Việt Nam Thời Báo

Tầng lớp siêu giàu ở Việt Nam

Trước đây, khi nước Pháp bắt đầu khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế các thuộc địa ở Đông Dương, Việt Nam cũng đã có những doanh nhân giàu có như Bạch Thái Bưởi có tinh thần kinh doanh và ý thức dân tộc mạnh mẽ cạnh tranh với doanh nghiệp Pháp. Trong những ngày trứng nước của Cách Mạng Tháng Tám 1945, gia đình ông Trịnh Văn Bô sẵn sàng bỏ tiền của lên đến 5.000 lạng vàng để ủng hộ cách mạng.

Trong những năm bao cấp, mọi người đều nghèo và thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo năm 1993 lên đến 63% và trong xã hội không ai muốn tỏ ra là mình giàu hơn người khác. Đã xuất hiện nhiều kiểu “giả nghèo, giả khổ”. Hút thuốc ngoại nhãn hiệu 3 số 5 (555) nhưng phải cho vào bao thuốc nội Tam Đảo để che giấu và sợ bị phát hiện…
Ở miền Nam, sau 1975, ba đợt cải tạo với đợt cao điểm X3 năm 1978, “kinh tế mới”, không ai dám tỏ ra mình giàu để có thể lại bị rơi vào diện “cải tạo”.
Như vậy, khác với các nước khác, nơi người giàu đã xuất hiện từ vài trăm năm nay và được xã hội tôn trọng, ở Việt Nam hiện đại, người giàu là một hiện tượng mới lạ, chỉ xuất hiện gần đây trong xã hội sau Đổi Mới. Xã hội đón nhận những người giàu với những cảm xúc khác nhau.
Từ những năm 1990, với những chính sách “cởi trói”, tỷ lệ hộ nghèo nhanh chóng giảm, nhất là ở thành thị, từng bước đã hình thành một tầng lớp doanh nhân mới. Thị trường nguyên sơ, hầu như không có cạnh tranh, có một số người mạnh dạn, chớp được thời cơ, thành đạt trong kinh doanh và giàu lên nhanh chóng trước sự ngỡ ngàng của những bạn bè quen biết còn nghèo. Song, những người giàu vượt trội chỉ xuất hiện sau những đợt phất lên mạnh từ bất động sản, kinh doanh ngân hàng và chứng khoán sau 2007.
Nước ta đã thoát khỏi nhóm nước nghèo năm 2010 và gia nhập nhóm nước có thu nhập thấp trong số các nước có thu nhập trung bình. Xã hội đã xuất hiện những người giàu triệu phú và tỷ phú đô la, một điều rất mới và khá bất ngờ đối với một nước theo “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Những giá trị của xã hội truyền thống bị đảo lộn, những người được ưu đãi theo tem phiếu trước đây nay thấy mình bị yếu thế so với những người mới giàu nổi lên bằng nhiều cách khác nhau.
Số người giàu lên nhanh chóng ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý của thế giới và đã được thống kê và đánh giá là số người giàu tăng lên rất nhanh:
tang lop sieu giau, dai gia, doanh nhan
Tuy vậy, số người giàu ở Việt Nam vẫn còn ít so với các nước trong khu vực. Theo thống kê so sánh dưới đây:
tang lop sieu giau, dai gia, doanh nhan
Thực ra, số người giàu ở Việt Nam là bao nhiêu vẫn là ẩn số. Khác với các nước khác, viên chức và quan chức nhà nước phải hàng năm công bố công khai tài sản và làm rõ của cải tăng lên từ đâu thì ở Việt Nam kê khai tài sản chưa được công bố công khai và càng không được kiểm tra, giám sát độc lập. Dư luận xã hội tin rằng có nhiều quan chức rất giàu và siêu giàu. Đã có một số quan chức sau khi về hưu đã bị phát hiện có quá nhiều nhà, biệt thự sang trọng là tài sản “nổi”, còn tài sản chìm (vàng, ngoại tệ, tiền gửi nước ngoài…) thì chưa ai bị phát hiện. Nếu chỉ căn cứ vào tiền Tầng lớp siêu giàu ở Việt Nam ~ Lê Đăng Doanh tiêu điểm lương, như một Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã phát biểu: “Lương bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp” (*) thì số tài sản lớn đó không giải thích được. Các nhân viên ngoại giao phục vụ ở các đại sứ quán, trong chỗ riêng tư, đã tự nhận mình là “hầu tước” vì phải hầu hạ việc mua bán của các quan chức và phu nhân đi nước ngoài mua sắm đồ xa xỉ.

Thiên đường mua sắm Hồng Kông cho phép thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành nơi tụ hội của những ông, bà siêu giàu ẩn danh, phung phí tiền bạc với hy vọng tiêu xài xả láng mà trong nước không ai biết. Dường như số người giàu ẩn danh đó đang nhiều lên, thế hệ trước được kế tục bởi các thế hệ trẻ hơn. Những người giàu ấy là ai, số lượng bao nhiêu, họ giàu lên bằng cách gì trong khi không hề hoạt động kinh doanh, nộp thuế thu nhập cho ngân sách, họ chiếm bao nhiêu của cải xã hội… Các câu hỏi như vậy sẽ tiếp tục là một dấu hỏi.
Một điều tra các hộ nông nghiệp trên 12 tỉnh từ năm 2002 đến 2014 của ba Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (IPSARD) và Viện Lao động và các vấn đề xã hội (ILSSA) đã cho thấy tỷ lệ người giàu là đảng viên cao hơn mức trung bình của xã hội.

Bên cạnh những người giàu lên bằng kinh doanh chân chính, rất đáng trân trọng, đáng tiếc là đã xuất hiện những “do anh nhân trọc phú”, giàu lên chủ yếu nhờ vào mối “quan hệ”, khai thác tài nguyên, đất đai của đất nước như ăn chênh lệch giá đất, phất lên nhờ bất động sản, chặt phá rừng, khai thác mỏ, tàn phá môi trường… Một số người rất thích khoe giàu bằng chưng diện siêu xe, nhà ở như cung điện, nuôi bồ nhí chân dài, thay nhiều đời vợ, nổi tiếng vì uống rượu ngoại đắt tiền, tiêu xài xa xỉ… và luôn thu hút sự chú ý của báo chí lá cải bằng những hành động hợm hĩnh. Đã có không ít doanh nhân giàu lên bằng những thủ đoạn phi pháp như buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo… và một số đã không ngần ngại đứng lên tuyên bố trong những buổi lễ cam kết sẽ đóng góp bao nhiêu tỷ cho đồng bào bị bão lụt để mua danh rồi không đóng góp một xu nào trong thực tế…

Lớp doanh nhân này là sản phẩm của thể chế, họ giàu được nhờ các thủ đoạn, tận dụng những lỗ hổng của quyền lực không được giám sát, luồn cúi, đút lót để có thể trở nên giàu có mà không cần có kiến thức khoa học – công nghệ, không cần văn hóa nhưng thừa mánh lới và tham vọng. Không ít người trong họ tự cho mình là người đang thực sự tác động được vào quyền quyết định chính sách, chủ trương đầu tư của tỉnh A, bộ B, có thể gọi điện cho anh C, đến gặp anh D bất kỳ lúc nào, sẵn sàng vi phạm pháp luật như đi xe vượt quá tốc độ quy định vì quen biết với các giới chức địa phương…

Họ thực sự đang tự cho phép mình sống trên pháp luật, ngoài pháp luật và thách thức xã hội. Xã hội nước ta rất biết quý và tôn vinh những người thương binh trở thành doanh nhân với tay nghề và lòng quả cảm, họ giàu lên và đóng góp giúp đồng bào, đồng đội. Chúng ta không theo chủ nghĩa khổ hạnh và tôn trọng, hoan nghênh những người làm giàu chân chính, tình nghĩa và chính vì thế xã hội cần phê phán những hành vi phi chuẩn mực, phản văn hóa của một số doanh nhân trọc phú.

Dư luận xã hội có thể lên tiếng nhưng điều quan trọng hơn nhiều là thể chế phải trong sạch, công khai minh bạch, người dân, báo chí có quyền tham gia giám sát quyền lực để hình thành một tầng lớp doanh nhân có trí tuệ, có văn hóa, làm giàu cho mình và đóng góp cho đất nước, đồng bào.

Theo Lê Đăng Doanh (Duyên Dáng Việt Nam)

Tin bài liên quan:

VNTB – Góp ý về tham nhũng, bất bình đẳng và lòng tin vào thể chế chính trị

Phan Thanh Hung

VNTB – Dáng đứng Tân Sơn Nhất: Chính phủ và quân đội đang cùng phe lợi ích?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tổng bí thư: Xây dựng sân bay Long Thành, chúng ta phải có tầm nhìn xa

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo