Minh Mẫn đã bị bắt gần bốn năm trước khi chụp ảnh tại một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh. Cùng 13 blogger và các nhà hoạt động khác cô đã bị kết tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” vào tháng 1 năm 2013 trong một vụ xét xử được mô tả như trường hợp lật đổ lớn nhất của đất nước này trong năm. Cô đã bị kết án tám năm tù và năm năm quản thúc tại gia. Bất chấp những kêu gọi trả tự do từ quốc tế, hiện Minh Mẫn vẫn bị giam giữ.
Bên cạnh án tù nặng nề và việc sẽ tiếp tục bị quản thúc tại gia sau thời gian thi hành án, Minh Mẫn còn bị hành hạ bởi một hình thức trừng phạt khác: đó là sự phân biệt đối xử ngày càng bất công trong trại giam.
Từ tháng 11 năm 2014, Minh Mẫn đã bị biệt giam trong khu vực riêng biệt của nhà tù, nơi được xem là một cơ sở giam giữ gắt gao về an ninh. Nguyên nhân khiến cô phải chịu biệt giam là không rõ ràng, nhưng được biết các “khu kỷ luật” là nơi mới được xây dựng cho mục đích duy nhất là để giam giữ các tù nhân lương tâm.
Không như các tù nhân khác, Minh Mẫn bị cấm không được tham gia bất kỳ hoạt động thể chất và tập thể dục. Cô cũng không được tiếp xúc với các tù nhân phi chính trị khác. Trong tù, các tù nhân chính trị cũng thường xuyên bị khiêu khích và tấn công và bằng lời lẽ xúc phạm. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, quyền được thăm viếng của Minh Mẫn cũng bị hạn chế. Ví dụ như gần đây, mẹ cô, một người từng là cựu tù nhân lương tâm, đã bị từ chối không cho thăm gặp con gái của mình. Những hành động này đều nhằm mục đích gia tăng áp lực tâm lý gây ra bởi sự giam cầm cô độc, tạo cho người bị giam một không khí sợ hãi và hoang tưởng.
Việc đối xử với Minh Mẫn là một phần của một xu hướng lớn hơn. Trong một báo cáo năm 2013 về các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, Tổ chức Ân xá quốc tế ghi nhận rằng nhiều tù nhân chính trị đã bị giam trong những điều kiện khắc nghiệt đến mức tàn ác, vô nhân đạo. Họ đã phải chịu những hành vi ngược đãi, bao gồm cả sự đày đọa từ các tù nhân khác mà không được sự can thiệp từ cai ngục. Tổ chức Ân xá Quốc tế tiếp tục cho biết họ thường bị biệt giam hoặc bị trừng phạt bằng việc bị cô lập trong thời gian dài. các cựu tù nhân lương tâm đã xác nhận điều này và báo cáo rằng họ đã bị biệt giam, lăng mạ, bị từ chối không cho đọc sách báo, bị hạn chế ăn uống…khiến gây cho họ các hậu quả khác về sức khỏe.
Cùng tham gia tuyệt thực với Minh Mẫn có Tạ Phong Tần, một cựu sĩ quan công an và là thành viên sáng lập Câu lạc bộ nhà báo tự do, người đang thụ án tù mười năm trong nhà tù như Minh Mẫn. Trong tháng 7 năm 2012, mẹ Tạ Phong Tần đã thiệt mạng sau khi tự thiêu trước cửa văn phòng chính phủ để phản đối việc giam giữ con gái mình.
Sau khi đưa ra bản kiến nghị trước đó trong tháng 12 năm 2014, tổ chức Bảo vệ Pháp Lý cho giới truyền thông đã cập nhật về sự suy thoái sức khỏe của Minh Mẫn với Tổ Hành động Chống Bắt bớ trái phép của Liên Hiệp Quốc để hy vọng hỗ trợ được cuộc đấu tranh dũng cảm nhằm cải thiện điều kiện giam giữ trong nhà tù của cô.
Lê Quốc Tuấn Chuyển ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn
Nguồn: Vietnamese Photojournalist Continues Hunger Strike After Four Years Behind Bars – Global Voices