Việt Nam Thời Báo

Tín hiệu đổi mới trong lãnh vực truyền thông?

“Nếu ta không thắng được đàn chó sói, thì cùng tru với chúng“ .

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng nói ngăn cấm các phương tiện truyền thông xã hội trên mạng là điều không khả thi, cho nên thay vào đó chính quyền phải cung cấp thông tin kịp thời và chính xác để làm tốt công tác tuyên truyền trong thời gian tới. Báo Thanh Niên tường thuật trong buổi họp của Văn phòng chính phủ ngày 15.01.2015 Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu  văn phòng chính phủ  phải làm sao “tổ chức, định hướng thông tin trên mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook một cách nhanh chóng và chính xác khi không thể ngăn cấm người dân.”
wilki-wyjące

Nhận thức này không đơn thuần là sự cao hứng của ông Thủ tướng đang có triển vọng trở thành người lãnh đạo đảng và nhà nước trong kỳ đại hội đảng lần thứ 12, mà là thực tế hiện nay hàng triệu người ở Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội, đó là “nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm „ ép buộc ông phải lên tiếng chỉ đạo:  “điện thoại bật ra là có, lên facebook là đọc được thông tin, mấy chục triệu người dùng internet và mạng xã hội rồi, vậy thì làm sao để thông tin chính thống của chúng ta cũng lên mạng xã hội. Ta không cấm, không ngăn được, vì thế quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác, kịp thời từ đó tạo niềm tin. Ai nói gì thì nói nhưng đây là thông tin chính thống của Chính phủ”.

Theo các số liệu được nhà lãnh đạo Việt Nam trích dẫn, hiện có 30 triệu người Việt Nam sử dụng các trang mạng xã hội để liên kết và tìm kiếm thông tin. Hệ thống trực tuyến đã có ở Việt Nam từ năm 1997. Ba doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các đường dây nhập mạng: Công ty VNTP (Bộ viễn thông), FPT (Bộ khoa học) và Viettel ( Bộ quốc phòng) .Cảnh sát Việt nam mới đây lắp một hệ thống kiểm soát hiện đại FinFisher của công ty Anh Gamma International.Dù bị kiểm soát, làng báo mạng vẫn có thể sử dụng internet để đăng tải thông tin, phản biện phục vụ cho công luận.. Chính quyền đã gia tăng nhiều biện pháp trù đập, bắt bớ các Blogger ,nhưng đã không dập tắt được những nỗ lực đấu tranh cho tự do, công lý và chuyển hóa chế độ độc đảng.Không chỉ dân chúng,mà nhiều đảng viên ngày càng đòi hỏi nhà nước phải công khai thông tin thay vì bưng bít và tuyên truyền một chiều .Nếu nhà nước không đáp ứng thì người dân chỉ còn cách tìm sự thật ở các trang mạng xã hội độc lập. Đây là một thách thức đe dọa sự đôc quyền thông tin của đảng và nhà nước cộng sản. Tục ngữ có nói: „Nếu ta không thắng được đàn chó sói, thì cùng tru với chúng“ .Câu này có lẽ nay được chính quyền cộng sản tuân thủ khi thừa nhận không thể ngăn cấm thông tin trên internet.

Dư luận trong và ngoài nước đánh giá lời tuyên bố cúa Nguyễn Tấn Dũng chỉ là báo hiệu sẽ có thay đổi trong đường lối quản lý hệ thống truyền thông (trên 800 báo in,báo điên tử, truyền hình,truyền thanh..) trong nước dưới sư lãnh đạo của đảng CSVN để chống lại hàng trăm trang mạng xã hội nằm ngoài sự kiềm tỏa của đảng và nhà nước.

Ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong chương trình truyền hình “Đối thoại và Chính sách” của kênh VTV1 tối thứ Tư 14/1 với chủ đề ‘Đối phó với thông tin nguy hại’ cho rằng mục đích của tội phạm internet-mạng xã hội là chống phá Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các cấp của Việt Nam. Ông Tuấn giải thích rằng “hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm là xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân, giảm sút niềm tin của dân với Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết, tạo sự ngờ vực trong xã hội”.

“Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt Nam. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước”.

Nhân quyền và dân quyền vẫn chưa được đảm bảo.

Dân mạng sử dụng Facebook trong những năm qua thường than phiền là họ gặp rất nhiều khó khăn khi truy cập trang Facebook.

Các nước Tây phương và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế nhiều lần tố cáo Việt Nam là bỏ tù nhiều người chỉ vì họ đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà, nhưng Hà Nội vẫn một mực khẳng định họ chỉ bỏ tù những người vi phạm luật pháp mà thôi. Theo tổ chức Human Rights Watch (trụ sở Newyork-Mỹ) nhà nước đã kết án ít nhất 63 Blogger và các nhà hoạt đông dân chủ trong năm 2013 .Cáo buộc những người bị xử án vì phạm luật „Lạm dụng quyền tự do dân chủ „ mà Công sản đưa ra đã bị báo chí thế giới xem là cách ngụy biện vô liêm sỉ.„ Chỉ trong một tháng rưỡi qua, đả có ít nhất 3 Blogger bị bắt .

Trong thông cáo 16.01.2015, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH gồm hơn 100 tổ chức thành viên, nhấn mạnh thành tích nhân quyền Việt Nam không hề có dấu hiệu cải thiện cho nên Cộng đồng Âu châu ( EU) phải dùng cuộc đối thoại Nhân quyền giữa EU và Việt Nam 19.01.2015 tại Brussels ( Bỉ) đưa ra khuyến nghị rõ ràng kèm thời hạn cụ thể để buộc chính phủ Hà Nội  phải thực thi những cải cách.. FIDH nói các khuyến nghị của EU phải bao gồm đề nghị Việt Nam chấm dứt sách nhiễu và bắt bớ tùy tiện các nhà bất đồng chính kiến, giới bảo vệ nhân quyền, các blogger, các tín đồ tôn giáo, cũng như phóng thích ngay lập tức tất cả tù nhân chính trị.

(Theo Vũ Hứa Huyên – Đàn Chim Việt)

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.