Việt Nam Thời Báo

Putin sẽ bị lật đổ như thế nào?

Sau hơn một thập niên nắm quyền, Tổng thống Nga Vldimir Putin đang phải vật lộn với tình hình trong năm 2015 được coi là năm xáo trộn và khó khăn nhất của ông trong chức vụ lãnh đạo nước Nga. Kinh tế Nga đang suy sụp vì giá dầu thô tụt dốc; cấm vận kinh tế của Mỹ và Âu châu đang trừng phạt đám cận thần và các cơ chế nhà nước đầy quyền thế của ông ta. Quân đội vẫn còn đang chiếm đóng bán đảo Crimea và không có gì bảo đảm cuộc ngưng bắn tại phía đông Ukraine sẽ dẫn đến một giải pháp dài hạn cho cuộc xung đột. Vụ ám sát chính trị gia đối lập Boris Nemtsov xảy ra chỉ cách điện Cẩm Linh không bao xa là một vụ tai tiếng toàn cầu làm Moscow mất mặt và dẫn đến những cuộc tuần hành đông đảo người tham dự trên toàn nước Nga để phản đối và khóc thương cho đối lập.

Nền cai trị của Putin đã trở nên vững chãi kể từ khi ông ta lên nắm quyền vào năm 2000. Tuy nhiên, có những lúc ông đối mặt với những khó khăn nặng nề đến nỗi quyền lực tưởng như ổn định của ông cũng trở thành một vấn đề trước mắt không có gì là bảo đảm.
Hồi tháng Giêng năm nay, tôi [tức ký giả Amanda Taub viết bài này] đã nói về việc việc Putin đang nắm quyền hành với ông Mark Galeotti, một giáo sự tại Trung Tâm Hoàn Cầu Sự Vụ – Center For Global Affairs – của đại học New York Univerisity. Ông là một học giả đã nghiên cứu nền chính trị Nga trong nhiều thập niên. Ông giải thích rằng, vấn đề cốt lõi cho Putin nằm ở sự trung thành của một vài phe phái thân cận giữ cho ông ngồi trong ghế quyền lực thì cũng chính những phe này sẽ bỏ ông ta. Vị chuyên gia chính trị Nga này cũng giải thích lý do tại sao ông nghĩ 2016 sẽ là năm chế độ Putin bắt đầu sụp đổ.
Và mới đây, tôi lại tiếp xúc với ông Galeotti để xem liệu quan điểm của ông trước đây có thay đổi hay không sau khi Putin biến mất một cách bí mật trong hơn một tuần lễ hồi đầu tháng Ba năm nay. Ông cho hay không có gì thay đổi trong những gì ông đã tiên đoán về sinh mệnh chính trị của Putin và ông cho tôi những suy tư của ông về hành vi biến mất của Putin như là một cách nói về tinh trạng chính trị tại Nga. Dưới đây là những lời bình luận mới của ông Galeotti. Cuộc phỏng vấn được biên tập cho ngắn gọn và trong sáng.
Amanda Taub (AT): Trước đây ông đã mô tả quyền lực của Putin tại Nga được coi là “ổn định nhưng hơi mong manh”, có nghĩa hiện nay mạnh nhưng sẽ yếu đi một chút vì những cú sốc lớn về kinh tế hay những khủng hoảng khác. Loại sốc này sẽ có đe dọa Putin hay không?
Mark Galeotti (MG): Sẽ luôn luôn là cú sốc không ai ngờ tới vì thế ở mức độ này sẽ không thể tiên đoán được.
Nhưng chúng ta hãy nói về cảnh một ngân hàng sụp đổ không thể nào cứu vãn nổi hay một biến cố về sức khỏe không cho phép tại chức có thể xảy ra. Cuộc đời thường hay nổ ra những biến cố thuộc loại như thế tại tất cả các chế độ chính trị, vị thế đây thực sự là sự co dãn đàn hồi của những biến cố đó xây đắp nên. Mối quan tâm đặc biệt của tôi có thể là những biến cố đang thiêu cháy vốn liếng chính trị, xã hội và kinh tế làm cho họ thoái trào.
AT: Cái loại khủng hoảng nào rất có thể sẽ làm cho Putin mất quyền lực? Tiến trình đó sẽ xảy ra giống như thế nào?
MG: Đám cận thần chóp bu sẽ đi đến một cảm giác nhìn ông ta hết còn hữu dụng nữa, trái lại ông ta còn trở thành nguy hiểm cho họ.
Ví dụ đúng nhất trong bối cảnh này là vụ lật đổ (Thủ tưởng Sô Viết Nikita) Khrushchev vào năm 1964 thời chế độ Sô Viết. Ông ta lên nắm quyền là do sự đồng thuận của giới chóp bu bằng lòng cho ông ta điều hành đất nước theo lợi ích của họ, nhưng rồi ông ta bắt đầu loạng quạng tới mức đáng phải báo động. Ông ta đưa Sô viết dính vào vụ khủng hoảng phi đạn Cuba. Ông ta ban hành một loạt các quyết định sai tác động tại hại đến kinh tế Sô Viết.
Thế là giới cán bộ chóp bu quyết định gã này không còn giống như hồi họ đưa lên và phải ra đi. Họ chỉ việc nói với Khruschev rằng: “Đồng chí nên từ nhiệm với lý do sức khỏe không được tốt.” Và ông ta còn biết làm gì khác hơn là rời khỏi chức vụ êm thắm.
Tôi nghĩ đó là năm khả năng Putin ra đi cao nhất. Ra đi không phải vì thua bầu cử mà đó là một đám cận thận áo vét cà vạt sẽ đứng xếp hàng đi vào trong văn phòng của Putin và nói: “Này đồng chí Vladimir Vladimirovich, đây là lúc cho đồng chí hãy làm một công tác phục vụ sau cùng cho nhà nước là hãy nghỉ hưu”.
Hoặc là có thể ông ta đang nghỉ mát tại cung điện mùa hè ngồi coi truyền hình đột nhiên loan tin ông ta vừa từ chức vì những lý do sức khỏe. Hay ông ta bốc điện thoại đỏ lên thì thấy người trả lời không thèm nhận lệnh của ông ta nữa.
AT: Ông có nghĩ một biến cố đặc biệt sẽ châm ngòi cho sự ra đi đó không?
MG: Thường thị những tính huống bất ngờ ngẫu nhiên nhất sẽ dẫn đến sự ra đi đó.
Một trong những sự kiện chính làm cho Khruschev bị lật đổ là những vụ bạo loạn xảy ra tại một thị trấn có tên là Novocherkassk. Đây thực sự là một vùng sâu vùng xa, không quang trọng gì hết. Nhưng vì xui xẻo, trong cùng ngày nhà nước địa phương loan bao gia tăng giá thực phẩm, thì họ cũng loan báo cắt giảm lương bổng tại cơ xưởng chế biến địa phương mà người dân ở dó hầu hết là công nhân. Tăng giá thực phẩm, cắt giảm lương làm cho công nhân xuống đường phản đối. Cảnh sát không chịu giải tán họ. Và dần dần quân đội được phái đến. Nhưng một số sĩ quan cũng không chịu bắn vào người biểu tình. Rồi tình hình dẫn đến phải đem lực lượng an ninh đến. Đám này vô cảm. Thế là thảm sát xảy ra.
Không ai nghe gì về biến cố Novocherkiassk vì bị bưng bít. Nhưng đám chóp bu biết. Và họ bắt đầu suy nghĩ, “Novocherkassk không có gì đặc biệt cả. Nhưng nếu biến cố này có thể xảy ra ở đó thì cũng có thể xảy ra ở bất cứ đâu nếu tình hình dun dủi.” Khi đám cận thần chóp bu đó cảm thấy tình hình và áp lực bắt đầu trở nên căng thẳng, họ sẽ cảm thấy cần phải hành động ra tay trước để ngăn chặn những cơ hội ngẫu nhiên có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng thực sự.
AT: Vậy đó có phải là lý do tại sao Putin biến mất một cách bí mật cách đây ít tuần khiến cho dư luận đồn ầm lên theo chiều hướng đó?
MG: Tình hình bao quanh vụ 10 ngày biến mất khỏi hiện trường của Putin quả thực có làm cho nước Nga đi đến mức độ đây là một chế độ cá nhân mà sức khỏe của người đó và vị thế của tổng thống không thể nào tách rời ra được.
Khi Putin không xuất hiện, ngay lập tức chúng ta có mọi loại tin đồn suy đoán thêu dệt từ đảo chánh cho đến sanh con (người tình nhí). Chúng ta vẫn chưa biết chuyện gì đã xảy ra mặc dù tôi nghi ngờ có vấn đề sức khỏe. Trong quá khứ, chúng ta đã nhìn thấy Putin có khi nào để cho dân Nga biết ông ta đã từng có lúc không được gân guốc vai u thịt bắp bình thường như hiện nay vì những lý do chính trị và phù phiếm ảo giác.
Tuy nhiên, sự kiện tỏ tường là Tây phương và những người Nga biết chuyện đều nghĩ xa tới mức phải báo động cho dù đó là do điện Cẩm Linh vụng về và đắn đo trong cách đối phó tình hình công luận đồn thổi, nếu có bất cứ gì xảy ra cho Putin thì chế độ sẽ gặp khó khăn và chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp.
AT: Liệu đã có một biến cố nào ở chân trời mà ông nghĩ sẽ nhanh chóng đưa đến khủng hoảng như thế?
MG: Đối với tôi, 2016 sẽ là năm khủng hoảng
Chúng ta sẽ nhìn thấy ít nhất hai năm kinh tế không tốt. Lạm phát vừa được loan báo ở mức độ 11% vào cuối năm nay và nó sẽ còn xấu hơn nữa. Nhưng sẽ cần một thời gian nữa cho kinh tế xấu gây tác động trong lòng chế dộ đến mức độ người dân nhận thấy họ không có thể chịu đựng hơn nữa.Cần thời gian chín múi sẽ là lý do số một.
Lý do số hai là năm 2016 sẽ có bầu cử quốc hội, người Nga gọi là Duma. Điều chắc chắn là điện Cẩm Linh sẽ xào sáo kết quả để những đảng thân điện Cẩm Linh sẽ được chia ghế hậu hĩnh. Không ai có thể còn nghi ngờ gì về tệ nạn bàu cử này. Nhưng rồi có những kết quả thăm dò thật sự mà giới cận thần chóp bu sẽ biết. Nếu kết quả thăm dò của Putin đi xuống, thì đây sẽ là một thông tin rất tốt cho họ để nói rằng tình hình sẽ xấu đi nay mai.
Và đến năm 2018 có bầu cử tổng thống ở Nga. Nếu có một ứng cử viên mới nào đó, họ cần ít nhất hai năm để nhận dạng một ứng cử viên và xây một hình ảnh huyền thoại chung quanh ứng cử viên này để thắng cử.
Quả thực làm sao có ai biết được tình hình sẽ xảy ra như thế nào? Nhưng với những lý do trên, nếu tôi phải tiên đoán một thời điểm mà tôi có thể nhìn thấy những sự kiện đó sắp xếp tuần tự xảy ra thì cuối năm 2016 sẽ là thời gian đặc biệt thú vị trong chính trường Nga.
AT: Thành phần cử tri quan trọng nào mà Putin đã mất?
MG: Chủ yếu là giới tinh hoa văn hóa. Nhưng chúng ta phải chấp nhận một sự thực là các ngài thi sĩ không tạo nên các cuộc cách mạng.
Nhưng tôi cũng đã nhận thấy có thay đổi khi tôi nói chuyện với những người mà tôi nghĩ chắc chắn họ ở trong phe Putin, họ ở trong ngành an ninh hay trong quân đội.
Vài năm trước, những người này được coi là những người Putinist. Lúc đó mang nặng cảm tính. Họ tin rằng ông ta là người đã cứu nước Nga. Nhưng bây giờ tôi nghĩ họ có ý xoay sang thành người theo Putinist thực dụng. Họ biết rằng quyền lợi của họ đang được đáp ứng.
Nhưng đây mới là điểm đáng chú ý: họ đi từ “Tôi tin vào Putin một cách tuyệt đối” sang “Tại thời điểm này, Putin nằm trong lợi ích của tôi.”
Thành phần cử tri quan trọng mà Putin bị mất chính là trái tim của người Nga, nếu có thể nói được như vậy
AT: Phong trào ủng hộ dân chủ nổi lên trong mấy năm gần đây có ý nghĩa gì thưa ông?
Nó mang ý nghĩa quan trọng nhưng không nằm trong cái nghĩa sẽ lật đổ được Putin. Nó hệ trọng trong cái nghĩa nó đã biểu dương cho thấy có những người sẵn sàng phản đối và nó mang đến một ý nghĩa có một sự lựa chọn.
Phong trào cũng quan trọng vì những người đang phản đối. Trên tổng thể, họ là dân Moscuvite thuộc giai cấp trung lưu đô thị chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong xã hội. Nhưng mặt khác, trong một số mặt nào đó, phong trào mang đến sự quan trọng không tương xứng vì những người này là con cái của giới quan chức và công chức, hoặc họ là những thành phần sinh viên đại học ăn chưa no lo chưa tới.
Đó là một trong những lý do chúng ta không thấy cảnh sát ra tay tàn bạo khi dẹp biểu tình. Có ai lại đem thả đám công an chống bạo loạn ra nắn gân cốt khi mà đứa sinh viên bị nắn gân lại là con của người hàng xóm cạnh nhà? Chúng ta đang nói về một một thế giới rất nhỏ trong xã hội này.
AT: Thế còn nhà đối lập Alexei Nayvalny thì sao? Ông ta có là một đe dọa cho Putin không?
MG: Cho đến lúc này, ông Navalny đã không thể thoát ra khỏi cái khu an toàn của ông ta. Khi ông ta nổi đình nổi đám trong phong trào chống đối thời gian đầu, ông ta thực sự là tiếng nói của giới Muscovite trung lưu của mình và thành phần cử tri đô thị lớn lao của ông. Ông ta cảm thấy thoải mái an lòng khi trình bày hay chỉ dẫn chuyện này chuyện nọ hấp dẫn hơn là bàn đến việc xây dựngg một guồng máy chính trị cũ kỹ và nhàm chán.
Nhưng cũng không thể nói ông ta sẽ không thay đổi. Nếu ông Navalny xông ra và xây dựng một cái gì rộng lớn hớn, thì rồi cái đó có thể trở nên nguy hiểm.
Ngoài chủ trương chống tham nhũng, ông Navalny có một lá bài khác mà ông ta có thể đem ra áp dụng mặc dù tôi không muốn nhìn thấy ông áp dụng: chủ nghĩa dân tộc đường phố.
Putin là một người theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng là một thứ chủ nghĩa dân tộc nhà nước mang hình thức liên bang Nga. Và Putin lúc nào cũng đương đầu với người Nga không sắc tộc (tức là người Nga chính cống), ngay cả trong chính quyền của ông ta. {Nga có một số dân sắc tộc đáng kể}. Vì thế ông ta không thể nào áp dụng lá bài người dân tộc Nga bá quyền kẻ cả lấn lướt các sắc tộc khác
Nhưng trong quá khứ, hinh như ông Navalny đã biểu lộ thái độ kỳ thị chủng tộc. Và ông ta có thể áp dụng thái độ này: “Chúng ta người Nga đang đổ máu và bị bóc lột bởi người Caucasus phương Bắc, bởi người Trung Á.”
Làm như vậy sẽ có ảnh hưởng đến một thành phần có sức mạnh đáng ngại trong công luận người Nga bình thường và nó cũng là cái gì chống đối mà Putin không chống đỡ được bao nhiêu. Đi theo sách lược đó có thể xây được một lực lượng cử tri rộng rãi hơn một cách nhanh chóng nếu ông Navalny sẵn sàng đi theo.
AT: Liệu như thế có làm cho ông Navalny mất đi mối quan hệ với thành phần ưu tú trẻ đô thị hay không?
MG: Tôi nghĩ chắc chắn là không. Tôi không có cảm giác rằng họ nhất thiết phải vô cùng sáng suốt hay giác ngộ trong ý kiến của họ.
Hãy nhìn xem: ông ta là tay chơi duy nhất hiện nay trong thành phố. Vì thế, ngay cả khi có những người trong tầng lớp trí thức không vui gì với một thay đổi dân túy, thì đó vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ liệu họ không vui gì cho lắm để nói, “thế thôi a”. Bà có hy vọng một vài thay đổi, cho dù không được như ý, thì vẫn hay hơn là vẫn như cũ hay không? Tôi nghi nhiều người sẽ trả lời là có.
Nguồn: How Putin could lose power?, Vox

Amanda Taub
Khải Huyền chuyển ngữ
(Theo Dân Luận)

Tin bài liên quan:

VNTB – Tô Lâm muốn được như Putin?!

Bùi Ngọc Dân

BBC – Tổng thống Putin thăm Việt Nam: Châu Âu phản ứng khác Mỹ

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Sau Gaddafi sẽ là Putin?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.