Việt Nam Thời Báo

Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 28)

(Tái bản lần 2)

Người dịch: Vũ Quốc Ngữ
Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB



Nguồn: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/wp-content/uploads/2014/04/FAIR-TRIAL-MANUAL-second-edition.pdf


Phần 3: Những trường hợp đặc biệt

Chương 28- Những trường hợp bị kết án tử hình (phần 1)

Tổ chức Ân xá quốc tế phản đối án tử hình trong mọi trường hợp, vì nó vi phạm quyền được sống và là sự trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục. Theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, những người kết án tử hình, cần được đảm bảo là đã được hưởng tất cả các đảm bảo xét xử công bằng và một số biện pháp bảo vệ bổ sung. Tuy nhiên, những biện pháp bảo vệ đó không biện minh cho việc duy trì hình phạt tử hình.

28.1 Xoá bỏ hình phạt tử hình
28.2 Cấm án tử hình bắt buộc
28.3 Không áp dụng hồi tố, nhưng những lợi ích của cải cách
28.4 Phạm vi tội ác bị trừng phạt bằng án tử hình
28.5 Những người có thể không được bị hành quyết

28.5.1 Trẻ em dưới 18
28.5.2 Người già
28.5.3 Người tâm thần hoặc rối loạn trí tuệ
28.5.4 Phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang nuôi trẻ nhỏ

——————

28.1 Bãi bỏ án tử hình

Tổ chức Ân xá quốc tế phản đối án tử hình trong mọi trường hợp, cho rằng nó vi phạm quyền sống và là sự trừng phạt tàn bạo nhất. Quan điểm này ngày càng được phản ánh trong các tiêu chuẩn quốc tế, luật học và trong nghị quyết của cộng đồng quốc tế.

Việc tùy tiện tước đoạt mạng sống cũng như tra tấn và ngược đãi khác hoàn toàn bị cấm, mọi lúc và trong mọi tình huống. Các quốc gia bị cấm vi phạm nghĩa vụ hiệp ước của họ trong việc tôn trọng các quyền này. Những điều cấm này là chuẩn mực của luật pháp quốc tế và có thể không bao giờ bị hạn chế. (Xem Chương 31 – Về tình trạng khẩn cấp và Chương 10- Tra tấn và ngược đãi khác)

Việc áp dụng hình phạt tử hình sau một phiên toà bất công vi phạm quyền sống và cấm xử vô nhân đạo hay hạ nhục.

Một số công ước nhân quyền quốc tế yêu cầu bãi bỏ án tử hình, trong thời bình, hoặc trong mọi hoàn cảnh. Tiêu chuẩn quốc tế khác khuyến khích hạn chế áp dụng và bãi bỏ án tử hình.

Các quốc gia ký điều ước quốc tế nhằm bãi bỏ án tử hình đều bị cấm dẫn độ hoặc hoặc chuyển giao một người cho một nhà nước còn áp dụng án tử hình nếu có cơ sở thực tế để tin rằng có một nguy cơ thực sự rằng họ sẽ phải đối mặt với án tử hình. Các quốc gia này bao gồm các nước tham gia Công ước châu Âu, và các nước thuộc ICCPR đã bãi bỏ án tử hình.

Tất cả các nước nên từ chối yêu cầu dẫn độ của một cá nhân có nguy cơ bị kết án tử hình, trong khi không có sự bảo đảm đáng tin cậy, hiệu quả và ràng buộc rằng án tử hình sẽ không bị áp dụng.

Cộng đồng quốc tế, các tổ chức liên chính phủ khu vực, tòa án, các cơ quan về quyền con người và các chuyên gia, bao gồm Ủy ban châu Phi, khuyến khích việc bãi bỏ hình phạt tử hình,
và đã kêu gọi các quốc gia còn chưa bãi bỏ án tử hình hoãn thi hành án tử hình như là một bước đầu tiên tiến tới việc bãi bỏ.

Tòa án hình sự quốc tế được thành lập bởi cộng đồng quốc tế có thể không áp dụng hình phạt tử hình, mặc dù các tòa án có thẩm quyền xét xử những tội ác ghê tởm nhất, bao gồm cả tội diệt chủng, tội ác chống lại nhân loại và tội ác chiến tranh.

Hội đồng châu Âu coi việc bãi bỏ án tử hình là một yêu cầu cho các thành viên, và vận động toàn thế giới bãi bỏ hình thức trừng phạt này. Năm 2010, Tòa án châu Âu chỉ ra rằng án tử hình có thể được coi là vô nhân đạo và kết luận rằng Điều 2 của Công ước châu Âu (quyền được sống) đã được sửa đổi để cấm án tử hình.

Việc phục hồi án tử hình sau khi nó đã bị bãi bỏ bị nghiêm cấm dưới Công ước châu Mỹ, và được coi là không tương thích với ICCPR bởi Báo cáo viên đặc biệt về hành quyết ngoài tố tụng và tra tấn. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình không áp dụng lại hình thức trừng phạt này. Việc mở rộng phạm vi của hình phạt tử hình cũng bị nghiêm cấm theo Công ước châu Mỹ và được coi là không phù hợp với nội dung của Điều 6 của ICCPR bởi Báo cáo viên đặc biệt về hành quyết ngoài vòng pháp luật. Hội đồng Nhân quyền và Ủy ban Nhân quyền và Báo cáo viên đặc biệt về hành quyết ngoài vòng pháp luật đã kêu gọi các quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình không mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt này.

Đối với những nước còn áp dụng án tử hình, những trường hợp có thể bị kết án tử hình được giới hạn. Báo cáo viên đặc biệt về hành quyết ngoài luật pháp nhấn mạnh rằng “việc hành quyết ngoài giới hạn kia là giết người trái pháp luật”.

28.2 Việc cấm các bản án tử hình bắt buộc

Việc áp dụng bắt buộc hình phạt tử hình, ngay cả đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, đều bị cấm. Án tử hình bắt buộc loại bỏ các khả năng của các tòa án để xem xét chứng cứ liên quan và hoàn cảnh có khả năng làm giảm nhẹ mức án khi kết án một cá nhân.

28.3 Không áp dụng hồi tố, nhưng áp dụng lợi ích của cải cách

Án tử hình có thể không được áp dụng trừ khi nó là một sự trừng phạt được quy định theo pháp luật về một tội ác khi tội ác đó được thực hiện.

Điều này phù hợp với việc cấm áp đặt một hình phạt nặng hơn so với quy định của pháp luật tại thời điểm phạm tội.

Hơn nữa, một người bị buộc tội hoặc bị kết án về một tội với hình phạt lớn nhất, sẽ được hưởng lợi do sự thay đổi pháp luật mà theo đó hình phạt nhẹ hơn được áp dụng cho tội đó.

Khi án tử hình đã được bãi bỏ, tất cả án tử hình phải được giảm xuống. Bản án mới phải tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế và phải tính đến thời gian mà một người đã trải qua dưới án tử hình.

(Xem Chương 25 phần 3- Ứng dụng hồi tố với hình phạt nhẹ hơn)

28.4 Những loại tội phạm bị kết án tử hình

Án tử hình chỉ có thể áp dụng trong việc trừng phạt những tội phạm gây tội ác nghiêm trọng.

Ủy ban Nhân quyền cho rằng khái niệm “tội ác nghiêm trọng” cần được hiểu chính xác để thấy rằng việc áp dụng hình phạt tử hình là một biện pháp đặc biệt”. Theo Các Biện pháp hạn chế Án tử hinh, những tội phạm phải chịu án tử hình là các loại tội cố ý giết người hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu về luật của các tổ chức Liên Hợp quốc, năm 2007, Báo cáo viên đặc biệt về hành quyết ngoài luật pháp cho biết việc áp dụng hình phạt tử hình hạn chế cho những loại tội phạm cố tình giết người và để lại hậu quả là người bị chết. Năm 2012, Báo cáo viên đặc biệt về hành quyết ngoài luật pháp khẳng định lại rằng án tử hinh chỉ có thể áp dụng cho loại tội phạm cố ý giết người.

Mối quan ngại tiếp tục được dấy lên về những bộ luật cho áp dụng án tử hình cho những tội phạm không thuộc những tội nghiêm trọng nhất, bao gồm cướp có sử dụng bạo lực, bắt cóc, tội phạm kinh tế, tội phạm ma túy, tội phạm liên quan đến hoạt động tình dục có sự đồng thuận, hoặc tôn giáo, chính trị gồm tội phản quốc và thành viên của các nhóm chính trị.

Công ước châu Mỹ cấm áp dụng án tử hình cho các cáo buộc chính trị và những cáo buộc thông thường liên quan.

28.5 Những người có thể không phải chịu án tử hình

Tiêu chuẩn quốc tế hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình đối với một số người.

Ủy ban Liên Mỹ quy định rõ rằng Công ước châu Mỹ đòi hỏi một thủ tục cho bị cáo để bị cáo thực hiện tuyên bố về việc cấm hình phạt tử hình trong trường hợp của mình và những khả năng được giảm nhẹ hình phạt. Tòa án cần xem xét những yếu tố trong việc xác định liệu hình phạt tử hình có nên được áp dụng và là một biện pháp thích hợp.

(Xem thêm Chương 25 phần 2 và phần 4- Việc cấm các hình phạt khác)

28.5.1 Trẻ em dưới 18 tuổi

Những người ở độ tuổi dưới 18 vào thời điểm phạm tội có thể không bị kết án tử hình, và bị hành hình, bất kể tuổi tác của họ tại thời điểm xét xử, tuyên án. Nếu có nghi ngờ về việc liệu một cá nhân dưới 18 tuổi, thì họ nên được coi là một đứa trẻ, trừ khi bên công tố chứng minh ngược lại.

Các từ ngữ trong Điều 7 của Điều lệ Ả Rập dường như cho phép một ngoại lệ cho lệnh cấm này nếu được phép của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xảy ra tội phạm. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia thành viên của Điều lệ Ả Rập đều bị cấm áp dụng án tử hình cho bất cứ ai dưới 18 tuổi khi phạm tội, vì họ cũng là thành viên của Công ước bảo vệ quyền trẻ em.

Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban Liên Mỹ cho rằng việc cấm tử hình trẻ em là một tiêu chuẩn bắt buộc của luật pháp quốc tế, bắt buộc đối với tất cả các nước và không cho phép miễn tuân thủ.

(Xem Chương 27 phần 7 mục 3- những bản án cấm áp dụng cho trẻ em)

28.5.2 Người cao tuổi

Công ước châu Mỹ cấm thực hiện hành quyết những người trên 70 tuổi.

Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc đã đề nghị rằng các quốc gia nên thiết lập “một độ tuổi tối đa mà một người có thể không bị kết án tử hình hoặc bị hành quyết”.

Ủy ban Nhân quyền đã nêu quan ngại về việc hành quyết những cá nhân ở độ tuổi cao ở một số nước.

28.5.3 Người tâm thần hoặc rối loạn chức năng

Các quốc gia không được kết án tử hình người tâm thần hoặc rối loạn chức năng. Điều này bao gồm những người đã phát triển các rối loạn tâm thần sau khi bị kết án tử hình.

Tòa án Liên Mỹ cho rằng sự thất bại của nhà nước để thực hiện hoặc thông báo bị cáo và luật sư về quyền đánh giá tâm thần, khi năng lực tâm thần của bị cáo đang tranh cãi, vi phạm quyền của cá nhân xét xử công bằng.

28.5.4 Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang nuôi con nhỏ

Án tử hình có thể không được áp dụng cho phụ nữ mang thai. Điều cấm này được coi là
một chuẩn mực chuyên chế của luật pháp quốc tế.

Án tử hình cũng không được áp dụng cho bà mẹ đang nuôi trẻ nhỏ. Hiến chương Ả Rập đặt ra một thời gian tối thiểu là hai năm cho các bà mẹ cho con bú, và quy định rằng lợi ích tốt nhất của trẻ em phải được cân nhắc đầu tiên.


nguồn:http://www.amnesty.org/fr/library/asset/POL30/002/2014/en/7aa5c5d1-921b-422e-8ca4-944db1024150/pol300022014en.pdf 
 

Tin bài liên quan:

Luật sư phản đối quyết liệt Thông tư 28 của Bộ Công an

Phan Thanh Hung

VNTB- Ở Việt Nam, nói lên sự thật bị coi là tội “tuyên truyền”

Phan Thanh Hung

VNTB – Tại sao Việt Nam gia tăng đàn áp người hoạt động, blogger?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.