Chính phủ Trung Quốc vừa tìm ra giải pháp khá sáng tạo để thanh toán hơn 3 nghìn tỷ USD trái phiếu của chính quyền địa phương.
Trong thông báo ngày 8/3, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, chính quyền các địa phương được phép chuyển đổi tối đa 1 nghìn tỷ nhân tệ (160 tỷ USD) trái phiếu lợi suất cao, đã đáo hạn thành trái phiếu chính quyền địa phương lợi suất thấp với thời gian đáo hạn mới.
Để chuyển đổi trái phiếu, Trung Quốc sẽ mất 3-5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ Trung Quốc sẽ có thêm thời gian để giải quyết “núi nợ” hơn 3 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công cụ huy động vốn của chính quyền địa phương đều có thể chuyển đổi thành trái phiếu chính quyền địa phương. Chỉ nợ của những dự án công như đường cao tốc, tàu điện ngầm,…, mới được xem là nợ của chính quyền địa phương. Nói cách khác, chính quyền địa phương không có nghĩa vụ thanh toán những khoản nợ của dự án tư nhân, Hội đồng Nhân dân Trung Quốc cho biết hồi tháng 10.
Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đánh giá rất tích cực về kế hoạch giải quyết nợ địa phương của chính phủ Trung Quốc. Kế hoạch hoán đổi này chắc chắn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tái cấp vốn cho những trái phiếu đáo hạn trong năm nay, theo phó chủ tịch Ivan Chung tại Moody’s. Trước đó, Moody’s từng cảnh báo, kế hoạch phát hành 500 tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính quyền địa phương và đấu giá 100 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt của Bộ Tài chính Trung Quốc không thể đáp ứng hết nhu cầu huy động vốn của chính quyền các địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi được bỏ ngỏ như, giới đầu tư có buộc phải tham gia vào chương trình hoán đổi hay không, độ minh bạch của chương trình này như thế nào và liệu việc hoán đổi có ảnh hưởng đến nguồn cung tài chính của Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao cho biết, hoán đổi trái phiếu là cách để đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính khi chính phủ minh bạch hóa quá trình huy động vốn.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Yao Wei tại Societe Generale, chuyển đổi trái phiếu là một bước đi hợp lý của chính phủ Trung Quốc. Biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro ngắn hạn về thanh khoản cho chính quyền các địa phương.
Mức độ rủi ro trên thị trường trái phiếu Trung Quốc ghi nhận phiên tăng mạnh nhất 2 tháng qua trong ngày 10/3. Công ty chứng khoán Mizuho ước tính, tổng nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc hiện là 25 nghìn tỷ nhân dân tệ – cao hơn cả quy mô nền kinh tế Đức.
Từ khi ban hành luật năm 1994 cấm chính quyền địa phương trực tiếp phát hành trái phiếu, hàng nghìn quỹ được thiết lập nhằm huy động vốn cho các dự án, từ hệ thống xử lý nước thải đến tàu điện ngầm. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách kiềm chế hoạt động vay vốn của các chính quyền địa phương; đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2015.
Để chuyển đổi trái phiếu, Trung Quốc sẽ mất 3-5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ Trung Quốc sẽ có thêm thời gian để giải quyết “núi nợ” hơn 3 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công cụ huy động vốn của chính quyền địa phương đều có thể chuyển đổi thành trái phiếu chính quyền địa phương. Chỉ nợ của những dự án công như đường cao tốc, tàu điện ngầm,…, mới được xem là nợ của chính quyền địa phương. Nói cách khác, chính quyền địa phương không có nghĩa vụ thanh toán những khoản nợ của dự án tư nhân, Hội đồng Nhân dân Trung Quốc cho biết hồi tháng 10.
Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đánh giá rất tích cực về kế hoạch giải quyết nợ địa phương của chính phủ Trung Quốc. Kế hoạch hoán đổi này chắc chắn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tái cấp vốn cho những trái phiếu đáo hạn trong năm nay, theo phó chủ tịch Ivan Chung tại Moody’s. Trước đó, Moody’s từng cảnh báo, kế hoạch phát hành 500 tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính quyền địa phương và đấu giá 100 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt của Bộ Tài chính Trung Quốc không thể đáp ứng hết nhu cầu huy động vốn của chính quyền các địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi được bỏ ngỏ như, giới đầu tư có buộc phải tham gia vào chương trình hoán đổi hay không, độ minh bạch của chương trình này như thế nào và liệu việc hoán đổi có ảnh hưởng đến nguồn cung tài chính của Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao cho biết, hoán đổi trái phiếu là cách để đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính khi chính phủ minh bạch hóa quá trình huy động vốn.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Yao Wei tại Societe Generale, chuyển đổi trái phiếu là một bước đi hợp lý của chính phủ Trung Quốc. Biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro ngắn hạn về thanh khoản cho chính quyền các địa phương.
Mức độ rủi ro trên thị trường trái phiếu Trung Quốc ghi nhận phiên tăng mạnh nhất 2 tháng qua trong ngày 10/3. Công ty chứng khoán Mizuho ước tính, tổng nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc hiện là 25 nghìn tỷ nhân dân tệ – cao hơn cả quy mô nền kinh tế Đức.
Từ khi ban hành luật năm 1994 cấm chính quyền địa phương trực tiếp phát hành trái phiếu, hàng nghìn quỹ được thiết lập nhằm huy động vốn cho các dự án, từ hệ thống xử lý nước thải đến tàu điện ngầm. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách kiềm chế hoạt động vay vốn của các chính quyền địa phương; đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2015.
Nguồn DVO/ Bloomberg