Việt Nam Thời Báo

Tổng thống Obama loan báo mở lại các đại sứ quán Mỹ, Cuba

Tổng thống Obama, cùng phó Tổng thống Joe Biden tuyên bố tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc rằng Mỹ và Cuba đã đồng ý mở lại đại sứ quán ở thủ đô của hai nước, ngày 1/7/2015.

Tổng thống Obama, cùng phó Tổng thống Joe Biden tuyên bố tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc rằng Mỹ và Cuba đã đồng ý mở lại đại sứ quán ở thủ đô của hai nước, ngày 1/7/2015.


Victor Beattie
Cập nhật: 02.07.2015 00:08
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay tuyên bố Hoa Kỳ và Cuba đã đồng ý tái lập quan hệ ngoại giao và dự định mở lại các đại sứ quán tại Washington và La Habana vào cuối tháng này, trong diễn biến mới nhất nhằm chấm dứt nhiều năm thù nghịch giữa hai nước.
Tổng thống Obama cho hay Ngoại trưởng John Kerry sẽ đi La Habana vào mùa hè này để thượng quốc kỳ Mỹ lên đại sứ quán đầu tiên tại đó kể từ 5 thập niên.
Lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ và thành tích nhân quyền của Cuba nằm trong số các vấn đề còn ngăn trở việc bình thường hóa quan hệ, đã bị cắt đứt sau cuộc cách mạng của Fidel Castro.
Phục hồi bang giao chính thức là bước mới nhất trong tiến trình kể từ khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro loan báo hồi tháng 12 năm ngoái rằng hai nước sẽ nối lại bang giao.
Hai nhà lãnh đạo đã mở các cuộc hội đàm trực diện tại Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama hồi tháng 4.
Sau gần 7 tháng thương thảo, Hoa Kỳ và Cuba hôm nay loan báo một thỏa thuận mở lại các đại sứ quán ở Washington và La Habana, trong một biến chuyển mới nhất nhằm chấm dứt nhiều thập niên thù nghịch. Biện pháp cấm vận thương mại của Mỹ và thành tích nhân quyền của Cuba vẫn còn nằm trong những vấn đề còn gây trở ngại cho việc bình thường hóa quan hệ đã bị cắt đứt sau cuộc cách mạng của Fidel Castro năm 1961.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ có mặt tại lễ thượng quốc kỳ Mỹ lên đại sứ quán đầu tiên tại Havana kể từ 5 thập niên.Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ có mặt tại lễ thượng quốc kỳ Mỹ lên đại sứ quán đầu tiên tại Havana kể từ 5 thập niên.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại La Habana dự kiến sẽ mở cửa lại vào cuối tháng này và Ngoại trưởng John Kerry đã tỏ ý cho thấy ông sẽ đi dự lễ thượng kỳ. Việc phục hồi bang giao chính thức là bước mới nhất trong tiến trình kể từ khi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro thông báo hồi tháng 12 năm ngoái rằng hai nước sẽ nối lại quan hệ ngoại giao.
Cả hai nhà lãnh đạo đã mở các cuộc hội đàm trực diện tại Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama hồi tháng 4. Qua tháng 5, Hoa Kỳ đã gạt Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố, một quyết định được coi là cấp thiết cho việc phục hồi quan hệ ngoại giao.
Phát biểu qua lời một thông dịch viên hồi hôm qua tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Brazil đang ở thăm Hoa Kỳ, bà Dilma Rousseff hoan nghênh quan hệ nồng ấm trở lại và tác động của sự kiện đối với phần còn lại của châu Mỹ Latinh.
“Điều quan trọng là xóa sạch những vết tích cuối cùng còn rơi rớt lại từ thời Chiến tranh Lạnh, và chung cuộc nâng cao quan hệ giữa Hoa Kỳ và toàn thể khu vực. Tôi xin xác nhận tầm quan trọng của hành động đó đối với tất cả châu Mỹ Latinh và đối với hòa bình thế giới nói chung. Đây là một tấm gương quan trọng về bang giao để noi theo.”

Phục hồi các dịch vụ

Dịch vụ hàng không và tàu phà thương mại giữa hai nước đã, hoặc đang được phục hồi và những hạn chế thông tin liên lạc đã được nới lỏng, mặc dầu công dân Hoa Kỳ chỉ có thể du hành qua Cuba theo những quy định có giới hạn.
Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại, trong đó là việc Hoa Kỳ cấm vận thương mại Cuba mà chỉ Quốc hội mới có quyền bãi bỏ.

Chỉ mới trong tuần trước, Washington đã công bố bản phúc trình thường niên về nhân quyền, đề cập đến Cuba là nước vi phạm các quyền tự do cơ bản trong năm 2014, trong đó có việc bắt giữ tùy tiện những người bất đồng chính kiến và hạn chế việc tiếp cận thông tin độc lập và không bị kiểm duyệt.

Mở lại đại sứ quán

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro bắt tay tại Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ ở Panama City ngày 11 Tháng 4, 2015.Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro bắt tay tại Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ ở Panama City ngày 11 Tháng 4, 2015.
Nhà phân tích Châu Mỹ Latinh Mark Jones của trường Đại học Rice tin rằng việc mở cửa các đại sứ quan sẽ giúp cả hai nước giải quyết các vấn đề như thế.
“Điều mà việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và một đại sứ quán sẽ làm được là cho phép các nước bắt đầu giải quyết loạt vấn đề mà cả hai nước đang phải đối đầu — cho dù là những vi phạm nhân quyền ở Cuba và những vấn đề có liên quan đến việc bồi thường cho công dân Hoa Kỳ, và còn cả những vấn đề có liên quan đến những người đang bị các cơ quan công lực Hoa Kỳ truy nã hiện đang cư trú ở Cuba và có một biện pháp nào đó đối với những người đã bị tố cáo về những trọng tội, ở Hoa Kỳ và đã chạy trốn qua Cuba. Có nhiều phần chắc Cuba sẽ trở thành nơi trú ẩn ngày càng kém an toàn hơn cho những cá nhân ấy trong những năm sắp tới.”
Tuy nhiên, ông Jones không nhất thiết trông đợi các quan hệ nồng ấm trở lại sẽ thay đổi hệ thống độc đảng Cộng sản của Cuba. Ông nói những người Tây phương khác đã đi thăm đảo quốc trong vùng Caribe này từ nhiều thập niên mà không hề có thay đổi trong hệ thống chính quyền.

Vấp phải chỉ trích

Quốc kỳ Mỹ và Cuba.Quốc kỳ Mỹ và Cuba.
Trong một tuyên bố, dân biểu đại diện tiểu bang Florida bà Ileana Ros-Letinen lên án quyết định mở lại một đại sứ quán là khuyến khích chế độ Castro “tiếp tục tấn công nhắm vào người dân Cuba.” Bà nói mở cửa đại sứ quán “sẽ không giúp ích gì cho nhân dân Cuba và chỉ là một mưu toan tầm thường khác để Tổng thống Obama tìm cách ghi thêm thành tích vào di sản của ông.
Nhà phân tích về Cuba của trường Baruch ở New York, ông Ted Henken nói các chính sách chống chế độ mà bà Ros-Lehtinen ủng hộ không giúp ích gì cho việc cải thiện nhân quyền của dân chúng Cuba.
“Sách lược của bà, sách lược mà bà tán đồng, đã thất bại. Bà ở lề trái của vấn đề này. Có quan hệ ngoại giao với Cuba không có nghĩa là chúng ta tán thành chính phủ Cuba, hay tán thành cung cách họ đối xử với người dân Cuba. Tôi nghĩ chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn để gây một hình thức ảnh hưởng nào đó ở Cuba bằng một mối quan hệ mang tính cách giao tiếp, đem lại sức mạnh hơn là một mối quan hệ cô lập hóa là gây nghèo khó cho chính phủ và nhân dân Cuba.”
Ông Henken nói điều quan trọng về chính sách đối với Cuba thay đổi có liên quan đến quyền lợi và ảnh hưởng của Mỹ, chứ không phải với sự thay đổi chính thể.
“Đây không phải là một viên đạn thần kỳ – không phải là sự nhân nhượng đối với chế độ độc tài Cuba. Đây là sự nhân nhượng đối với dân chúng Hoa Kỳ – đây là một sự nhân nhượng đối với chủ nghĩa thực dụng và sự hợp lý.”
Ông Henken cho rằng quan hệ bình thường có thể nuôi dưỡng sự hợp tác về những vấn đề như môi trường, cấm chỉ ma túy, người tỵ nạn và đoàn tụ gia đình. Theo ông, với bang giao được cải thiện, chính phủ Cuba sẽ không còn có thể viện cớ sự đối địch của Hoa Kỳ như một lý do để đàn áp dân chúng Cuba và sẽ bị đặt dưới áp lực ngày càng nhiều phải thỏa mãn các yêu sách của họ.
VOA

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo