quả xấu” và vì đã tìm cách thực hiện một “cuộc phỏng vấn bất hợp pháp”.
Bà Dương Linh Hoa định đi tàu lên Bắc Kinh, bởi bà là ‘người khiếu kiện’ tại Trung Quốc.
Hàng năm, có hàng chục ngàn người Trung Quốc do cảm thấy không có công lý tại các tòa án địa phương do đảng Cộng sản điều hành đã tới thủ đô, đệ đơn khiếu nại lên Phòng Tiếp dân Nhà nước.
Các vụ tham nhũng, cướp đất, hành động phi pháp của chính quyền địa phương, chữa trị y tế cẩu thả, tình trạng bạo lực của cảnh sát, đuổi việc một cách bất công…, tất cả đều được trình bày trong hàng tập giấy tờ, trong các bộ đơn kiện, và họ mang theo người.
Cả hệ thống này cũng là do Đảng Cộng sản điều hành, tất nhiên, và cơ hội họ khiếu kiện thành công là rất nhỏ nhoi.
Nhưng với nhiều người thì đây là cơ hội duy nhất mà họ có, và họ thường tiếp tục đệ đơn trong vô vọng suốt nhiều năm.
Picture of Yang Qinghua, sister of Linghua
Image captionBBC đã phỏng vấn bà Dương Thanh Hoa, chị của bà Dương Linh Hoa, hồi ba năm trước

Tình trạng bạo lực

Cũng giống như gia đình Dương Linh Hoa.
BBC đã phỏng vấn người chị của bà, bà Dương Thanh Hoa, hồi ba năm trước khi bà trên đường tới Bắc Kinh đệ đơn.
Những người phụ nữ này cáo buộc là bản thân họ đã bị đánh cắp đất đai, và cha họ trong cuộc tranh chấp đã bị đánh đập tàn tệ khiến ông sau đó tử vong.
Nhưng vì một lý do nhất định, nên bà Dương tìm cách tới Bắc Kinh trong tuần này.
Vào Chủ Nhật, Trung Quốc bắt đầu khai mạc kỳ họp quốc hội thường niên, Đại hội Nhân dân Đại biểu (NPC).
Fish-eye lens view of the 12th National Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference (CPPCC) in the Great Hall of the People in Beijing, China, 3 March 2016.Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionĐại hội Nhân dân Đại biểu (tức kỳ họp quốc hội) được tổ chức tại Đại Lễ đường ở Bắc Kinh
Sự kiện có sức hút mạnh mẽ đối với những người khiếu kiện, vốn trông chờ vào sự kiện trọng đại này để nêu vụ việc của mình.
Nhưng Bắc Kinh thì lại nghĩ khác.
Giới chức không muốn những đạo quân nhếch nhác xuất hiện tại thủ đô, cho nên các địa phương có nhiệm vụ phải chặn, không để những người khiếu kiện tới nơi.
Chúng tôi biết là chị và mẹ của bà Dương đã bị lệnh quản chế tại gia không chính thức.
Nhưng bởi bà chưa từng lên Bắc Kinh nộp đơn bao giờ, cho nên bà nghĩ bà có thể đi mà không bị nghi ngờ, và ít nhất là cũng có thể lên được tàu.
Bà đã lầm.
Ngay khi chúng tôi tới được làng quê của Dương Linh Hoa, thì rõ ràng là đã có người chờ đón chúng tôi.
Con đường tới nhà bà bị chặn bởi một đám đông, và chỉ trong vòng vài phút, họ tấn công chúng tôi và đập phá toàn bộ máy quay của chúng tôi.
Picture of some of the BBC's broken equipment returned to the crew
Image captionThiết bị, máy móc của nhóm phóng viên BBC bị đập phá
Tuy việc ra tay bạo lực như vậy là điều các phóng viên nước ngoài có thể phải đối diện ở Trung Quốc, nhưng những gì diễn ra sau đó mới là bất thường.
Sau khi rời làng, chúng tôi bị đuổi theo, và xe chúng tôi bị một nhóm khoảng 20 kẻ côn đồ vây lại.
Sau đó, có một số nhân viên cảnh sát mặc thường phục và hai viên chức từ văn phòng Sở ngoại vụ tới cùng đám này. Và bị đe dọa phải hứng chịu thêm bạo lực, chúng tôi buộc phải xóa một số đoạn video đã ghi, và buộc phải ký vào bản thú tội.
Đó là một cuộc đàm phán một bên, nhưng ít nhất nó cũng giúp chúng tôi thoát ra.
Một đoạn video mà người chị của bà Dương Linh Hoa gửi cho chúng tôi cho thấy bà cũng đang bị bắt giữ bởi một số trong cùng đám người hăm dọa chúng tôi.
A close up shot of a Beijing resident's red armband, identifying her as security volunteer, in Beijing, China, 2 March 2017.Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNhân viên an ninh và các trật tự viên tình nguyện có mặt khắp nơi trong kỳ họp quốc hội ở Bắc Kinh

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo