Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 27/3/2015, Tiến sỹ Trần Tuấn, lãnh đạo một trung tâm nghiên cứu, đào tạo về chính sách cộng đồng thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bình luận về nhân cách và trách nhiệm xã hội của lãnh đạo Đại học này:
“Có thể trong hệ thống hành chính, có ai đó ép chúng ta phải làm theo ý của trên, tôi nghĩ rằng khi một quyết định từ trên đưa ra, cũng có rất nhiều cách khác nhau để xem xét ứng xử chuyện này.
Trong trường hợp anh theo ý kiến ở trên, sai cũng làm theo, thì chắc chắn anh liên đới trách nhiệm, và anh phải biết hậu quả của cái sai đó.TS. Trần Tuấn
“Trong trường hợp này chúng ta phải xem lại là khi một quyết định ở trên ép xuống như vậy, thì có đúng thực sự có hay không, và có đúng trên ép xuống?
“Giả sử trong trường hợp có thực sự ép xuống, bắt phải làm (ra Thông báo), tôi nghĩ rằng người ta bắt anh phải làm, nhưng chúng ta đều biết rồi, có những việc đúng hoặc là việc sai, anh nhận thấy nếu anh đúng, anh làm…
“Trong trường hợp anh theo ý kiến ở trên, sai cũng làm theo, thì chắc chắn anh liên đới trách nhiệm, và anh phải biết hậu quả của cái sai đó.
“Có thể trong trường hợp này họ thấy rằng hậu quả cũng không chết ai chăng, cho nên họ cứ làm, thì cái đấy là do nhận thức của họ.
“Và tôi cho rằng trong điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị hiện nay mà những hành động như thế, những suy nghĩ như thế mà vẫn cho rằng là đúng để mà làm, thì tôi cho rằng hoàn toàn lạc lõng, không còn phù hợp,” Tiến sỹ Trần Tuấn nói.
(Theo BBC)